Bà bầu bị thận ứ nước có sao không? Cách trị an toàn, hiệu quả

Mang thai là một điều thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ, bên cạnh những niềm vui thì họ còn phải chịu đựng những triệu chứng bệnh phát sinh. Trong đó bà bầu bị thận ứ nước là một căn bệnh thường gặp hiện nay khiến cho các chị em cảm thấy hoang mang không biết có ảnh hưởng gì đến bé hay không? Cùng đi tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị thận ứ nước

Thận ứ nước nói chung chính là hiện tượng thận bị tổn thương làm cho chúng sưng to đồng thời bị giãn ra. Từ đó làm cho nước tiểu của người bệnh bị ứ đọng, không thể thoát được hoàn toàn nước qua hệ bài tiết. Ứ nước sẽ xảy ra ở 1 bên thận hoặc là cả hai.

Đối với ứ nước của bà bầu thường xảy ra từ 20 tuần của thai kỳ trở đi, thai nhi trong bụng sẽ phát triển cực nhanh. Từ đó sẽ làm cho một số bộ phận của người mẹ như đường tiết niệu hay bàng quang bị chèn ép lớn. Việc chèn ép này sẽ rất dễ gây ra bệnh thận.

bà bầu bị thận ứ nước

Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của một số nguyên nhân khác như:

  • Bà bầu bị bệnh sỏi thận: Đây cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thận ứ nước ở bà bầu. Thủ phạm chính là các viên sỏi được hình thành làm tắc đường tiết niệu, đường nước của thận.
  • Hẹp bộ phận niệu quản, niệu đạo: Khi mà bà bầu bị hẹp ở hai bộ phận này thì viêm nhiễm rất có thể phát triển. Việc mổ để lấy sỏi hay sẹo để lại do vết mổ cũng có thể làm hẹp phần niệu đạo. Từ đó gây ra bệnh ứ nước ở thận.
  • Bà bầu bị ung thư: Đó có thể là ung thư bàng quang, phần cổ tử cung hay một số các cơ quan trong cơ thể khác.
  • Bên cạnh đó thì bệnh còn được phát sinh bởi một vài nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém như việc bí tiểu, xuất hiện cục máu đã đông ở thận, ở tiết niệu hay bà bầu đã từng bị chấn thương ảnh hưởng đến thận và đường tiết niệu.

Thận ứ nước khi mang thai có sao không?

Đây là một câu hỏi của tất cả các bà bầu khi biết mình đang gặp phải căn bệnh này. Việc bệnh thận ứ nước có nguy hiểm với cả mẹ và bé hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên theo như thống kê cho thấy có khoảng đến 75% số bà bầu đang mang bầu phát hiện ra được mình bị thận ứ nước mà thôi, số còn lại không phát hiện ra.

Trong số 75% số người phát hiện ra thì lại chỉ có khoảng 85% số người không cần quá lo lắng về việc chữa trị do thai nhi vẫn phát triển tốt và khỏe mạnh. Chính vì vậy các bà bầu cũng nên yên tâm vì đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm cũng như ảnh hưởng lớn đến bé.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh thận ứ nước được Y học chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau, từ 1 – 4. Nên ngay khi phát hiện được một số dấu hiệu sau đây, các mẹ cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để thăm khám, ngăn chặn sự nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Ở cấp độ thứ nhất của thận ứ thì nó thường gây ra cho hai bên bụng của bà bầu những cơn đau. Tuy nhiên những cơn đau này không dừng lại ở một chỗ mà nó sẽ lan sang cả mạn sườn. Khi di chuyển cũng sẽ đau nên làm cho bà bầu không thể đi một cách tự nhiên. Thậm chí cơn đau còn lên xuống hông và xuống háng.
  • Bên cạnh những cơn đau phổ thông thì bà bầu còn có thể cảm thấy một số dấu hiệu khác như choáng váng đầu óc, buồn nôn, ra mồ hôi nhiều, đi tiểu có ra máu,…

Thận ứ nước khi mang thai có sao không

Cách trị thận ứ nước cho bà bầu

Hiện nay, có nhiều cách điều trị khác nhau để giúp cải thiện cũng như hạn chế ở mức tối đa nhất những biến chứng mà bệnh có thể xảy ra. Việc cần làm đầu tiên đối với mỗi bà bầu chính là nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Từ đó các bác sĩ sẽ nắm bắt được nguyên nhân hình thành bệnh và đề xuất cách chữa trị hiệu quả nhất. Một số phương pháp dưới đây các bà bầu có thể áp dụng, bao gồm:

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Mẹ bầu nên uống nhiều nước, nhất là một vài loại nước từ trái cây ép. Chúng có lợi ích rất tốt cho cơ thể giúp cho chức năng về bài tiết hay việc thải độc của thận luôn được duy trì ở mức tốt nhất. Đồng thời chú ý tránh sử dụng các chất kích thích hay nước có ga không tốt cho cơ thể.

Giữ tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Luôn giữ được tinh thần thoải mái, tăng cường bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt việc này còn giúp chức năng của thận được tăng cường, hạn chế bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Nghỉ ngơi đúng, đủ

Bà bầu cần chú ý nghỉ ngơi đúng, đủ và hợp lý. Hạn chế việc đứng, di chuyển nhiều, không cần thiết trong một ngày. Đặc biệt nhất là cần tránh các hoạt động quá sức như mang vác vật nặng, với đồ trên cao.

Cách trị thận ứ nước cho bà bầu

Tránh ăn đồ ăn nhiều muối, đường

Cần hạn chế sử dụng một vài món ăn có chứa nhiều đường, nhiều muối. Nguyên nhân là do nó ảnh hưởng không tốt đến chức năng lọc, thải của thận.

Áp dụng biện pháp dân gian

Bên cạnh những cách điều trị an toàn trên thì mẹ bầu cũng có thể tìm kiếm thêm một số phương pháp chữa bệnh bằng dân gian như từ lá đại bi, hoa hồng hay kim tiền thảo,… Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc này thì các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, tránh trường hợp xảy ra hậu quả không mong muốn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến nguyên nhân bà bầu bị thận ứ nước và cách điều trị mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các mẹ bầu những sự chia sẻ thật sự bổ ích nhất để từ đó có phương án ngăn chặn bệnh và điều trị kịp thời. Chúc cho cả mẹ và bé luôn được khỏe mạnh, chào đời bình an,

Cập nhật mới nhất vào ngày 6 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

thận ứ nước ở trẻ em
Thận ứ nước ở trẻ em triệu chứng nhận biết? Bệnh có tự khỏi không?

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong rất nhiều bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, không chỉ Tìm hiểu thêm

Chi phí mổ thận ứ nước độ 2
Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không? Chi phí mổ bao nhiêu?

Thận ứ nước độ 2 vẫn là giai đoạn nhe của bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán Chẩn Tìm hiểu thêm

thận ứ nước nên ăn gì
Thận ứ nước nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Ăn trái cây nào tốt?

Thận ứ nước nên ăn gì, kiêng ăn gì hay nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ quá trình Tìm hiểu thêm

giãn đài bể thận
Giãn đài bể thận là gì? Có nguy hiểm không? Thuốc điều trị

Giãn đài bể thận là một căn bệnh liên quan đến thận thường gặp hiện nay. Đây là một trong Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *