Bệnh phong thấp là gì? Triệu chứng phong tê thấp ra mồ hôi tay chân

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân thường phổ biến ở người lớn và hiện nay tỉ lệ mắc căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Vậy, phong thấp là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng phong tê thấp cũng như cách trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp hay phong tê thấp là cái tên được dân gian sử dụng để chỉ những triệu chứng nhức mỏi, đau đớn diễn ra tại khớp, gân và cơ. Theo y học hiện đại, cái tên này dùng để chỉ các bệnh gây đau đớn, nhức mỏi cơ thể nói chung như loãng xương, viêm khớp, thoái hoá khớp, thấp khớp và viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp). Tuy vậy, hiện nay khi nói tới phong thấp, người ta chủ yếu muốn nhắc đến viêm khớp dạng thấp.

Bệnh lý này khá phổ biến ở người cao tuổi và trung niên, đặc biệt là nhóm người thường xuyên lao động nặng, làm việc/sống trong điều kiện thời tiết ẩm, lạnh, người suy nhược cơ thể. Căn bệnh trên không những gây nhức mỏi, sưng đau xương khớp, hạn chế khả năng hoạt động của người bệnh mà còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, ăn uống kém, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…

Bệnh phong thấp

Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến phong thấp, trong đó bao gồm nhóm nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh. Sau đây là các nguyên nhân hay gặp phải nhất:

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng, bệnh lý này diễn ra do vệ khí (sức đề kháng) của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàn, phong và thấp xâm nhập vào cơ thể qua da, lỗ chân lông rồi di chuyển tới kinh lạc sau đó lan ra toàn bộ cơ thể. Điều này làm rối loạn khí huyết, tắc nghẽn kinh mạch, dẫn tới ứ trệ, cuối cùng gây nên bệnh phong thấp.

Theo y học hiện đại

Một số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh trên theo y học hiện đại là:

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao, nguy cơ bùng phát các bệnh mạn tính về xương khớp càng lớn. Vì tới một độ tuổi nhất định, cơ thể sẽ bắt đầu thoái hoá, dây chằng, mô sụn và các bộ phận cấu tạo nên ổ khớp sẽ suy yếu dần, dễ bị đau nhức và tổn thương khi phải chịu tác động.
  • Giảm lượng estrogen: Ngoài chức năng chi phối sinh sản và sinh lý, loại hormone này còn tác động tới sức khoẻ tổng thể cũng như sức khỏe hệ xương khớp. Giảm lượng hormone estrogen sẽ làm hệ xương khớp bị suy yếu, dễ gặp thương tổn và thoái hoá nhanh hơn. Sụt giảm estrogen cộng thêm tác động từ quá trình lão hoá chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên phong tê thấp ở nữ giới.
  • Di truyền: Bệnh lý này mang tính chất gia đình, tức là có thể di truyền từ đời này sang đời sau. Đa số bệnh nhân đều có người trong gia đình bị căn bệnh này hoặc những bệnh lý tự miễn khác.
  • Tính chất công việc: Căn bệnh trên thường xảy đến với những người thường xuyên lao động nặng hoặc làm việc ở nơi có độ ẩm cao như công nhân chế biến hải sản, thuỷ sản, dệt may,…
  • Do nhiễm virus, vi khuẩn: Trên thực tế, bệnh cũng có thể xảy ra do các loại vi khuẩn, virus như Epstein Barr, Parvovirus B19, cúm,… xâm nhập vào cơ thể. Các bệnh nhiễm trùng thường chỉ khiến cơ thể đau nhức trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, dứt điểm thì vi khuẩn và virus có thể lan tới ổ khớp làm thương tổn mô sụn, sưng đỏ khớp và hạn chế khả năng hoạt động.
  • Thay đổi thời tiết: Triệu chứng đau mỏi xương khớp do bệnh thường diễn ra khi trời đột ngột chuyển lạnh. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ hạ thấp sẽ làm co mạch máu, gây ra hiện tượng thiếu oxy, dưỡng chất tại khớp, từ đó quá trình tiết dịch nhờn cũng giảm đi. Điều này khiến cho ổ khớp bị tê cứng, đau nhức và hạn chế vận động khi thời tiết giao mùa.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Tỷ lệ mắc phong tê thấp sẽ tăng cao nếu bệnh nhân có một số tình trạng như béo phì, thừa cân, tiểu đường, hệ miễn dịch kém, ít vận động, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thường xuyên uống rượu bia,…

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Triệu chứng bệnh phong thấp

Bệnh lý này có mức độ và triệu chứng khá đa dạng tùy thuộc vào sức khoẻ, tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Một số dấu hiệu điển hình là:

  • Tại bàn chân, bàn tay, khớp vai, cổ, lưng hoặc gối xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội.
  • Hiện tượng đau nhức có thể diễn ra tại một khớp riêng lẻ hoặc khởi phát cùng lúc tại nhiều khớp trên cơ thể.
  • Đau nhức kèm theo tê cứng, đỏ rát, sưng nóng và suy giảm chức năng vận động.
  • Người sốt nhẹ, khó chịu và mệt mỏi.
  • Một số bệnh nhân có thể mắc phong tê thấp ra mồ hôi tay chân (chứng đau nhức xương khớp đi kèm hiện tượng mồ hôi ra bất thường tại các chi).
  • Bệnh diễn ra trong thời gian dài gây mất ngủ, ăn uống kém, sụt cân, suy nhược cơ thể và hạn chế khả năng di chuyển, vận động.

Những triệu chứng này có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời, thương tổn tại ổ khớp sẽ trở nên nặng nề và kéo theo nhiều biến chứng phức tạp.

Phong thấp có nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp phổ biến nhất ở nhóm người cao tuổi. Căn bệnh này thường phát triển chậm, dai dẳng và có thể trở thành mạn tính. Bệnh kéo dài gây thương tổn mô sụn, suy giảm khả năng di chuyển, vận động, nguy hiểm hơn có thể tàn phế. Ngoài các biểu hiện tại chỗ, bệnh còn tác động xấu tới một số bộ phận khác như mắt, phổi, thận, dây thần kinh, da,…

Do đó, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, biến dạng khớp, suy giảm hoặc mất chức năng vận động, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe thể chất.

Bên cạnh đó, căn bệnh trên còn gây tê cứng, sưng đỏ, đau nhức khớp khiến cho năng suất làm việc, lao động sụt giảm, đồng thời cũng gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, các cơn đau thường diễn ra với mức độ mạnh vào ban đêm (do tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ). Điều này không những làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi mà còn tác động xấu tới chất lượng giấc ngủ.

Phong thấp có chữa được không?

Hiện nay, các biện pháp chữa phong thấp tuy nhiều nhưng chưa có phương pháp nào chữa được bệnh một cách dứt điểm hoàn toàn. Mục đích điều trị chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng bệnh, giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh và phòng ngừa các biến chứng phức tạp xảy ra.

Phong thấp có chữa được không

Cách trị phong thấp

Ngày nay, có khá nhiều biện pháp chữa trị bệnh lý này. Mỗi biện pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bác sỹ sẽ dựa vào giai đoạn bệnh, độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi và thể trạng của người bệnh để đưa ra các phương pháp trị liệu thích hợp.

Phương pháp trị liệu theo y học hiện đại

Trị bệnh theo y học hiện đại có ưu điểm là tiện lợi, hiệu quả nhanh, tác dụng đem lại đồng nhất vì không phụ thuộc nhiều vào cơ địa bệnh nhân.Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc tân dược đều gây tác động xấu tới thận, gan và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề khi lạm dụng thuốc lâu dài.

Một số phương pháp trị liệu hiện nay được áp dụng nhiều là:

Thuốc trị phong thấp ra mồ hôi tay chân

Đối với căn bệnh trên, đây là biện pháp chữa trị chính. Trong các loại thuốc điều trị phong thấp, DMARDs – thuốc chống thấp khớp có tác dụng bảo vệ sụn và làm chậm tốc độ phát triển bệnh. Trong khi chờ thuốc chống thấp khớp phát huy tác dụng, một số loại thuốc gồm thuốc kháng viêm steroid, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau sẽ được dùng để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Đối với các ca bệnh nặng, có thể cân nhắc chỉ định thuốc sinh học.

Phẫu thuật

Biện pháp can thiệp ngoại ngoa này có thể được sử dụng với trường hợp đã có biến chứng (mòn toàn bộ sụn khớp, biến dạng khớp,…). Phẫu thuật sẽ được tiến hành với mục đích giúp cấu trúc của ổ khớp phục hồi, giảm đè ép lên mô mềm, dây chằng, lấy lại khả năng vận động cho bệnh nhân.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này tuy có tác dụng khá chậm nhưng đem lại hiệu quả dài lâu. Những kỹ thuật thuộc phương pháp trên như siêu âm, bài tập vận động, nhiệt trị liệu,… có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, cải thiện đáng kể khả năng vận động.

Chữa bệnh bằng y học hiện đại đem đến hiệu quả đồng nhất và nhanh chóng. Tuy nhiên, những phương pháp này thường có giá thành cao, ảnh hưởng đến thận, gan và có thể gây ra tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Cách trị bệnh phong thấp

Trị phong thấp tại nhà theo y học cổ truyền

Khác với y học hiện đại, y học cổ truyền phân loại phong thấp thành các thể bệnh dựa theo triệu chứng lâm sàng và căn nguyên gây bệnh. Tiếp đến, phương pháp này sử dụng các dược liệu có công dụng tương ứng để giảm tê bì, đau nhức, điều hoà kinh mạch, cải thiện các căn nguyên gây bệnh,…

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền hiện đang được áp dụng rộng rãi:

Bài thuốc chữa bệnh thể phong tý (hành tý)

Để thực hiện bài thuốc bạn cần chuẩn bị phòng phong, tỳ giải, khương hoạt, đương quy, uy linh tiên và ý dĩ mỗi loại 12g, bạch linh, quế chi, ma hoàng, bạch chỉ, và tần giao mỗi loại 8g, hy thiêm, thương nhĩ tử và thổ phục linh mỗi loại 16g. Các loại thảo dược này bạn đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang tới khi khỏi bệnh. Bài thuốc trên phù hợp với bệnh nhân đau nhiều khớp cùng lúc, sợ gió, mạch phù và có rêu trắng ở lưỡi.

Bài thuốc chữa bệnh thể hàn tý (thống tý)

Với bài thuốc này bạn chuẩn bị xuyên khung, uy linh tiên, thiên niên kiện, quế chi, ngưu tất, hoàng kỳ, can khương, ma hoàng, xương truật và bạch linh 8g mỗi loại, ý dĩ và thương nghĩ tử 12g mỗi loại. Các loại thảo dược đã chuẩn bị bạn đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Bài thuốc trên phù hợp với bệnh nhân bị đau nhức dữ dội ở 1 khớp nhất định, sợ lạnh, chân tay lạnh, đau nhiều hơn khi thời tiết lạnh và mức độ cơn đau giảm đi nếu chườm ấm.

Bài thuốc chữa bệnh thể trước tý (thấp tý)

Dấu hiệu đặc trưng của thể bệnh này gồm đau mỏi khớp (đa số là đau tại 1 khớp) và cơ bắp kèm theo tình trạng mạch như hoãn, tê bì, vận động khó khăn và nhạt miệng.

Để chữa trị thể bệnh này, bạn sử dụng ngũ gia bì, hoàng kì, đan sâm, đẳng sâm, bạch chỉ và xương truật mỗi loại 12g, ô dược, quế chi, xuyên khung, khương hoạt, độc hoạt, ma hoàng, phòng phong và ngưu tất mỗi loại 8g, cùng với 6g cam thảo và 16g ý dĩ. Sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cách trị bệnh phong thấp

Xem thêm Bệnh thấp khớp là gì? Triệu chứng và cách chữa tại nhà

Phong thấp nên ăn gì?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý để góp phần đẩy lùi căn bệnh này. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt lanh, đậu xanh, vừng, hạt bí, hạt hướng dương,… chứa một lượng lớn canxi – dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe hệ xương khớp.
  • Nghệ vàng: Nhờ chứa một lượng lớn curcumin, đây là loại thực phẩm nổi tiếng với công dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục khớp bị tổn thương và ức chế hiện tượng viêm. Một số thực phẩm giàu vitamin C là bưởi, quýt, chanh, cam, đu đủ, dâu tây, ớt chuông, cà chua, rau xanh,…
  • Dứa: Enzyme bromelain có trong dứa có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá, làm dịu cơn đau và giảm sưng tại vị trí khớp bị bệnh.
  • Trà xanh và các chế phẩm: Trong loại thực phẩm này chứa nhiều EGCG – chất chống oxy hoá mạnh với công dụng giảm sưng đau, kháng viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, vitamin K trong trà xanh còn giúp làm giãn mạch máu, nhờ đó máu có điều kiện thuận lợi để đưa oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng, phục hồi khớp gặp thương tổn.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, các loại đậu, táo, chuối, yến mạch,… sẽ giúp bạn tăng chuyển hoá chất dinh dưỡng, thải độc, cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh phong thấp mà chúng tôi muốn gửi tới độc giả. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhé.

Cập nhật mới nhất vào ngày 6 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Đau nhức xương khớp nên ăn gì
Đau nhức xương khớp nên ăn gì tốt? Kiêng ăn gì giảm đau nhanh?

Đau nhức xương khớp nên ăn gì là tốt và kiêng ăn gì là những thắc mắc mà hầu hết Tìm hiểu thêm

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?

Viêm khớp cổ tay là một bệnh lý làm mất đi sự linh hoạt ở cổ tay, nếu không chữa Tìm hiểu thêm

Xương khớp Nhất Nhất
Xương khớp Nhất Nhất có tốt không? Giá bao nhiêu tiền một hộp

Xương khớp Nhất Nhất là một tên gọi đã quá quen thuộc đối với những ai đã và đang gặp Tìm hiểu thêm

Viêm đa khớp
Viêm đa khớp là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Viêm đa khớp là căn bệnh thường gặp ở rất nhất nhiều người, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *