Creatinin chỉ số bình thường là bao nhiêu? Creatinin tăng trong suy thận

Creatinin là một chất có trong máu. Trong y học, chất này đóng vai trò quan trọng đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng chức năng của thận. Nội dung bài viết bên dưới sẽ cùng bạn tìm hiểu về Creatinin và vai trò của nó trong chẩn đoán bệnh thận.

Creatinin là gì?

Creatinin là một chất cặn bã hay là một kết quả của một quá trình phản ứng trong cơ thể và được thải ra ngoài môi trường thông qua thận dưới dạng nước tiểu.

Nguồn gốc Creatinin được chia làm hai loại chính:

  • Nguồn gốc ngoại sinh: Creatin là chất đầu tiên được hấp thụ, sau phản ứng chuyển hóa thành Creatinin. Nguồn gốc ngoại sinh nghĩa là Creatin được cung cấp vào cơ thể thông qua thức ăn hàng ngày.
  • Nguồn gốc nội sinh: Creatin được tổng hợp từ gan, sau đó đi theo máu đến các cơ và là nguồn dự trữ cho các hoạt động của cơ. Sau quá trình hoạt động của cơ bắp, Creatin bị thoái biến và trở thành Creatinin được đưa lại trong hệ thống đường máu rồi di chuyển đến thận. Tại đây Creatinin được thận loại ra ngoài môi trường qua việc tiểu tiện.

Tuy nhiên, trong máu người vẫn có một lượng Creatinin còn được lưu lại và do thận duy trì sao cho chúng luôn ở mức bình thường.

Trong xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm định lượng Creatinin trong máu mang giá trị chính xác nhất đánh giá tình trạng lọc của thận, xem độ thanh lọc của thận có bình thường hay không.

Thông thường, sẽ có thêm xét nghiệm Ure máu đi kèm để đánh giá chắc chắn nhất về độ thanh lọc của thận.

Creatinin

Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Creatinin được chỉ định xét nghiệm theo hai hình thức: Xét nghiệm trong máu và xét nghiệm trong nước tiểu. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, sức khỏe và nghi ngờ về bệnh để đưa ra chỉ định cận lâm sàng phù  hợp.

Giá trị bình thường của xét nghiệm định lượng Creatinin được thể hiện dưới đây:

Xét nghiệm trong máu

  • Người nữ bình thường: Giá trị từ 0.5 – 1.1 mg/dl hoặc từ 44 – 97 µmol/l (đơn vị SI)
  • Người nam bình thường: Giá trị từ 0.6 – 1.2 mg/dl hoặc 53 – 106 µmol/l (đơn vị SI)
  • Trẻ vị thành niên: Giá trị từ 0.5 – 1.0 mg/dl hoặc 44 – 88.4 µmol /l (đơn vị SI)
  • Trẻ em là: 0.3 – 0.7 mg/dl hoặc 26.52 – 61.88 µmol/l (đơn vị SI)
  • Trẻ sơ sinh là: 0.3 – 1.2 mg/dl hoặc 26.52 – 106.08 µmol/l (đơn vị SI)

Xét nghiệm trong nước tiểu

  • Người nữ bình thường: Giá trị từ 0,8 – 1,5 g/24h hay 15 – 20 mg/kg/24h.
  • Người nam bình thường: Giá trị từ 1 – 2 g/24h hay 20 – 25 mg/kg/24h.

Để lấy mẫu đi xét nghiệm, người bệnh không cần phải chuẩn bị trước và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  •  Khi rút máu và bơm máu vào ống nghiệm, máu có hiện tượng bị vỡ một phần hồng cầu, việc này rất ít khi xảy ra.
  • Nồng độ của Creatinin buổi chiều sẽ cao hơn buổi sáng từ 20 cho đến 40%.
  • Ăn quá nhiều thịt cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Creatinin.
  • Một số loại thuốc huyết áp có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm, điển hình như Captopril. Vì vậy trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần cho bác sĩ biết hiện tại mình đang sử dụng những loại thuốc gì.

Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu

Creatinin tăng trong suy thận

Creatinin tăng hơn giá trị bình thường là biểu hiện của suy thận và được chia là ba nhóm nguyên nhân sau:

  • Nhóm nguyên nhân có nguồn gốc trước thận: Bệnh lý suy tim mất bù, tình trạng mất nước và cả xuất huyết hoặc bị hẹp ở động mạch chủ thận.
  • Nhóm nguyên nhân tại thận: Do tổn thương tại cầu thận vì một số nguyên do như bệnh lý huyết áp tăng, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ, bệnh đái tháo đường,…. Hoặc do tổn thương tại ống thận như sỏi thận, viêm bể thận, viêm nhú thận,….
  • Nhóm nguyên nhân sau thận: K bàng quang, K tử cung, K tiền liệt tuyến,…

Dựa theo các tài liệu về bệnh học, các chuyên gia phân loại cấp độ suy thận thông qua giá trị xét nghiệm cận lâm sàng của Creatinin trong máu như sau:

  • Giá trị từ 130 mmol/l trở xuống: Suy thận độ I.
  • Giá trị từ 130 đến 299 mmol/l: Suy thận độ II.
  • Giá trị từ 300 đến 499 mmol/l: Suy thận độ IIIa.
  • Giá trị từ 500 đến 899 mmol/l. Suy thận độ IIIb.
  • Giá trị lớn hơn 900 mmol/l: Suy thận độ IV.

Khi người bệnh được chẩn đoán suy thận từ độ IIIa trở lên, bắt buộc người bệnh phải tiến hành điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo cho đến hết quãng đời còn lại và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Creatinin tăng trong suy thận

Kèm theo kết quả xét nghiệm Creatinin, người bệnh suy thận cũng có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng như sau:

  • Phù nề: Triệu chứng này xảy ra khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, các dịch không được thoát ra ngoài mà bị ứ đọng lại trong cơ thể, tích tụ tạo nên hiện tượng sưng, phù.
  • Đi tiểu bất thường: Đối với người bệnh suy thận, họ sẽ đi tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm và trong khi tiểu sẽ gặp một vài điều bất thường như: Màu nước tiểu thay đổi, mùi, lượng nước tiểu, tiểu gắt, buốt, nước tiểu có bọt nhiều hay thậm chí là có máu.
  • Người bị mệt mỏi: Thận là cơ quan có chức năng tạo ra hormone erythropoietin, loại hormone này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hồng cầu vận chuyển Oxy đi nuôi cơ thể. Người bị suy thận sẽ không tạo ra được hoặc chỉ tạo ra được số lượng ít hormone này nên lượng hồng cầu sinh ra không đủ, cơ thể thiếu đi nguồn Oxy nuôi nên dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Xem thêm Suy thận mạn dấu hiệu? Biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác

Trên đây là toàn bộ thông tin về Creatinin cũng như các vấn đề Creatinin trong xét nghiệm đánh giá tình trạng làm việc của thận. Hy vọng với những thông tin  hữu ích và thiết thực này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh thận. Từ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Triệu chứng suy thận độ 2
Suy thận độ 2 có biểu hiện gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Suy thận độ 2 thuộc 1 trong 5 cấp độ của bệnh suy thận, tình trạng suy giảm chức năng Tìm hiểu thêm

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nên ăn gì?

Suy thận giai đoạn cuối luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Đối với mỗi bệnh Tìm hiểu thêm

Uống thuốc giảm cân bị suy thận
Uống thuốc giảm cân bị suy thận có phải không?

Uống thuốc giảm cân bị suy thận có phải không là một câu hỏi mà nhiều người mong muốn được Tìm hiểu thêm

Bệnh suy thận có lây không
Bệnh suy thận có lây không? Có di truyền?

Bệnh suy thận có lây không là vấn đề được không ít người quan tâm. Bệnh lý về thận thường Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *