Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa khi mang thai là một trong những lo lắng lớn nhất của nhiều chị em. Để hiểu hơn về căn bệnh này, cũng như biết thêm về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trong thời kỳ mang thai. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin mà bạn đọc đang cần. Cùng theo dõi nhé!

Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?

Dây thần kinh tọa là phần dây thần kinh có thể coi là dài nhất trong cơ thể của con người, nối từ phần tủy sống ở phần đốt sống dưới cùng của xương sống, đi qua hông và kéo dài phía sau phần cẳng chân. Tình trạng đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương, chèn ép dẫn đến các cơn đau dọc theo hông đến cẳng chân.

Theo khảo sát, những phụ nữ mang thai sẽ có khả năng mắc bệnh đau dây thần kinh tọa cao hơn so với người bình thường do kích thước thai lớn, tạo áp lực lên phần cột sống, gây chèn ép dây thần kinh tọa. Mẹ bầu không cần phải lo lắng, vì bệnh đau dây thần kinh tọa khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Mẹ bầu chỉ cảm thấy đau nhức, tê mỏi ở phần lưng dưới hông và cẳng chân. Cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và mạnh hơn vào những tháng cuối thai kỳ hoặc khi vận động mạnh, đột ngột.

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Tuy nhiên, nếu bệnh đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm gây ra, người mẹ cần chú ý cẩn thận. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến những cơn đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động thường ngày của người mẹ. Đặc biệt, về lâu dài mẹ bầu có thể khó di chuyển, thậm chí bị liệt.

Chính vì vậy, khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa khi mang thai. Người mẹ cần đến ngay những cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bà bầu bị đau thần kinh tọa

Để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa khi mang thai nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh đau dây thần kinh tọa khi mang thai thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

  1. Do sự lớn lên của thai nhi tạo áp lực lên cột sống: Theo thời gian, thai nhi sẽ lớn dần lên và tạo áp lực lớn lên vùng cột sống. Tại đây, dây thần kinh tọa cũng chịu ảnh hưởng và bị chèn ép, dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa. Người mẹ sẽ cảm thấy cơn đau tăng dần lên vào những tuần cuối thai kỳ, cơn đau đi dọc từ lưng dưới xuống mông và 2 chân.
  2. Do sự thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân chính của những thay đổi lớn trong cơ thể của người mẹ. Cơ thể dần dần thay đổi để thích ứng với sự hiện diện của thai nhi. Chính vì vậy, các đốt sống cũng lỏng lẻo và khó kiểm soát hơn, tạo điều kiện cho tình trạng đau dây thần kinh tọa phát triển.
  3. Do bệnh thoát vị đĩa đệm: Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần đĩa đệm lồi ra và chèn ép vào dây thần kinh tọa. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra trước và trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, khi thai nhi lớn hơn, thì khả năng đĩa đệm lồi ra ngoài sẽ cao hơn. Bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người mẹ cần chú ý trong quá trình mang thai.

Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thời điểm mang thai là thời gian nhạy cảm, người bệnh không nên tự ý chữa trị bệnh, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, các phương pháp như dùng thuốc, điều trị vật lý trị liệu tuyệt đối không nên sử dụng trong thời gian này nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai

Người mẹ chỉ nên kết hợp các phương pháp nhẹ nhàng để làm giảm cơn đau thần kinh tọa, mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi như sau:

  • Massage bụng: massage nhẹ nhàng có thể giúp người mẹ giảm cơn đau, cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bài tập massage trên mạng để tăng độ hiệu quả.
  • Chườm nóng: Chườm nóng sẽ giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả, nước ấm giúp kích thích dây thần kinh, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, giảm tê bì chân tay.
  • Tập yoga: Các bài tập Yoga cho mẹ bầu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mẹ có thể tham khảo từ các chuyên gia và lựa chọn cho mình bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Trong quá trình mang thai, người mẹ cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và stress. Tuyệt đối không mang vác nặng nhọc, vận động mạnh trong thời gian này.
  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Duy trì thói quen ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi, đặc biệt là canxi, vitamin và khoáng chất,… Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều, tránh đến hiện tượng thừa cân sẽ khiến tình trạng bệnh đau thần kinh tọa nặng hơn.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, còn tạo áp lực trực tiếp lên các dây thần kinh tọa, gây đau đớn, khó chịu.
  • Dùng thuốc: Dùng thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, gây khó khăn trong việc di chuyển. Dùng thuốc phải được kê khai theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, điều trị ngay tại nhà, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Những câu hỏi thường gặp:

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc này. Đừng quên, khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Đau từ thắt lưng xuống chân trái
Đau từ thắt lưng xuống chân phải làm sao để chữa khỏi?

Đau từ thắt lưng xuống chân gây ra cảm giác ê buốt, nhức mỏi dai dẳng khiến người bệnh gặp Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa ở người trẻ
Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già

Đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già là một trong những bệnh lý thường gặp và nhận Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa có mang thai được không
Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Làm gì khi bị?

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý xuất phát ở vùng cuối cột sống lưng. Chính vì vậy, nhiều Tìm hiểu thêm

đau thần kinh tọa có nên mổ không
Bị đau thần kinh tọa có nên mổ không? Chi phí mổ là bao nhiêu?

Căn bệnh đau thần kinh tọa gây đau đớn, khó chịu ở vùng thắt lưng và hông, từ đó mà Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *