Ho gió là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ho gió là một trong những bệnh lý xuất hiện thường xuyên đối với nhiều người khi thay đổi thời tiết. Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng thông qua các thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây. Từ đó, đưa ra cách chữa trị ho gió mang lại hiệu quả cao nhất.

Ho gió

Ho gió là gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được định nghĩa nào cụ thể cho ho gió. Hiện tượng này chỉ có thể được phát hiện bởi các hiểu hiện ho kéo dài nhưng không xuất hiện đờm hoặc các chất nhầy. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều lúc giao mùa hoặc thay đổi thời tiết gây ra cảm cúm và dị ứng.

Trình trạng ho gió thường không gây nguy hiểm cũng như ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu như bạn để tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày mà các cơn ho vẫn xuất hiện dày đặc sẽ khiến cổ họng bị đau rát, gây khàn tiếng, sưng vòng họng, ngứa cổ,… Một số trường hợp, bệnh nhân không được thăm khám và điều trị đầy đủ sẽ xuất hiện các biến chứng như: viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản và các bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.

Một số trường hợp ho gió liên tục và nặng hơn trong thời tiết hanh khô, không khí bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói thuốc sẽ là nguyên nhân gây ra các vấn đề cho người bệnh như: khó thở, ho ra máu, sụt cân nghiêm trọng, sốt cao, lao phổi, ung thư vòm họng,…

Ngoài ra, ho gió còn là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với các hiện tượng như:

  • Ngực đau tức, đau cơ trầm trọng
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
  • Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, nguồn năng lượng cạn kiệt, thiếu sức sống.
  • Xương sườn có thể bị gãy.
  • Cổ họng bị đau, sưng tấy và gây khàn tiếng.

Nguyên nhân, triệu chứng ho gió

Một trong những yếu tố chủ yếu gây ra tình trạng ho gió ở đa số bệnh nhân chính là điều kiện môi trường, thời tiết. Theo các chuyên gia, các cơn ho thường sẽ xuất hiện và kéo dài lâu hơn nếu như thời tiết có biểu hiện thay đổi đột ngột từ nóng qua lạnh và lạnh qua nóng.

Ho gió

Điểm qua các nguyên nhân gây ra ho gió được tổng hợp bởi các chuyên gia hàng đầu như: 

  • Không khí kém chất lượng: Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc ẩn chứa trong không khí là nguyên nhân chủ ý gây ra ho gió.
  • Do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp: Những  người có đã và đang mắc các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ho gió và bệnh dễ bị tái phát sau khi được điều trị khỏi. 
  • Người bị ho gà: Khuẩn Bordetella pertussis là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh lý ho gà. Sau khi khuẩn này đi vào đường hô hấp sẽ tiến hành sinh sôi và phát triển làm cho thanh quản phát sinh ra độc tố làm tổn thương vòng họng. Từ đó, dễ phát sinh ra tình trạng ho gió kể trên. 
  • Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn: Cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thay đổi sẽ khiến vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường hô hấp rồi gây viêm. Từ đó, bộ phận khí quản bị tổn thương lâu ngày sẽ phát sinh ra hiện tượng ho kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày:

Các dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bệnh ho gió như sau: 

  • Ho nhưng không kèm theo đờm hoặc dịch nhầy.
  • Ho kèm các cơn đau, ngứa rát cổ họng.
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng.
  • Xuất hiện tình trạng kén ăn, sụt cân nhanh.
  • Làm việc mất tập trung, chất lượng sinh hoạt bị giảm sút.

Xem thêm

Cách điều trị ho gió hiện nay

Có 3 cách chính thường được sử dụng trong việc chữa trị bệnh ho gió.

Ho gió

Sử dụng mẹo dân gian chữa ho gió

Đối với các bệnh nhân bị ho gió ở mức độ nhẹ thì nên áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian hiệu quả từ các nguyên liệu có sẵn như: Nghệ tươi, gừng, mật ong, rau diếp cá,…

  • Sử dụng quất chưng đường phèn: Rửa sạch quất quả để ráo nước rồi cắt lát mỏng (chú ý giữ lại hạt). Ngâm quất cùng mật ong và đường phèn trong khoảng 30 phút. Sau đó bắc lên bếp rồi đun với lửa nhỏ (chú ý khuấy đều để hỗn hợp keo lại). Đổ hỗn hợp trong lọ thủy tinh và bảo quản bằng tủ lạnh. Sử dụng hỗn hợp này như sau:
    • Trẻ nhỏ: dùng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 50ml bằng cách hòa với nước ấm để uống.
    • Người lớn: dùng 3-4 lần/ ngày, mỗi lần uống 70ml pha chung với nước ấm hoặc uống trực tiếp.
  • Sử dụng mật ong kết hợp tỏi: Chuẩn bị 1-2 củ tỏi tươi và 100g mật ong. Tiến hành tách các tép tỏi ra và giã dập. Trộn tỏi với mật ong kết hợp theo tỉ lệ 1:2, chưng cách thủy hỗn hợp này trong khoảng 15-20 phút với lửa nhỏ. Chưng xong chắt lấy nước cốt và uống dần trong ngày (mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê).
  • Nước vo gạo kết hợp rau diếp cá: Chuẩn bị 1 bó rau diếp cá và 200ml nước vo gạo rồi thực hiện như sau: Rửa rau và xay nhuyễn rồi trộn với nước vo gạo. Sau đó, tiến hành đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày uống 2-3 lần/ngày và kiên trì dùng trong 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc Tây trị ho gió

Ngoài áp dụng các biện pháp dân gian truyền thống, thì bạn có thể kết hợp sử dụng với các loại thuốc Tây sau để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Dùng thuốc kháng sinh Histamin: Loại thuốc này có khả năng làm giảm cơn ho và làm dịu cổ họng cũng như giảm sưng tấy vòng họng vô cùng hiệu quả. Loại thuốc này có các chất kích ứng gây buồn nên những người lái xe đường dài hoặc vận hành máy móc lưu ý không nên dùng.
  • Các loại thuốc có tính năng giảm ho: Các loại thuốc này bao gồm: Dextromethorphan, Codein, Pholcodine (không có tác dụng giảm đau)… có tác dụng giảm ho tạm thời. Lưu ý không cho trẻ dưới 15 tuổi hoặc phụ nữ mang thai và đang cho con bú dùng thuốc.
  • Dùng thuốc tê: Sử dụng các loại thuốc như: Lidocain, Benzonatate, Menthol… dưới dạng hít hoặc ngậm để có thể gây tê các nơ- ron thần kinh gây ho. Từ đó, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng hơn (lưu ý sử dụng thuốc cần tuân thủ theo liều lượng mà các bác sĩ đề ra).

Ho gió

Chữa ho gió bằng Đông y

Ho gió trong Đông y còn được gọi với cái tên khái khẩu và tình trạng này sẽ khiến chức năng của tạng phế bị suy yếu khiến cơ thể nhiễm lạnh.

Thay vì sử dụng thuốc Tây gây ảnh hưởng đến gan và dạ dày thì việc ưu tiên sử dụng thuốc Đông y cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Các loại thuốc này bao gồm: Bán hạ, bách hộ, hạnh nhân, cát cánh, bạch giới tử,…

  • Bán hạ: Có tác dụng giảm ho, hạn chế các biểu hiện như ói mửa, buồn nôn.
  • Bách hộ: Được dùng để chữa ho lâu ngày, bệnh nhân bị ho gà hoặc lao hạch.
  • Hạnh nhân: Chữa được các bệnh ho do lạnh, có tác dụng bổ phổi và thông phế.
  • Cát cánh: Đây là cách trị ho hiệu quả, chữa sưng họng hoặc phế có mủ.
  • Bạch tử giới: Thành phần này điều trị được ho do tác nhân lạnh gây ra và giảm đau khớp.

Cách phòng ngừa bệnh ho gió hiệu quả

Bởi thay đổi thời tiết chính là tác nhân chính gây ra bệnh ho gió. Chính vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa bằng một số cách thông dụng dưới đây:

  • Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc đủ ấm và sử dụng khăn để bảo vệ cổ khi thời tiết thay đổi đột ngột (đặc biệt trong tiết trời lạnh).
  • Không nên uống các loại nước lạnh hoặc sử dụng các đồ ăn vặt lạnh như: nước đá, kem, sữa chua,…
  • Nên uống nước ấm, tắm bằng nước ấm.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đặc biệt là trước khi đi ngủ) để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
  • Tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
  • Hạn chế, tốt hơn hết là không nên tiếp xúc với những người viêm họng, cảm cúm,…
  • Bổ sung thường xuyên rau củ quả để có nhiều vitamin và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nên hạn chế dùng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe như: bia rượu, thuốc lá,…

Cao Bổ Phế: Bài thuốc Đông y chữa ho gió hiệu quả nhất

Sử dụng thảo dược để chữa ho gió, ho khan được nhiều người bệnh ưu tiên hơn cả vì sự lành tính và hiệu quả triệt để. Đặc biệt với người bệnh ho lâu ngày thì càng cần được điều trị bằng một bài thuốc đủ an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng độc vị (một vị thuốc) thì thời gian điều trị sẽ rất lâu và hiệu quả tương đối thấp. Vì thế, bài thuốc Cao Bổ Phế – tinh hoa YHCT ra đời với công thức kết hợp của 8 vị thuốc trị ho kinh điển:

Thành phần Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Thành phần Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Mỗi vị thảo mộc trong Cao Bổ Phế có một vai trò riêng trong điều trị. Chúng được gia giảm với nhau theo một công thức riêng biệt phù hợp nhất với người Việt Nam hiện đại để bổ trợ lẫn nhau phát huy hiệu quả tốt nhất. Theo đó:

  • Cát cánh, kim ngân hoa, trần bì: Tác động vào kinh phế và tù để sát khuẩn, tiêu viêm, làm loãng niêm dịch, làm thông thoáng đường thở, tán hàn, giảm ho.
  • La bạc tử, cải trời: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ ngũ tạng, hóa đàm, tiêu tích trệ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Kinh giới, bách bộ và tang bạch bì: Có công năng nhuận phế, sát trùng, trừ ho.
Lộ trình chữa ho bằng Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Lộ trình chữa ho bằng Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Trường hợp của bạn cần dùng thuốc trong bao lâu?

Liên hệ ngay để được bác sĩ trực tiếp tư vấn!

Những yếu tố đảm bảo chất lượng và hiệu quả của bài thuốc Cao Bổ Phế:

  • 100% nguồn dược liệu sạch thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt tiêu chuẩn CO-CQ về chất lượng.
  • Bào chế thuốc thành dạng cao đặc nguyên chất. Đây là dạng thức bào chế thuốc được đánh giá tốt thứ nhì trong Đông y vì có thể bảo toàn gần như nguyên vẹn dược tính quý có trong thảo mộc.
  • Cam kết không trộn lẫn tân dược, chất phụ gia nên an toàn tuyệt đối với dạ dày người bệnh, không gây tác dụng phụ.
  • Bác sĩ tư vấn hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị.
  • Bài thuốc đã được Sở Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
  • Nghiên cứu bởi nhà thuốc Đông y uy tín, thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018.

Một số trường hợp người bệnh đã dùng Cao Bổ Phế chia sẻ về hiệu quả của thuốc:

  • Trường hợp của chị Trần Thị Minh

  • Trường hợp của nghệ sĩ ưu tú Trần Đức

Chắc rằng, với các thông tin về ho gió mà chúng tôi đưa ra phía trên thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi tin cung cấp địa chỉ nhà thuốc theo yêu cầu của bạn đọc:

Địa chỉ nhà thuốc

Cập nhật mới nhất vào ngày 19 Tháng Tám, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

Ho dị ứng thời tiết
Ho dị ứng thời tiết triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Một số người có cơ địa dị ứng thời tiết thường gặp phải tình trạng ho liên tục mỗi khi Tìm hiểu thêm

cây thuốc nam trị ho
10 Cây thuốc nam trị ho hiệu quả dễ kiếm quanh nhà

Sử dụng cây thuốc nam trị ho là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi không Tìm hiểu thêm

thuốc dân gian trị ho
Những bài thuốc dân gian trị ho đơn giản mà hiệu quả cao

Phó mặc cho sự phát triển đa dạng của các loại thuốc Tây, hiện nay việc áp dụng các bài Tìm hiểu thêm

bị ho có ăn măng được không
Bị ho có ăn măng được không?

Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị bệnh ho. Bị ho có ăn măng được không? Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *