6 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi hiệu quả

Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là một trong những quá trình hết sức quan trọng trong việc giúp người bệnh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Do đó, chăm sóc một bệnh nhân viêm phổi đúng cách như thế nào sẽ là đề tài chính của bài viết ngày hôm nay mà chúng tôi gửi đến các bạn.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Theo các tài liệu chuyên môn có đề cập, để chăm sóc người bệnh viêm phổi ta cần phải chia rõ ra hai quá trình bao gồm: Lập kế hoạch chăm sócthực hiện kế hoạch chăm sóc.

Trong đó, lập kế hoạch chăm sóc là để đánh giá tình trạng chung trước khi chăm sóc, lên các việc cần làm trong quá trình chăm sóc, phòng ngừa và có phương án xử trí cho những diễn biến bất ngờ cũng như tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc là áp dụng kế hoạch đã lên vào thực tế người bệnh cần chăm sóc. Thực hiện đúng, đủ và đảm bảo chất lượng theo kế hoạch đã lên.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Để việc chăm sóc đạt hiệu quả, bạn phải hiểu rõ về bệnh viêm phổi.

Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện từng quá trình đó:

Quá trình 1. Lập kế hoạch chăm sóc

  1. Lưu thông đường thở: Đối với bệnh nhân có bệnh về đường hô hấp, sự lưu thông không khí trong đường thở là điều kiện tối quan trọng để chăm sóc người bệnh.
  2. Cân bằng dinh dưỡng, cân bằng lượng nước và chất điện giải trong cơ thể
  3. Đảm bảo nhu cầu năng lượng của cơ thể
  4. Thực hiện việc sử dụng thuốc và chăm sóc
  5. Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể
  6. Chăm sóc tinh thần người bệnh

Quá trình 2. Thực hiện việc chăm sóc

Dựa theo kế hoạch chăm sóc đã lập, người chăm sóc cần thực hiện đúng theo trình tự như trên.

Đầu tiên: Đảm bảo đường thở.

  • Hãy đặt người bệnh nằm ở một tư thế thích hợp: Cho người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao hoặc nếu người bệnh cảm thấy khó thở nhiều có thể đổi sang tư thế nửa nằm nửa ngồi.
  • Cho bệnh nhân uống nước nhiều: Việc cung cấp nhiều nước có tác dụng làm loãng đờm trong người bệnh. Nếu người bệnh có sốt nhiều thì việc bù nước càng quan trọng, bao gồm cả việc người bệnh có thể dùng nước hoa quả.
  • Tập và hướng dẫn cho người bệnh cách hít thở sâu và đúng: Cụ thể là bệnh nhân nên hít vào từ đường mũi và thở ra qua môi trong trạng thái khép.
  • Người chăm sóc có thể thực hiện một vài động tác vỗ lưng nhẹ để giúp bệnh nhân dễ chịu và có tác dụng loãng đờm. Đây là một phương pháp vật lý trị liệu, người chăm sóc có thể hỏi thêm từ các bác sĩ điều trị.

Lưu ý: Đối với các bệnh nhân cần thở máy, khí dung tại nhà, người chăm sóc nên tham khảo với bác sĩ chuyên môn hoặc nghe bác sĩ hướng dẫn trước khi thực hiện

Thứ hai: Cân bằng dinh dưỡng, nước và điện giải

Nước và điện giải là các chất cần thiết cho người bệnh viêm phổi, đặc biệt là nếu bệnh nhân có sốt cao kèm theo.

  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc nước hoa quả không chỉ làm loãng đờm mà còn là để bù lượng nước đã mất.
  • Theo dõi tình trạng thiếu nước ở người bệnh: Thông qua cảm giác khát nước, da, môi, niêm nhạt, người lờ đờ, vật vã, tiểu ít,…..
  • Trong trường hợp mất nước nhiều, người bệnh sẽ phải được thực hiện truyền dịch qua tĩnh mạch. Và điều này sẽ chỉ do các nhân viên y tế thực hiện tại các cơ sở y tế.
  • Người bệnh cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Cho người bệnh ăn đủ chất dinh dưỡng theo khẩu vị của bệnh nhân. Nếu người bệnh không muốn ăn, người chăm sóc có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều khẩu phần nhỏ.

Thứ ba: Đảm bảo nhu cầu năng lượng cơ thể

Người bệnh nên hạn chế vận động tối đa để bảo đảm năng lượng không bị hao hụt.

Thứ tư: Thực hiện sử dụng thuốc và chăm sóc

  • Người chăm sóc cho bệnh nhân sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định và dặn dò của bác sĩ.
  • Đối với người bệnh có sử dụng kết hợp khí dung trị liệu phải đảm bảo thiết bị và thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Khi sử dụng thuốc và sau khi sử dụng thuốc người chăm sóc phải lưu ý đối với bệnh nhân, quan sát, theo dõi diễn biến sau khi dùng thuốc. Đề phòng những trường hợp bất ngờ.

Thứ năm: Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể

Để người bệnh được nghỉ ngơi ở điều kiện tốt nhất, người chăm sóc nên thực hiện những việc sau:

  • Lựa chọn nơi nằm nghỉ thoáng mát có không gian yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Hạn chế sự thăm hỏi khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo người bệnh nằm trong tư thế thoải mái và dễ chịu.

Về chăm sóc vệ sinh cơ thể, có thể thực hiện như sau:

  • Thay đổi tư thế nằm thường xuyên hoặc trải thảm chống loét nơi bệnh nhân nằm.
  • Vệ sinh răng, miệng, vòm họng thường xuyên, đặc biệt là sau khi khạc đàm.
  • Tắm, rửa vệ sinh da sạch, nhất là những vùng nằm, tì lâu.

lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Cuối cùng: Chăm sóc tinh thần người bệnh

Người chăm sóc phải động viên và giải thích cho người bệnh hiểu. Thông cảm và lắng nghe người bệnh để họ có tinh thần tốt, khả năng hồi phục được tăng lên.

Ngoài 6 điều trên ra, khi chăm sóc người bệnh viêm phổi, nhất thiết phải luôn theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Dấu hiệu sinh tồn, bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở của người bệnh và cả lượng SpO2 (lượng không khí trong máu, được đo bằng máy. Thông thường thiết bị đo sẽ được kẹp ở đầu ngón tay người bệnh).

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Và đó là hai quá trình chăm sóc người bệnh viêm phổi cho một người trưởng thành. Vậy chăm sóc viêm phổi ở trẻ nhỏ thì sao?

Chăm sóc trẻ em bị viêm phổi

Đối với trẻ em khi bị viêm phổi cần chăm sóc. Ngoài áp dụng sao cho phù hợp hai quá trình chăm sóc như trên, người thực hiện việc chăm sóc cho trẻ phải lưu ý một số điều sau đây.

Thứ nhất: Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ và đặc biệt là nhịp thở.

  • Đối với trẻ viêm phổi, hiện tượng thở nhanh rất hay xảy ra, đây là một biểu hiện nặng của bệnh cần được điều trị kịp thời. Xác nhận thở nhanh nếu có các biểu hiện sau: 
  • Đối với trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở cao hơn 60 lần/phút.
  • Đối với trẻ từ 2 cho đến 12 tháng: Nhịp thở trên 50 lần/phút.
  • Đối với trẻ từ 1 cho đến 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

Nếu phát hiện dấu hiệu thở nhanh, cần phải liên hệ với các y bác sĩ, cơ quan y tế gần nhất.

Đồng thời phải xem bé có dấu hiệu cảnh báo suy hô hấp không, bao gồm: Tím môi, thở phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp phụ,….

Thứ hai: Giữ ấm cho trẻ, đảm bảo trẻ không bị lạnh để tránh nhiễm phải các bệnh lý khác.

Thứ ba: Cho trẻ bú nhiều lần hơn, nếu trẻ không thể bú thì hãy vắt sữa cho uống đúng cách. Trong thành phần của sữa mẹ bao gồm cả nước, sẽ làm giảm và loãng đi một phần đàm trong cơ thể bé.

Thứ tư: Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Thứ năm: Theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng như: Bú kém, bỏ bú, tím tái, khó thở, tiếng thở bất thường kèm với thở nhanh như trên đã đề cập.

Đó là năm điểm cần lưu ý thêm ngoài hai quá trình chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi mà người chăm sóc cần phải quan tâm.

Để chăm sóc người bệnh viêm phổi, người chăm sóc phải có những kiến thức cơ bản được trang bị tốt mới giúp ích được cho người bệnh.

Xem ngay Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa?

Tóm lại, đó là tất cả những vấn đề, nội dung và những lưu ý xoay quanh chủ đề chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mà chúng tôi mang đến cho các bạn. Hy vọng những điều thiết thực này sẽ giúp ích được nhiều cho người bệnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Tám, 2020 bởi admin

hội chứng đông đặc phổi
Hội chứng đông đặc phổi và 5 nguyên nhân nguy hiểm gây bệnh

Hội chứng đông đặc phổi là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng, dấu hiệu liên quan đến phổi. Tìm hiểu thêm

viêm phổi hoại tử
Viêm phổi hoại tử là gì? Những điều cần biết về chứng bệnh này

Viêm phổi hoại tử là một trong những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và phức tạp nhất của hệ Tìm hiểu thêm

Triệu chứng viêm phổi tụ cầu vàng
Viêm phổi tụ cầu vàng tác nhân và các giai đoạn phát triển của bệnh

Viêm phổi tụ cầu là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn khá phổ biến, xảy ra ở mọi đối Tìm hiểu thêm

viêm phổi hít
Viêm phổi hít là gì? Cách đối phó hiệu quả

Viêm phổi hít là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng với những triệu chứng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *