Bị suy thận có ăn được tỏi đen không?

Tỏi đen là một sản phẩm được lên men từ tỏi trắng, với điều kiện nghiêm ngặt về độ ẩm, nhiệt độ và thời gian. Ăn tỏi đen có thể giúp giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, cảm cúm, thậm chí là ung thư. Vậy người bị suy thận có ăn được tỏi đen không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết.

Ăn tỏi có tốt cho thận không?

Tỏi đen không phải là một sản phẩm có trong tự nhiên. Tỏi đen được sản xuất từ tỏi trắng với quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ và nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C). Thời gian lên men lâu dài, kéo dài từ 30 – 60 ngày. Chính vì thế, tỏi trắng khi được lên men thành tỏi đen sẽ có hàm lượng các hoạt chất đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Tỏi tươi có thành phần chính là allicin, hợp chất này sẽ bị enzym alinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen nhờ có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất polyphenol, sulfur hữu cơ, đường Fructose, nhất là hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên 4 – 5 lần so với tỏi thường. Vì vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh hơn và tốt hơn tỏi trắng.

Tóm lại, tỏi đen khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng, khá dễ ăn. Tỏi đen dẻo, có vị ngọt, khi bóc không dính tay. Ngoài ra, tỏi đen cũng không có hoặc ít mùi hăng nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày mà không sợ bị hôi miệng.

Ăn tỏi có tốt cho thận không

Tỏi trắng khi được chế biến thành tỏi đen được xem là một vị thuốc quý, ăn hàng ngày có tác dụng:

  • Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng tiêu hóa, nhuận gan, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
  • Giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, chuyên gia cho biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân gây bệnh là có liên quan đến gốc tự do. Vì thế tỏi đen giúp phòng bệnh rất tốt.
  • Tỏi đen có tác dụng bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa, do đó được dùng trong trường hợp xơ gan, viêm gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất phơi nhiễm với chất phóng xạ, độc hại.
  • Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, thường dùng cho người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt, người bị suy giảm miễn dịch do dùng chiếu xạ hoặc hóa chất.
  • Tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh, thường được dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị cúm.
  • Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư dạ dày.
  • Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, hạ cholesterol máu, tăng HDL – Cholesterol, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như mỡ máu, béo phì.

Bị suy thận có ăn được tỏi đen không?

Người mắc bệnh sẽ bị suy giảm chức năng của thận, khả năng lọc và đào thải máu giảm dần. Bên cạnh việc điều trị bệnh hiệu quả, việc ăn uống cũng là rất quan trọng. Nhiều người bệnh thắc mắc, không biết bị suy thận có ăn được tỏi đen không?

Theo các chuyên gia, tỏi đen vẫn còn các vị hăng cay, do đó những người bị suy thận hay mắc bệnh về thận không nên ăn, vì khi ăn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn hoặc phản ứng với thuốc điều trị.

Bị suy thận có ăn được tỏi đen không

Có thể bạn muốn biết:

Những người không nên ăn tỏi đen?

Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:

  • Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp
  • Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều
  • Người mắc bệnh tiêu chảy
  • Người bị huyết áp thấp
  • Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn
  • Người bị bệnh về gan
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng
  • Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,… dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khoẻ

Tóm lại, mắc dù tỏi đen có nhiều công dụng quý những người bị suy thận không nên ăn tỏi đen. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Suy thận có được uống rượu không
Suy thận có được uống rượu không? Tác hại đối với sức khỏe

Rượu bia là một dạng chất gây nghiện có thể làm xói mòn và phá hủy mọi cơ quan nội Tìm hiểu thêm

Suy thận độ 3
Suy thận độ 3 là gì? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi thắc mắc

Suy thận độ 3 là giai đoạn bệnh đã bắt đầu trở nặng, hiện tượng suy giảm các chức năng Tìm hiểu thêm

suy thận có ăn được sữa chua không
Suy thận có ăn được sữa chua không? Cách ăn cho người bệnh

Để điều trị căn bệnh suy thận đáng sợ cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì của người Tìm hiểu thêm

Cây cỏ mực chữa suy thận tốt không
Cây cỏ mực chữa suy thận có tốt không? 3 cách chữa hiệu quả

Cây cỏ mực chữa suy thận là một bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *