Suy thận có uống sâm được không? Người bệnh không nên uống khi nào?

Suy thận có uống sâm được không chắc chắn là một thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này. Theo đó, nhân sâm rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải trường hợp nào suy thận nào cũng có thể sử dụng. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới từ chia sẻ của những chuyên gia. 

Suy thận có uống sâm được không?

Nhân sâm trong Đông y được xem là một trong những vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ khí huyết, kích thích lưu thông máu, bồi bổ tạng khí. Nhân sâm có tác dụng điều trị các bệnh như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, thể trạng yếu kém, căng thẳng, phục hồi chức năng gan. Vậy suy thận có uống sâm được không?

Theo các chuyên gia, nhân sâm có công dụng hỗ trợ điều trị cho người sinh lý yếu, bồi bổ cơ thể và giúp phục hồi các chức năng thận khi mắc bệnh thận yếu. Do đó, người bị suy thận có thể sử dụng sâm để điều trị bệnh.

Sử dụng nhân sâm mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện các chức năng sinh lý, cơ thể sẽ trở nên khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp suy thận nào cũng có thể sử dụng nhân sâm. Sâm chỉ thích hợp sử dụng cho một số trường hợp nhất định.

Suy thận có uống sâm được không

Trường hợp suy thận không nên uống sâm

Dưới đây là một số những trường hợp suy thận không nên sử dụng sâm:

  • Người bệnh kèm cảm, trúng gió, sốt: Các triệu chứng cảm, sốt cần phải đào thải nhiệt độ ra ngoài nhưng nhân sâm thì không thể giúp đào thải ra. Từ đó, người bệnh sẽ rất khó hồi phục khi sử dụng nhân sâm.
  • Suy thận kèm với gan mật cấp tính: Bệnh viêm gan mật sẽ khiến gan mật bị mất nhiệt, khí trong nội tạng không được điều trị. Nhân sâm lại có công dụng là hạ nhiệt làm khí huyết càng tồn đọng lại nhiều hơn, từ đó bệnh sẽ trở nặng hơn.
  • Người bị suy thận kèm bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết nội tạng: Nhân sâm có tác dụng bồi bổ khí huyết. Do đó, khi sử dụng sâm, máu sẽ lưu thông nhanh và mạnh hơn làm xuất huyết nặng nề hơn.
  • Bị kèm bệnh cao huyết áp: Sử dụng nhân sâm với một lượng nhỏ thì rất dễ làm cao huyết áp. Do đó, người bị cao huyết áp nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai và trẻ dưới 14 tuổi: Sử dụng sâm khi đang mang thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật, xuất huyết bất thường… Ngoài ra, nhân sâm sử dụng sai cách ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến giai đoạn dậy thì của trẻ.

Có thể thấy, nhân sâm rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Nếu thuộc nhóm đối tượng không nên sử dụng nhân sâm, người bệnh nên cân nhắc và tránh dùng để không gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ và nhận sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai bị suy thận không nên uống sâm

Nên uống sâm trong trường hợp nào?

Sâm là một dược liệu quý hiếm và mang lại giá trị cao. Một số những trường hợp dưới đây có thể sử dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe:

  • Người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu: Sâm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng nhanh chóng và giúp mọi người hạn chế mắc bệnh tật. Ngoài ra, sâm còn có tác dụng bổ máu và duy trì một sức khỏe ổn định lâu dài.
  • Người thường xuyên căng thẳng, stress: Một số hoạt chất trong nhân sâm có thể giúp người bệnh giảm lo âu, căng thẳng, hạn chế cáu gắt và tính khí thất thường. Do đó, người bệnh có thể sử dụng sâm như một dược liệu để giảm stress. hạn chế lo âu.
  • Người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Thành phần trong sâm có tác dụng loại bỏ những chất làm đường huyết tăng cao. Sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạ đường huyết và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Người đang trong giai đoạn điều trị ung thư: Sâm có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng ung thư bởi sâm có chứa một số hoạt chất ức chế sự phát triển và sinh sôi của các tế bào ung thư.
  • Phái mạnh có vấn đề về tình dục: Sâm có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, giãn mao mạch và kích thích sự cương dương. Bên cạnh đó, sâm còn có khả năng cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Người muốn phòng ngừa bệnh tim mạch: Sâm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Các thành phần trong nhân sâm sẽ giúp máu, khí huyết lưu thông tốt hơn, duy trì huyết áp ở mức độ ổn định. Ngoài ra, sâm còn giúp hạn chế nguy cơ các tiểu cầu dính lại với nhau – đây là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh lý tim mạch.

người muốn phòng ngừa bệnh tim mạch nên uống sâm

  • Người muốn làm đẹp da: Như đã nói, sâm giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó, các chất dinh dưỡng và oxy cũng lưu thông đều đặn giúp bạn luôn sở hữu một làn da tươi trẻ và hồng hào.
  • Những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc: Theo các chuyên gia, nhân sâm có chứa một số thành phần có chức năng loại bỏ, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, sâm còn có tác dụng kháng viêm giúp hạn chế được một số căn bệnh do hút thuốc, uống rượu bia gây ra.

Với những trường hợp trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng sâm đều đặn để tăng cường sức khỏe và hạn chế mắc bệnh. Tuy nhiên, để an toàn, người bệnh không nên tự ý uống sâm mà hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.

Có thể bạn muốn biết:

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc suy thận có uống sâm được không và những trường hợp nào uống sâm là tốt nhất. Qua đó, bạn có thể sử dụng sâm đúng cách và đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin

suy thận độ 1
Suy thận độ 1 nhận biết như thế nào? Có phục hồi được không?

Suy thận có nhiều mức độ khác nhau, quyết định được liệu chúng ta có thể chữa khỏi hay không. Tìm hiểu thêm

Thuốc chữa suy thận tốt nhất
Thuốc chữa suy thận tốt nhất hiện nay

Thuốc chữa suy thận sẽ là chủ đề cho nội dung bài viết hôm nay. Với chủ đề này, chúng Tìm hiểu thêm

Suy thận độ 3
Suy thận độ 3 là gì? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi thắc mắc

Suy thận độ 3 là giai đoạn bệnh đã bắt đầu trở nặng, hiện tượng suy giảm các chức năng Tìm hiểu thêm

Triệu chứng suy thận độ 2
Suy thận độ 2 có biểu hiện gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Suy thận độ 2 thuộc 1 trong 5 cấp độ của bệnh suy thận, tình trạng suy giảm chức năng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *