Thận ứ nước ở trẻ em triệu chứng nhận biết? Bệnh có tự khỏi không?

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong rất nhiều bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, không chỉ gây nguy hiểm cho bé mà còn để lại hậu quả rất nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến bệnh để có hướng xử trí kịp thời, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị thận ứ nước: Nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân không do bẩm sinh.

Nguyên nhân bẩm sinh

Là nhóm nguyên nhân xuất phát ngay từ lúc trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, sau khi sinh ra những bất thường đó gây ra bệnh thận ứ nước, phổ biến trong nhóm nguyên nhân này là do niệu quản bị hẹp dẫn đến thận ứ nước.

  • Cực dưới của thận có nhiều bất thường của mạch máu làm tắc nghẽn niệu quản.
  • Vị trí tương đối của thận và niệu quản bất thường làm cho nước tiểu không đổ vào niệu quản được: Với trường hợp này, ở đa số người bình thường, vị trí niệu quản nối với đài bể thận ở thấp nước tiểu xuống niệu quản dễ dàng. Nếu niệu quản nối ở vị trí cao, làm cho việc đưa nước tiểu xuống gặp khó khăn. Nước tiểu hay đọng lại ở chỗ trũng trong đài bể thận.
  • Sự phát triển của phôi thai khiến cho niệu quản nối với thận bị thiệu sản, gây nhu động bất thường.
  • Do các thành cơ bị sắp xếp bất thường, không có tính đối xứng, co kéo làm cho niệu quản bị hẹp, tắc, mất như động vốn có. Gây ứ nước ở bể thận.
  • Niệu quản hẹp bẩm sinh: Do sự phát triển không đồng đều từ khi trẻ còn là bào thai.

Những nguyên nhân trên làm cho thận bị ứ phù nước, là những dấu hiệu do bẩm sinh, các trường hợp này thường rất khó chữa, lâu dần sẽ dẫn đến suy thận. Các bác sĩ phải có những can thiệp phù hợp để điều trị bệnh.

thận ứ nước ở trẻ em

Nguyên nhân khác

Là những nguyên nhân xuất phát từ quá trình trẻ lớn lên, tác động qua lại giữa cơ thể và các điều kiện sống của trẻ làm phát sinh bệnh.

  • Sỏi thận: Sỏi thận là một dị vật đường tiết niệu rất hay gặp, khi sỏi còn kích thước bé hoặc mảnh sỏi vỡ ra có xu hướng theo dòng nước tiểu xuống niệu quản. Nếu gặp chỗ niệu quản hẹp, không vừa kích thước, sỏi sẽ nằm lại vị trí đó và làm tắc niệu quản.
  • Khối u của thận, khối u trong ổ bụng: Sự phát triển của khối u chèn ép vào vị trí xung quanh, có thể đè ép vào niệu quản làm hẹp lòng niệu quản.
  • Cục máu đông: Về cơ bản cơ chế làm tắc niệu quản của cục máu đông và sỏi thận khá giống nhau. Đều là những dị vật đường tiết niệu, có kích thước lớn hơn niệu quản, bị giữ lại ở những chỗ hẹp và gây tắc.
  • Sẹo của niệu quản làm hẹp đường dẫn niệu.
  • Niệu quản bình thường và niệu quản bị chít hẹp
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, do vi khuẩn hủy hoại các tế bào của đường dẫn niệu khiến cho hình thái của niệu quản có bất thường.

Giữa hai nhóm nguyên nhân trên cũng không có ranh giới quá rõ ràng, nhóm nguyên này có thể làm phát sinh nhóm nguyên nhân kia và ngược lại. Tuy vậy, phát hiện được nguyên nhân sẽ giúp các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp tình trạng của tình đứa trẻ.

Triệu chứng thận ứ nước ở trẻ em

Khi trẻ bị thận ứ nước, những dấu hiệu sau sẽ chỉ điểm cho cha mẹ biết con mình đang có những bất thường với cơ thể nói chung và bệnh thận nói riêng.

  • Với những trẻ đã nói được: Bé thường kêu ở vùng bụng dưới, ở mạn sườn bên thận bị bệnh, sờ vào thấy đau, gặt tay người lớn ra khi có ý định chạm vào.
  • Trẻ hay quấy khóc, những bé chưa biết nói sẽ quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú.
  • Trẻ hay quấy khóc khi bị thận ứ nước
  • Trẻ đi tiểu nhiều hơn bình thường, bình thường trẻ sẽ chỉ đi tiểu dưới 8 lần/ngày. Tuy nhiên, khi bị thận ứ nước trẻ có xu hướng đi tiểu nhiều hơn.
  • Mặc dù vậy, trẻ tiểu ra rất ít nước tiểu, nhỏ giọt, mỗi lần một ít. Nước tiểu không thành dòng mà ngắt quãng.
  • Trẻ hay có dấu hiệu buồn nôn và nôn.
  • Đặc biệt dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là trẻ hay có biểu hiện sốt.

Triệu chứng thận ứ nước ở trẻ em

Nếu để lâu mà trẻ không được thăm khám, các dấu trên có thể tiến triển thành nặng hơn. Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ thấy rõ hơn.

  • Trẻ đau lưng nhiều hơn, khóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể nhận ra bên thận tổn thương, vùng da bên ngoài có dấu hiệu đỏ hơn, sưng hơn. So với bên đối diện không bị ứ nước sẽ thấy nhiều điểm khác nhau.
  • Sốt liên tục trong ngày, sốt cao.
  • Màu sắc nước tiểu không bình thường, đa số là nước tiểu đục do niệu quản bị nhiễm khuẩn ngược dòng. Nước tiểu cũng đảm nhận một vai trò khi được đào thải ra ngoài cơ thể là làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, do có chứa nhiều chất độc từ cơ thể, chất thuốc mà nó có tác dụng trên.
  • Bé thường cảm thấy đau hơn khi đi tiểu, cha mẹ cho bé đi tiểu thấy trẻ sợ hãi, khóc.

Khi cha mẹ thấy bé có những dấu hiệu trên, hãy liên bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị. Việc điều trị phải được diễn ra sớm trước khi xảy ra những biến chứng với cơ thể của trẻ.

Thận ứ nước ở trẻ có tự khỏi không?

Đối với thận ứ nước mức độ nhẹ ở trẻ, thông thường sẽ tự khỏi mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cần được kiểm tra để kịp thời phát hiện khi có nhiễm trùng tiểu xảy ra. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được bác sĩ yêu cầu uống thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng tiểu. Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng tiểu.

Thận ứ nước ở trẻ có tự khỏi không

Đối với thận ứ nước mức độ nặng ở trẻ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Nếu trẻ bị thận ứ nước do sỏi thận có thể sử dụng phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi. Bên cạnh đó, một trong những phương pháp phẫu thuật thận ứ nước phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật tạo hình bể thận.

Vừa rồi là những thông tin giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về chứng bệnh thận ứ nước ở trẻ em, từ nguyên nhân đến triệu chứng. Hy vọng đó sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc cho bé.

Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Bài thuốc dân gian trị thận ứ nước
5 bài thuốc dân gian trị thận ứ nước hiệu quả

Bài thuốc dân gian trị thận ứ nước là phương thuốc với các dược liệu tự nhiên có hiệu quả Tìm hiểu thêm

thận ứ nước nên ăn gì
Thận ứ nước nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Ăn trái cây nào tốt?

Thận ứ nước nên ăn gì, kiêng ăn gì hay nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ quá trình Tìm hiểu thêm

giãn đài bể thận
Giãn đài bể thận là gì? Có nguy hiểm không? Thuốc điều trị

Giãn đài bể thận là một căn bệnh liên quan đến thận thường gặp hiện nay. Đây là một trong Tìm hiểu thêm

bà bầu bị thận ứ nước
Bà bầu bị thận ứ nước có sao không? Cách trị an toàn, hiệu quả

Mang thai là một điều thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ, bên cạnh những niềm vui thì họ Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *