Thể dục thể thao đúng cách hỗ trợ tích cực cho việc điều trị tất cả các bệnh trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khá nhiều bệnh nhân thắc mắc: Người thoát vị đĩa đệm có tập Gym được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có tập Gym được không?
Đĩa đệm là thành phần chính cấu tạo nên cột sống, một khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu vì bất cứ nguyên nhân gì thì đều dẫn tới đau nhức dữ dội. Bởi dây thần kinh chèn ép lên và bất kỳ sự vận động nào cũng tác động ít nhiều tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Vậy thoát vị đĩa đệm có tập Gym được không? Câu trả lời đến từ các chuyên gia xương khớp là nên tập, bởi các lý do sau:
- Gym giúp cơ xương khớp dẻo dai, linh hoạt, cơ thể người bệnh năng động hơn.
- Tập luyện giúp người bệnh quên đi một phần cơn đau, tâm lý thoải mái dễ chịu hơn.
- Tăng cường lưu thông oxy và máu đi khắp cơ thể đặc biệt là những khu vực bị tắc nghẽn.
- Những cơn đau nhức do thoát vị sẽ được cải thiện đáng kể nếu kiên trì tập luyện.
- Củng cố thêm sự đàn hồi, vững chắc của hệ xương khớp để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức chống chọi với bệnh.
Tuy tập gym tốt cho người mắc các bệnh xương khớp và thực tế nhiều người đã rút ngắn được quá trình chữa bệnh nhờ những bài tập bổ trợ nhẹ nhàng như vậy nhưng nên tập như thế nào, với cường độ ra sao? Dưới đây là những nguyên tắc phải tuân thủ:
- Với người mới bắt đầu nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi tập để đảm bảo độ an toàn.
- Tốt nhất nên tập cùng huấn luyện viên trong thời gian đầu để có thể chắc chắn mình đã tập đúng động tác và người hướng dẫn sẽ giúp bạn điều chỉnh cường độ tập luyện cho phù hợp với từng giai đoạn điều trị.Tránh xoay vặn người mạnh, gấp sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người để chọn lựa những bài tập phù hợp. Ví dụ người thoát vị đĩa đệm lưng sẽ tập những bài khác với người thoát vị cổ. Không được bắt chước bài tập của người khác. Tập sai cách chẳng những không chữa được bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng, vô cùng nguy hiểm.
- Người bệnh chỉ nên tập luyện ở mức độ vừa phải, không tập quá nhiều. Bắt đầu tập chỉ nên tập nửa tiếng, khi quen rồi có thể tăng dần thời gian lên không vượt quá 2 tiếng cho một lần tập.
- Khởi động tối thiểu 10 phút để cơ thể sẵn sàng bước vào bài tập chính. Không được nóng vội tập luyện ngay sẽ khiến hệ xương khớp làm việc quá sức.
- Kết hợp giữa tập luyện và nghỉ ngơi điều độ mới làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Trong quá trình tập nếu thấy những cơn đau tăng lên thì hãy ngừng ngay bài tập đó và theo dõi cơ thể, hỏi ý kiến những người có chuyên môn.
- Theo ghi nhận thực tế thì người bệnh nên tránh những bài tập phải cúi, gập lưng, hạ người nhiều vì các động tác này gây áp lực nhiều lên cột sống. Vì thế, người bệnh không nên tập tạ hay squat.
- Tập luyện điều độ và dinh dưỡng đúng cách, đúng bữa, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xem thêm Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao, đá bóng được không?
Gợi ý các bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm theo giai đoạn
Muốn tập luyện hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tập có bài bản và quan trọng nhất, lắng nghe cơ thể để biết mình đang mắc bệnh ở giai đoạn nào.
Giai đoạn 1: Kiểm soát các cơn đau
Với những người mới phát hiện thoát vị đĩa đệm thì các động tác dưới đây vô cùng quan trọng. Tư thế nhân sư: Ưỡn nhẹ lưng ra sau để đưa các đĩa đệm vào vị trí chuẩn, vừa thực hiện vừa hít thở nhẹ nhàng, đều đặn.
Giai đoạn 2: Đau thoát vị đĩa đệm cấp
Sau khi rèn luyện tư thế nhân sư khoảng nửa tháng, các cơn đau giảm đi nhiều thì bạn có thể thực hiện những bài tập này:
- Bài tập Deadbug: Nằm ngửa dưới sàn thả lỏng người, có thể lót tấm khăn mỏng dưới cột sống lưng để duy trì đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể sau đó từ từ nâng chân trái lên khỏi sàn. Cảm thấy cơ bụng dưới căng lên là được. Nhấc chân cho tới khi hai chân tạo thành góc 90 độ, hai tay vuông góc sàn nhà. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây rồi từ từ hạ chân xuống, làm tương tự với bên còn lại.
- Bài tập Bird Dog: Nằm sấp trên sàn nhà sau đó quỳ gối xuống sàn, đầu gối vuông góc sàn nhà mắt hướng về phía trước. Trong khi chân trái đang quỳ thì chân phải nhấc lên song song sàn, chú ý chân trái quỳ thì tay phải chống xuống đất, tay trái đưa song song phía trước. Giữ nguyên tư thế 5 giây rồi thực hiện đổi bên.
Giai đoạn 3: Tăng cường sự ổn định cho cột sống
Khi bước vào giai đoạn này, hệ thống xương cột sống đã phần nào được phục hồi và đang chuyển sang giai đoạn ổn định. Những bài tập sau sẽ giúp ích cho bạn:
- Bài tập cơ liên sườn: Nằm nghiêng trên sàn, chống tay phải xuống sàn sao cho cả phần từ bàn tay đến khuỷu tay nằm dưới sàn, nghiêng người nhấc hẳn khỏi mặt sàn. Tay còn lại dơ lên cao. Lúc nào bạn sẽ cảm thấy cơ bụng và sườn căng lên. Giữ nguyên tư thế 10 giây rồi làm tương tự với bên còn lại.
- Bài tập thử thách độ xoay của cột sống: Chuẩn bị một sợi dây kháng lực buộc vào vị trí cố định cao tới ngực, khi tập dùng 2 tay giữ chắc một đầu dây trước bụng mình và cố gắng gồng cơ bụng lên. Đưa hai tay ra phía trước để cảm nhận được sợi dây kéo bạn về 1 hướng, bạn hãy tạo ra một lực ngược lại hướng đó để chống lại nó. Giữ nguyên 5 giây và thu tay về. Mỗi bên làm 10 lần như vậy.
Trên đây là những bài tập gym được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn nhất tuy nhiên, không có ai chỉ tập gym mà khỏi được bệnh. Bạn cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, dùng thuốc trị liệu, tập luyện. Tốt nhất là nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với bản thân, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23