Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Trào ngược dạ dày ở trẻ em tuy là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng lại có rất ít người hiểu biết rõ về bệnh. Chính vì vậy có một số trường hợp khi gặp bác sĩ tình trạng bệnh đã chuyển nặng, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của trẻ. Trong bài viết này tất cả các thông tin về tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ được tổng hợp đầy đủ nhất.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bệnh vốn là cơn ác mộng dai dẳng của nhiều người. Theo thống kê có tới 60% dân số từng gặp qua cảm giác nóng bụng, buồn nôn, trào ngược acid. Căn bệnh này trải đều từ người lớn đến trẻ em. Dù là đối tượng nào đều đem đến những rắc rối nhất định.

Riêng đối với trẻ em, trào ngược dạ dày được chia thành 2 loại với 2 tính chất khác nhau. Một thuộc về cơ chế sinh lý của cơ thể, cha mẹ không cần quá lo lắng. Hai là bệnh ở trẻ em do các bệnh lý, gây nên tình trạng ốm yếu, sụt cân, chán ăn. Nguy hiểm hơn, nhóm trẻ thường xuyên trào ngược acid có tới 70% gặp bệnh lý khác liên quan tới hô hấp.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ  không nhiều. Chủ yếu do 3 nguyên nhân như sau

  • Các cơ quan của cơ thể chưa ổn định: Khi thức ăn đi xuống dạ dày sẽ có lớp màng đóng lại, giữ cho thức ăn trào ngược ra ngoài. Song trẻ em đang trong quá trình phát triển, lớp màng này đôi khi chưa được kích hoạt.
  • Dạ dày làm việc quá tải: Chưa biết cách xác định lượng thức ăn cần thiết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiều trẻ em bị. Thức ăn nhiều gây áp lực làm việc cho dạ dày, khiến dạ dày tăng cường acid tiêu hóa. Chính vì vậy làm mất cân bằng acid dạ dày gây nôn.
  • Sữa lên men nhiều trong dạ dày: Nếu lượng sữa nhiều hơn bình thường sẽ được giữ lại bên trong dạ dày. Sau vài giờ sẽ kết hợp với acid dạ dày gây lên men, dẫn đến tăng acid gây trào ngược.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng bệnh ở trẻ em không khác nhiều so với người lớn. Có điều trẻ em chưa biết gọi tên cảm giác. Cha mẹ cần chú ý các triệu chứng sau để phát hiện kịp thời diễn tiến bệnh.

  • Trẻ thường xuyên cảm thấy chua miệng, hôi miệng, ợ nóng
  • Có cảm giác buồn nôn ngay sau vừa ăn xong
  • Sụt cân rõ rệt, chán ăn do mùi chua trong miệng
  • Hay đau bụng với tần suất nhiều về đêm
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, luôn cảm thấy chướng bụng
  • Nhiều trẻ cảm thấy đau mỏi xương ức khi mắc bệnh

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Khi có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ trẻ bị trào ngược dạ dày thì cha mẹ hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, có chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Chẩn đoán

Thông thường, chỉ cần áp dụng phương pháp xem xét triệu chứng lâm sàng, bác sĩ đã có thể chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với trẻ có biểu hiện rõ ràng, bệnh tình không quá nặng. Đối với trẻ xanh xao, gầy yếu,..các phương án khác sẽ được áp dụng để sàng lọc bệnh lý.

  • Xem xét triệu chứng lâm sàng: Khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng bệnh như nôn ói, chua miệng, mệt mỏi, biếng ăn,…
  • Siêu âm: Tìm ra nguyên nhân gây trào ngược acid do các cơ quan tiêu hóa như: hẹp thực quản, hẹp cơ vòng,
  • Đo lường độ PH của dạ dày: Dựa vào mẫu dịch trong dạ dày có thể chẩn đoán có thiếu acid hay không (thiếu acid sẽ gây trào ngược dạ dày)
  • Chụp X – quang: Giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cơ quan tiêu hóa, phát hiện bất thường của cơ thể.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Phương án thường được sử dụng nhiều nhất. Phương này có thể chỉ ra các bệnh lý khác gây trào ngược nếu có ở trẻ.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu chưa quá nặng không cần dùng thuốc đặc trị. Chỉ cần chú ý thay đổi về ăn uống – sinh hoạt lành mạnh, khoa học hơn. Khoảng sau 1 tuần các triệu chứng sẽ dần ổn định hơn.

Cân bằng chế độ ăn uống

  • Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ giấc, đúng lượng.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều một bữa.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn (thông thường chia thành 5 bữa, gồm 3 chính là 2 phụ).
  • Hạn chế các loại đồ ăn vặt như kẹo bánh, phồng tôm, chè,…
  • Không uống sữa vô tội vạ, uống khi bụng đói
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều acid cùng lúc như dâu, cam, quýt,..

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Thiết lập lại chế độ sinh hoạt

  • Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
  • Bỏ ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi vì trẻ có xu hướng nuốt trong vô thức.
  • Không để trẻ ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn
  • Nên đứng hoặc đi lại nhẹ nhàng khoảng 15 phút sau khi ăn

Có thể bạn quan tâm Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh triệu chứng và phòng ngừa

Bài viết trên đây chủ yếu đề cập đến trào ngược dạ dày ở trẻ trên 1 tuổi. Ở độ tuổi này thường là trào ngược acid dạ dày thuộc về bệnh lý. Mong rằng qua đây, các bậc cha mẹ sẽ có thông nhiều thông tin bổ ích.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Mười, 2020 bởi admin

trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim phải làm sao?

Rối loạn nhịp tim là hiện tượng bất thường của cơ thể có thể  xảy ra bởi rất nhiều những Tìm hiểu thêm

Trào ngược dạ dày có tập gym được không
Trào ngược dạ dày có tập gym được không? Chế độ ăn trước khi tập

Công nghệ ngày càng phát triển, do vậy nhu cầu rèn luyện cơ thể cũng có nhiều phương pháp khác Tìm hiểu thêm

Bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày
3 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Yoga chữa trào ngược dạ dày là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tìm hiểu thêm

trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ gây ảnh hưởng gì? Cách xử lý?

Trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng trạng thái khó chịu nhất gây mất ngủ trầm trọng, dẫn Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *