Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh triệu chứng và phòng ngừa

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, tiêu hóa. Nếu bạn đang có con nhỏ và chưa biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, nên phòng bệnh như thế nào? Đó là lý do bạn nhất định phải xem ngay bài viết sau đây. Chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thật bổ ích về trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

  • Trào ngược dạ dày sinh lý: Trẻ có dấu hiệu nôn trớ sau khi ăn, khi khóc,… với tần suất không quá thường xuyên. Đây là hoạt động hết sức bình thường: Cơ thể muốn đẩy tới lượng thức ăn – sữa ra ngoài khi quá tải. Hơn nữa, trẻ bị trào ngược sinh lý vẫn duy trì được cân nặng, cơ thể khỏe mạnh.
  • Trào ngược dạ dày bệnh lý: Ở trẻ từ 0 đến dưới 12 tháng thường xuyên xuất hiện những cơn đau. Song tần suất dày đặc cộng với biểu hiện như bỏ bú, sụt cân,…bạn nên xem xét tới bệnh lý trào ngược dạ dày. Loại bệnh lý này tuy hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, song vẫn gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng bệnh ở trẻ sơ sinh cũng không mấy rõ ràng, thường gặp nhất chỉ là nôn trớ. Cha mẹ cần thật sự tinh tế để phát hiện những biểu hiện ngầm ở con nhỏ.

  • Trẻ nôn ra các dịch dày dày, sữa tạo thành váng đặc có mùi chua
  • Có dấu hiệu sụt cân, bỏ bú, chán ăn
  • Miệng bé thường xuyên có mùi chua
  • Bé hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc
  • Bé lừ đừ, ít hoạt động
  • Thường xuyên nôn và nôn ra rất nhiều
  • Hô hấp gặp khó khăn, có dấu hiệu ho liên tục

Khi có triệu chứng nghi ngờ trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trong bài viết, chúng tôi sẽ đề cập tới 4 nguyên nhân phổ biến nhất làm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân cụ thể như sau

  • Mất cân bằng: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, thường nằm ngang. Vì vậy sữa đi xuống dạ dày thường được giữ lại dạ dày lâu hơn. Nếu bạn đặt bé nằm khi vừa uống sữa  thì dạ dày sẽ cao hơn thực quản. Từ đó sữa trào ngược ra ngoài.
  • Thức ăn dạng lỏng: Trẻ sơ sinh chỉ uống sữa là chủ yếu trong 6 tháng đầu, ăn dặm cũng chủ yếu là thức ăn dạng lỏng. Những dạng chất này dễ len lỏi vào các cơ quan khác gây sặc hoặc kích thích nôn.
  • Do bệnh lý bẩm sinh: Các bệnh lý về hẹp khoang thực quản, hẹp môn vị,… dễ dẫn đến bệnh.
  • Trẻ ăn quá nhiều: Trẻ sơ sinh thường có xu hướng bú mẹ liên tục. Việc dồn nén cữ sữa trước – sau tăng áp lực cho dạ dày. Hơn nữa, thói quen vừa uống vừa ngủ khiến sữa bị giữ lại ở dạ dày.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Đối với chứng bệnh này ở trẻ sơ sinh, các phương pháp như sử dụng thuốc (kể cả thuốc tây, đông y, dân gian) đều không được khuyến khích. Chỉ trừ một số trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ phải kê thuốc ức chế gia tăng acid dạ dày. Quan trọng nhất là phải chú ý đến ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Như vậy có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng trên.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh gặp vấn đề về nôn trớ, trào ngược là không thể tránh khỏi. Song phụ huynh cần nắm một số phương thức phòng ngừa từ xa. Tránh tạo cơ hội cho trào ngược sinh lý biến thành bệnh lý, gây biến chứng cho trẻ.

  • Cho trẻ bú đúng tư thế: Đặt đầu trẻ cao hơn bụng, miệng ngậm đúng khớp. Không để trẻ vừa uống sữa vừa ngủ hoặc chơi đùa. Như vậy dễ gây sặc sữa và trào ngược dạ dày.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa: Trẻ dưới 1 tuổi vẫn còn uống sữa là chủ yếu. Vậy nên ta nên chia lượng sữa thành nhiều bữa nhỏ.
  • Uống lượng sữa đúng theo cân nặng của trẻ (đối với trẻ ăn sữa ngoài. Đối với trẻ bú mẹ nên cho trẻ bú sau 3 – 4 giờ., không cho bú liên tục.
  • Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú: Ở lần ăn sữa cuối cùng, trẻ thường ngậm một lượng sữa nơi cuống lưỡi. Nếu đặt trẻ nằm xuống ngay dễ gây sặc. Vì vậy, cần ôm bé khoảng 15 phút sau đó mới đặt xuống giường. Sau mỗi lần ăn sữa, cha mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ.
  • Dùng rơ lưỡi vệ sinh toàn bộ khoang miệng thường xuyên, nhất là sau khi vừa nôn. Gạc rơ lưỡi sẽ lấy đi toàn bộ cặn sữa chua còn giữ lại, làm trẻ bớt khó chịu

Xem thêm Bà bầu bị trào ngược dạ dày cách khắc phục hiệu quả

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cần đặc biệt cẩn trọng về tất cả loại bệnh nói chung, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nói riêng. Tóm lại, dù đối với người lớn hay trẻ nhỏ, bệnh cần được thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể. Nếu không, có thể sẽ biến chứng thành các loại bệnh lý khác. Điển hình như bệnh barrett thực quản trong bài viết sau đây.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y
Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y tốt không? Lưu ý gì?

Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y không còn là phương pháp quá xa lạ đối với mọi người Tìm hiểu thêm

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng an toàn, hiệu quả

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng được khuyến khích sử dụng nhờ những tác dụng tuyệt vời của gừng. Tìm hiểu thêm

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam
Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Có nhiều cách chữa trị khác nhau, trong đó, chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam. Biện pháp này Tìm hiểu thêm

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng 3 cách đơn giản

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không tác dụng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *