Trẻ bị đau họng khó nuốt biểu hiện bệnh gì? Phải làm sao?

Trẻ bị đau họng khó nuốt thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng diễn ra quá lâu sẽ trở nên nghiêm trọng khiến ba mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ bị đau họng khó nuốt ba mẹ nên làm gì? Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ bị đau họng khó nuốt triệu chứng bệnh gì?

Đau họng khó nuốt thường là cơ chế của cơ thể để báo hiệu tình trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang bị viêm nhiễm hoặc một vài vấn đề khác.

Do bị viêm amidan

Amidan là nơi sản xuất ra kháng thể IgG, sản sinh tế bào lympho cần thiết cho hàng rào miễn dịch. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng hay xuất hiện ở trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn non nớt, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ bị đau họng khó nuốt

Dấu hiệu của trẻ khi bị viêm amidan gồm:

  • Khô ngứa cổ họng, hơi thở có mùi bởi vi khuẩn tồn đọng ở hố amidan.
  • Trẻ chán ăn, khó nuốt khi ăn do amidan bị sưng phì đại.
  • Ăn uống khó tiêu.
  • Khó thở, bị ngáy khi ngủ.
  • Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi.

Khi bị viêm, trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể kê kháng sinh, thuốc giảm đau có chứa paracetamol để giảm đau và diệt viêm cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ đang trong thời kỳ bắt đầu ăn đồ cứng, ba mẹ nên nấu các món ăn mềm cho bé để tránh thiếu chất dinh dưỡng.

Do cảm lạnh

Cảm lạnh ở trẻ là bệnh lý do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh kéo dài và hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh. Biểu hiện ở trẻ là sốt cao, ho, nghẹt mũi, đau họng, khó nuốt thức ăn.

Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng trước 24 tháng tuổi, trung bình trẻ có thể mắc cảm lạnh từ 8-10 lần.

Bị viêm họng liên cầu

Liên cầu khuẩn Streptococus là nguyên nhân gây ra viêm họng, nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn do virus. Biểu hiện của tình trạng là:

  • Đau rát họng, khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc ngay cả khi nuốt nước bọt.
  • Sốt trên 38 độ.
  • Nổi ban đỏ.
  • Đau đầu, buồn nôn.
  • Đau mỏi cơ, nhức cơ, khớp.
  • Nổi hạch ở dưới hàm, xuất hiện nốt đỏ trong miệng.

Ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, trẻ từ 5-10 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng của bệnh. Trẻ nên nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối sinh lý và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng chủ yếu do virus đường ruột Enterovius gây ra, là một dạng bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng dễ bùng phát thành dịch truyền nhiễm, biến chứng viêm màng não nguy hiểm nếu không được điều trị và cách ly đúng hướng.

Trẻ bị đau họng khó nuốt triệu chứng bệnh gì

Biểu hiện gặp ở trẻ gồm:

  • Sốt cao trên 38 độ
  • Đau miệng và cổ họng gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn của trẻ
  • Trẻ quấy khóc khó chịu
  • Nổi mụn nước đỏ ở vùng tay, chân, quanh vùng miệng, mông, loét ở miệng.

Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày phát sinh do lượng axit dạ dày tăng cao, đẩy ngược lên thực quản. Bệnh gây ra chứng ợ chua, ợ nóng khiến trẻ bị đau rát cổ họng, quấy khóc.

Trẻ bị đau họng khó nuốt phải làm sao?

Việc điều trị chứng đau họng khó nuốt ở trẻ còn tùy thuộc vào nguyên nhân của từng triệu chứng gây ra bệnh. Cha mẹ có thể phòng ngừa đau rát họng cho con ngay tại nhà bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng máy lọc và tạo ẩm không khí: Việc trang bị máy lọc giúp không khí trong nhà được thông thoáng, sạch sẽ hơn do loại bỏ được một số loại vi khuẩn có hại. Đồng thời không khí ẩm có thể giúp con giảm bớt tình trạng đau rát họng, việc thở trở nên dễ chịu hơn.

Khi mua và dùng máy lọc, cha mẹ lưu ý vệ sinh máy hàng ngày. Việc này giúp giảm tình trạng sinh sôi của vi khuẩn đồng thời loại bỏ nấm mốc, cải thiện sức khỏe của con nhanh chóng hơn. Cha mẹ có thể giảm dần rồi ngưng sử dụng máy con đã cải thiện hơn, để bé hình thành miễn dịch dần.

  • Dùng dụng cụ hút mũi, đờm cho bé: Do trẻ nhỏ không tự xì mũi và đẩy đờm ra ngoài, chính vì vậy ba mẹ sẽ cần dùng dụng cụ hút mũi sau đó nhỏ nước muối sinh lý giúp rửa sạch và loãng đờm.
  • Khi ăn cho bé ngồi thẳng, ăn chậm, không xem điện thoại hoặc tivi tránh làm trẻ mất tập trung.
  • Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng để trị đau họng. `
  • Bổ sung nước uống cho trẻ: Cha mẹ cho bé uống nước đặc biệt là nước ấm, các loại nước ép hoa quả, chất điện giải, các thực phẩm mề, hạn chế đồ ăn cứng khó nhai để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

Trẻ bị đau họng khó nuốt phải làm sao

Xem thêm:

Phòng ngừa đau họng khó nuốt cho trẻ tại nhà

Tất cả các triệu chứng đặc biệt là đau rát họng khi nuốt của trẻ đều có thể kiểm soát và ngăn chặn được. Một số biện pháp bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm ngay tại nhà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Để bé cách xa, tránh tiếp xúc với các trẻ đang bị bệnh hoặc người lớn đang có biểu hiện bị bệnh cảm lạnh hoặc đau rát họng.
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người có thể là nguồn lây nhiễm bệnh.
  • Thay các dụng cụ cá nhân như bàn chải, khăn mặt,… ngay sau khi hết bệnh.
  • Rửa sạch và khử trùng tất cả đồ chơi và đồ dùng của con như ti giả, bình sữa,…
  • Người thân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi tiếp xúc gần với con.
  • Cùng con tập luyện thể dục thể thao và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Hy vọng rằng thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ba mẹ có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, chăm sóc con khỏe mạnh, tránh hiện tượng đau rát họng khi ăn, nuốt.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đau họng nổi hạch ở cổ
Đau họng nổi hạch ở cổ, ù tai, sổ mũi cần phải làm gì?

Nếu một ngày nọ bạn bỗng dưng bị đau họng nổi hạch ở cổ ù tai sổ mũi thì bạn Tìm hiểu thêm

Viêm họng xung huyết
Viêm họng xung huyết điều trị như thế nào nhanh khỏi?

Có bao giờ các bạn thắc mắc viêm họng xung huyết là gì? Cách điều trị như thế nào không? Tìm hiểu thêm

Viêm họng mủ
Viêm họng mủ trắng có tự khỏi không? Cách khắc phục?

Viêm họng mủ là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Bệnh có thể khiến người ta nhầm lẫn với Tìm hiểu thêm

Nước mũi chảy xuống họng
Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Nước mũi chảy xuống họng hay còn gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau là hiện tượng rất phổ Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *