Trẻ ho sổ mũi có nguy hiểm không? Cách điều trị nhanh dứt điểm

Trẻ ho sổ mũi chắc hẳn là vấn đề không còn quá xa lạ đối với các gia đình có con nhỏ. Tình trạng này sẽ gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè và khó chịu cho bé. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này? Ho sổ mũi có nguy hiểm không? Giải đáp những nghi vấn này bằng các thông tin sau đây.

trẻ ho sổ mũi

Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi?

Ho sổ mũi là tình trạng xuất hiện rất phổ biến ở các trẻ nhỏ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các tác nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ bằng các thông tin sau đây:

Mắc các bệnh về mũi họng

Lúc trẻ còn nhỏ thì hô hấp cũng như sức khỏe còn yếu và kém, vậy nên nếu như các điều kiện thuận lợi như hóa chất, bụi bẩn, thời tiết cũng như vi khuẩn gây hại phát triển,… sẽ tạo ra các cơ hội cho chúng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh lý ở trẻ nhỏ như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi,…

Các bệnh này đều gây ra những hiện tượng ho khan, ho có đờm, sổ mũi, ngứa rát họng,… Ngoài ra, nếu như cứ kéo dài tình trạng này sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trẻ ho sổ mũi do gặp vấn đề về thanh quản, phổi

Nếu như bé xuất hiện các tình trạng như ho, đi kèm sổ mũi và dần bị mất giọng, khàn giọng, khàn tiếng,… thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo các nghi vấn có thể trẻ đang bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do vi khuẩn, virus từ hệ hô hấp hoặc các loại hô hấp cảm cúm cũng như cảm lạnh làm ảnh hưởng tới các bộ phận cơ thể như phổi và thanh quản. Chính vì vậy, các mẹ không nên chủ quan nếu như thấy bé xuất hiện các tình trạng bất thường này.

Trẻ bị dị ứng

Chính vì hệ hô hấp của trẻ con đang còn nhạy cảm, cũng như sức đề kháng kém sẽ khiến cho việc tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường như: phấn hoa, lông của động vật, khói thuốc, bụi bẩn,… sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Đây là một trong những vấn đề gây ra dấu hiệu ho và sổ mũi và đi kèm các cơn ho hen suyễn.

Chính vì vậy, các gia đình cần lưu ý cho bé sống trong môi trường sạch sẽ để hạn chế được tình trạng ho, ngứa rát và gây ra dị ứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh

Nếu thường xuyên cho trẻ ở trong phòng mở điều hòa lạnh quá lâu hoặc không cho trẻ giữ ấm cơ thể vào mùa đông sẽ gây ra các tình trạng trẻ ho sổ mũi. Đặc biệt với những giai đoạn giao mùa từ hè sang đông thì các mẹ nên giữ ấm cho bé đúng cách để giảm thiểu tình trạng cảm lạnh.

Nếu như để trẻ bị cảm lạnh không chỉ gây ra các cơn ho cũng như sổ mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

trẻ ho sổ mũi

Xem thêm:

Trẻ ho sổ mũi nhiều ngày có nguy hiểm không?

Việc các bé bị ho rát cổ họng hoặc sổ mũi kéo dài khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng rằng không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không. Mũi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, chúng tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố cũng như dị nguyên gây ra hiện tượng ho và sổ mũi liên lục.

Thông thường, đây có thể là một trong những phản ứng bình thường của hệ hô hấp để chống chịu trước các tác động bên ngoài như nhiệt độ, bụi bẩn hoặc không khí lạnh, ô nhiễm,… Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài mà không được đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời thì các bệnh như viêm nhiễm hệ hấp dưới có thể làm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Nếu như hiện tượng ho khan, ho có đờm, sổ mũi  bị khởi phát từ các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản,… mà các gia đình không thể phát hiện để đưa ra giải pháp điều trị cũng như xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Điều này sẽ khiến bệnh lý trở nên nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Đây chính là lý do nếu như phụ huynh phát hiện trẻ ho sổ mũi thì không nên coi thường mà đưa bé đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời.

Trẻ bị ho kèm theo sổ mũi phải làm thế nào?

Dưới đây là các phương pháp chữa trị khi trẻ xuất hiện tình trạng ho và sổ mũi mà các mẹ nên lưu tâm để lựa chọn.

trẻ ho sổ mũi

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà

Nếu bé có các biểu hiện như: ho từng đợt, nghẹt mũi, chảy nước mũi thì mẹ nên áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian siêu hiệu nghiệm sau:

Vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên

Nước muối là một trong những loại chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch cho niêm mạch mũi họng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp rất hiệu quả.

Các mẹ cần thực hiện các bước sau nếu như bé xuất hiện các triệu chứng khó chịu do ho gây ra:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý NaCL 0.9% và 1 chiếc khăn mềm sạch.
  • Bước 2: Các trẻ lớn thì mẹ nên dạy cách xì mũi, đối với trẻ sơ sinh thì nên sử dụng các dụng cụ hút sạch dịch mũi trước khi nhỏ nước muối.
  • Bước 3: Đặt bé nằm nghiêng ở trên giường và kê chiếc khăn ngay ở phần dưới mông để đảm bảo cho phần đầu thấp hơn phần mông.
  • Bước 4: Sử dụng 1 tay đỡ đầu trẻ rồi đưa đầu ống lọc nước muối sinh lý vào trong hốc mũi khoảng từ 1 đến 3 giọt. Mẹ giữ tư thế bé và chờ cho đến khi nước muối ngầm vào bên trong rồi sử dụng tay đẩy để cho hỉ mũi bong ra.
  • Bước 5: Sử dụng khăn mềm để vệ sinh thật sạch mũi cho bé.

Chữa ho bằng quất và húng chanh

Mẹo chữa ho này được nhiều mẹ áp dụng bởi sự hiệu quả của nó mang lại rất cao mà cách thực hiện rất đơn giản.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20 lá húng chanh và 4 đến 5 quả quất xanh. Mang 2 thức quả này rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt đi rồi mang chúng đi xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này vào bát và thêm 1-2 thìa đường phèn rồi mang đi chưng cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Chưng xong thì chờ nguội rồi chắt lấy phần nước cho trẻ uống để giảm ho.

Lưu ý: mẹo này chỉ áp dụng cho những bé bị ngạt mũi và ho có độ tuổi trên 1. Đối với những bé ho sổ mũi lâu ngày thì cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Sử dụng lá hẹ

Bên trong hẹ là những thành phần có hiệu quả trị ho đặc biệt an toàn đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, nếu như con xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, ho thì các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc từ hẹ như:

  • Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá hẹ mang đi rửa sạch cho vào bát rồi thêm chút đường phèn và mang đi chưng cách thủy. Sau đó, chắt lấy phần nước để bé uống liên tiếp kiên trì trong khoảng 3 ngày để cải thiện sổ mũi và ho.
  • Cách 2: Sử dụng hẹ và quất xanh, kết hợp với mật ong rồi mang đi hấp cách thủy. Sau đó, chắt lấy nước cốt rồi mang cho trẻ uống để giảm nhanh tình trạng ho sổ mũi.

Trẻ bị ho và sổ mũi uống thuốc gì?

Ngoài các biện pháp điều trị dân gian trên, bạn có thể cho trẻ uống một số các loại thuốc có tác dụng trị ho cũng như sổ mũi vô cùng hiệu quả, bao gồm:

  • Sử dụng siro trị ho: Siro có tác dụng giảm nhanh các tình trạng ho khan, ho có đờm cũng như các triệu chứng ngạt họng và sổ mũi. Các loại siro bạn có thể lưu ý dành cho trẻ như: Tiffy, Passedyl, Astex, Atussin,…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh histamin: Loại thuốc này được kê đơn bởi các bác sĩ giúp giải quyết nhanh các trường hợp trẻ bị ho và sổ mũi. Chúng có tác dụng chống dị ứng, giảm ho, giảm chảy nước mũi và nghẹt mũi hiệu quả. Thuốc dùng cho trẻ sẽ được bào chế dưới dạng siro hoặc dung dịch như các loại Chlorpheniramin, Dexchlorpheniramin, dextromethorphan, codein…
  • Loại thuốc đặc trị ho: Các loại thuốc như Codein,  Dextromethorphan,… sở hữu tác dụng ức chế các cơn ho nhanh chóng và từ đó giảm ho hiệu quả hơn (dùng loại thuốc này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và khó ngủ).
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường dùng cho những trẻ bị sổ mũi do bị nhiễm khuẩn, một số thuốc thường dùng như: tetracyclin, corticoid,…

Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng được đánh giá là giải pháp có khả năng tán phong hàn, giải cảm, chống lạnh, giảm ho và sổ mũi vô cùng hiệu quả. Phương pháp này áp dụng hoàn toàn các biện pháp tự nhiên nên hầu như không gây ra tác dụng phụ và còn đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Các loại thuốc điều trị ho thông dụng như: quả kha tử, kim ngân hoa, gừng,.. Hiện nay, thị trường xuất hiện các sản phẩm được bào chế từ Đông y. Chính vì thế, các mẹ có thể lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

trẻ ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩm dinh dưỡng là một trong những lưu ý mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Trong quá trình chữa bệnh, việc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Bởi vậy, các mẹ nên lưu ý một số điều sau khi lựa chọn thực đơn hàng ngày cho bé.

Thực phẩm trẻ nên ăn

  • Các mẹ nên lưu ý trong bữa ăn cần đảm bảo đầy tủ 4 loại thực phẩm là chất béo, đạm, rau xanh và tinh bột.
  • Nếu muốn sử dụng các thực phẩm có vỏ cứng thì cần lột sạch vỏ cẩn thận để tránh tình trạng trẻ nuốt phải làm tổn thương đến cổ họng và gây ho nhiều hơn.
  • Nên cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày để giúp cho niêm mạc mũi hỏng ẩm để giảm ho cũng như sổ mũi.
  • Nên chế biến thức ăn thành các dạng dễ nuốt để giảm đau họng như: cháo, súp,…
  • Sử dụng nhiều các thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: thịt bò, trứng, sữa,…
  • Những loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin C và khoáng chất thì mẹ nên chế biến cho bé ăn thường xuyên để hỗ trợ cải thiện bệnh.

Thực phẩm trẻ không nên ăn

  • Lưu ý hạn chế cho bé sử dụng các đồ lạnh như đá lạnh, kem, sữa chua,… bởi có thể sẽ khiến tình trạng ho của trẻ không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
  • Sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối hoặc dầu mỡ sẽ gây kích ứng và  khiến các bệnh lý về đường hô hấp trở nên nặng hơn.
  • Giảm ăn các món ăn nóng, cay, nhiều tiêu, nhiều ớt,… vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bé tăng nhiệt và làm tình trạng ho và sổ mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Những loại đồ uống có ga cần hạn chế cho bé sử dụng nếu bạn muốn bé điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Các phòng ngừa ho sổ mũi ở trẻ nhỏ

Để hỗ trợ phòng ngừa cũng như cải thiện dễ dàng hơn các tình trạng ho nghẹt mũi cũng như giảm thiểu tình trạng ho, nghẹt mũi cho bé thì các mẹ cần lưu ý.

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ đặc biệt là vào mùa thu đông bởi đây là thời điểm bé dễ bị nhiễm lạnh nhất.
  • Vệ sinh thường xuyên mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ nhanh chóng các vi khuẩn và có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn.
  • Không để cho trẻ tiếp xúc với những môi trường có nhiều hóa chất và khói bụi cũng như thuốc lá,… bởi đây là tác nhân chủ yếu gây ra ho sổ mũi ở trẻ  nhỏ.
  • Vệ sinh và đảm bảo cho không gian ở luôn sạch sẽ, chú ý không nên nuôi chó mèo trong nhà nếu như bé bị dị ứng với lông thú.

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng, tình trạng trẻ ho sổ mũi bị gây ra với nhiều tác nhân khác nhau. Mỗi bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của trẻ nếu có dấu hiệu bất thường cần mang trẻ đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin

thuốc dân gian trị ho
Những bài thuốc dân gian trị ho đơn giản mà hiệu quả cao

Phó mặc cho sự phát triển đa dạng của các loại thuốc Tây, hiện nay việc áp dụng các bài Tìm hiểu thêm

Diếp cá trị ho
Bí quyết dùng diếp cá trị ho hiệu quả ngay tại nhà

Một trong những phương pháp trị ho dân gian có từ lâu đời và được tin dùng là sử dụng Tìm hiểu thêm

ho khan ngứa cổ
Ho khan ngứa cổ là bệnh gì? Phải làm sao để chữa khỏi

Ho khan ngứa cổ là một trong những tình trạng sức khỏe thường xuyên xảy ra ở mọi lứa tuổi, Tìm hiểu thêm

cây thuốc nam trị ho
10 Cây thuốc nam trị ho hiệu quả dễ kiếm quanh nhà

Sử dụng cây thuốc nam trị ho là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi không Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *