Viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Loại gen gây bệnh?

Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vậy, cơ chế gây bệnh của căn bệnh này là gì? Liệu chúng có liên quan đến các cấu trúc gen hay không? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý đặc biệt khiến hệ thống xương khớp bị tổn thương và gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng tay chân của người bệnh. Tuy nhiên, khác với các bệnh lý xương khớp khác, nguyên nhân gây ra những tổn thương này không hề liên quan đến yếu tố chấn thương hay thoái hóa mà là do sự tấn công của hệ miễn dịch lên chính những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh. Chính vì thế, nó được coi là một dạng bệnh tự miễn và cũng là một bệnh mãn tính cần điều trị trong thời gian dài.

Cho đến nay, lý do khiến hệ miễn dịch tự tấn công lên chính những tế bào xương khớp lành tính vẫn là một câu hỏi lớn và chưa hề được làm sáng tỏ. Vì thế, việc tin rằng viêm khớp dạng thấp có di truyền là một nhận định không hoàn toàn đúng đắn. Bởi, trên thực tế, trong một gia đình, không phải cứ bố mẹ mắc bệnh thì con cái cũng sẽ gặp phải các vấn đề như vậy. Các nhà khoa học cũng tin rằng, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp không chỉ xuất phát từ yếu tố di truyền, mà còn liên quan mật thiết đến các yếu tố bên ngoài như môi trường sống.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không

Dựa trên các số liệu thống kê, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vai trò của yếu tố di truyền chiếm từ 52-68% trong việc dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, nếu cả ba và mẹ đều mắc bệnh thì xác suất bị bệnh của đứa con sẽ vào khoảng 25-60%. Đối với các cặp sinh đôi cùng trứng (có cùng một mã gen), nếu một đứa trẻ bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng mắc bệnh của đứa trẻ còn lại là 15%. Ngược lại, với các cặp sinh đôi khác trứng thì tỉ lệ này sẽ nhỏ hơn rất nhiều, vào khoảng 4%.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trẻ em khi sống cùng cha mẹ là người hút thuốc lá, hoặc thường xuyên sống trong môi trường có khói thuốc thì có khả năng bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác. Thêm vào đó, nếu trẻ bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng cao gấp nhiều lần. Điều này chứng tỏ yếu tố môi trường cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bệnh lý.

Như vậy, viêm khớp dạng thấp không phải là một bệnh di truyền, mà chỉ là một căn bệnh có chịu một phần tác động từ yếu tố gen gây bệnh. Mặc dù cha mẹ bị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể truyền gen bệnh cho con, song để các gen bệnh này biểu hiện thành bệnh lý còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Chính vì thế, ngay cả các bác sĩ hay nhà khoa học cũng không thể biết chính xác được liệu trong tương lai, một đứa trẻ có thể mắc căn bệnh này hay không.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Gen di truyền viêm khớp dạng thấp

Thông qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 mã gen có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền. Đây cũng là cơ chế khiến cho khả năng di truyền bệnh từ cha mẹ sang con cái lên tới gần 70%. Trong đó, có thể kể đến một số mã gen điển hình như sau:

HLA

HLA là một phức hợp bao gồm nhiều mã gen có vị trí nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Đây cũng là hệ kháng nguyên phức tạp và đa hình nhất trong cơ thể người với khoảng 3,5 triệu nucleotide. Cấu trúc của gen HLA giữa người với người, hoặc giữa người với sinh vật rất khác nhau. Vì thế, chúng có thể phân biệt được các protein lạ và kích thích hệ miễn dịch đào thải những mô này. Với những người có gen HLA đặc biệt, nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp sẽ cao hơn gấp gần 5 lần so với người bình thường.

STAT4

STAT4 là một gen quy định mã hóa protein thuộc nhóm STAT. Đây là loại protein tham gia kích hoạt quá trình phiên mã ở nhân tế bào, đồng thời là chất trung gian cho các phản ứng trong tế bào miễn dịch lympho T. Khi gen STAT4 bị đột biến, hệ miễn dịch sẽ bị đảo lộn và trở nên rối loạn, gây ra các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, vảy nến…

Gen di truyền viêm khớp dạng thấp

TRAF1/C5

Theo các nghiên cứu khoa học, gen TRAF1/C5 nằm trên NST số 9 có ảnh hưởng khá lớn đến việc hình thành các bệnh tự miễn như tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp hay lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó, cả hai gen TRAF1 và C5 đều có khả năng di truyền và liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của tế bào miễn dịch lympho B- một dạng bạch cầu tham gia vào các phản ứng viêm mãn tính.

PTPN22

PTPN22 là một gen nằm trên cánh ngắn của NST số 1 của người. Protein được mã hóa bởi gen này là một dạng enzym có nhiều trong các mô bạch huyết, tham gia vào việc truyền tín hiệu giúp kiểm soát hoạt động của tế bào T trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, khi xảy ra các thay đổi ở gen PTPN22, nguy cơ xảy ra các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng sẽ tăng lên hoặc giảm đi, tùy theo từng loại đột biến.

Tuy nhiên, không phải cứ mang các gen gây bệnh như trên thì người bệnh sẽ chỉ mắc phải chứng viêm khớp dạng thấp. Bởi, các gen này không chỉ liên quan đến duy nhất một căn bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác. Thêm vào đó, chỉ khi có sự tác động thuận lợi của yếu tố môi trường, gen bệnh mới có khả năng biểu hiện thành kiểu hình và bệnh lý. Vì thế, bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, người mang gen bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xem thêm Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Nên ăn gì giảm đau, nhanh khỏi?

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng viêm khớp dạng thấp có di truyền. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh cũng như cách phòng tránh chúng. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Tám, 2020 bởi admin

bệnh án viêm khớp dạng thấp
Bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền (YHCT) là một dạng hồ sơ ghi chép và Tìm hiểu thêm

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?

Viêm khớp cổ tay là một bệnh lý làm mất đi sự linh hoạt ở cổ tay, nếu không chữa Tìm hiểu thêm

Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Viêm khớp vảy nến là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tàn phế suốt đời nếu không được điều Tìm hiểu thêm

Đau nhức xương khớp ở người trẻ
Đau nhức xương khớp ở người trẻ cách phòng ngừa hiệu quả

Đau nhức xương khớp ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng theo thời gian và trở thành tình Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *