Viêm phế quản có truyền nước được không? Truyền loại nào

Viêm phế quản có truyền nước được không? Truyền nước là phương pháp mà nhiều người đã nghĩ đến khi bị viêm phế quản. Khi đó người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo tình trạng nghẹn ở cổ họng và sốt nhẹ. Vậy điều này có nên hay không? Có phải ai bị viêm phế quản thì cũng truyền nước? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé.

Viêm phế quản có truyền nước được không?

Khi có thể chúng ta mệt, ốm yếu thì có thể các chất điện giải trong cơ thể giảm. Chưa kể trường hợp người bệnh mệt đến nỗi không ăn uống được thì sức khỏe càng yếu. Lúc này đã có không ít người tìm đến việc truyền nước nhằm đưa các chất cần thiết vào cơ thể. Từ đó bổ sung chất để sức khỏe dần hồi phục và chỉ số các chất trong máu được cân bằng. 

Viêm phế quản có truyền nước được không?

Việc tự ý truyền nước không những không tốt cho cơ thể mà nó còn gây ra những tác dụng phụ. Đối với người bị viêm phế quản, người bệnh thường có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, thở khò khè. Kèm theo đó là các biểu hiện sốt và mất nước với mức độ khác nhau. Do đó, không phải với ai bác sĩ cũng chỉ định truyền nước. Những trường hợp viêm phế quản được bác sĩ chỉ định truyền nước thường có các biểu hiện sau: Người bệnh bị hao hụt một lượng nước lớn trong cơ thể cần phải truyền nước để đảm bảo đủ lượng nước. Một số người thì lại bị giảm các chỉ số khác, cơ thể uể oải, không có cảm giác muốn ăn. Hoặc trong những trường hợp người bệnh bị sốt trong nhiều ngày, sốt cao. 

Do vậy, khi bị viêm phế quản người bệnh có thể truyền nước trong những trường hợp cần. Tuy nhiên quyết định truyền nước hay không cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân theo phác đồ điều trị. Nếu người bệnh chỉ bị hơi sốt nhẹ, các chỉ số trong máu vẫn bình thường thì không cần phải truyền nước. Trong trường hợp này tốt nhất bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày và bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu lạm dụng việc truyền nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này có thể gây áp lực lên tim khiến cho tim phải hoạt động liên tục gây ra hiện tượng tụt huyết áp, dẫn đến nguy cơ tử vong.

Người bị viêm phế quản có thể truyền các loại nước nào?

Cũng như các bệnh lý khác, người bị viêm phế quản có thể được bác sĩ chỉ định tiêm các loại nước khác nhau. Có người thì truyền muối và kali do đang thiếu hụt các thành phần này. Có người lại truyền các dưỡng chất lipid, vitamin, đạm. 

Trên đây là một số loại nước được bác sĩ chỉ định tiêm cho người bị viêm phế quản. Tuy nhiên không phải bệnh nhân cần truyền nước nào cũng tiêm các nhóm nước giống nhau. Căn cứ vào thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành tiêm các nhóm nước riêng. 

Người bị viêm phế quản có thể truyền các loại nước nào?

Sau khi xác định rõ sức khỏe cơ thể bệnh nhân và các chỉ số cụ thể thì bác sĩ sẽ biết chính xác bệnh nhân thiếu hụt chỉ số nào. Phổ biến nhất là người bệnh viêm phế quản thường được bác sĩ chỉ định truyền nước nhóm các chất điện giải.  Khi đó cơ thể người bệnh thường bị mất nước và giảm các chỉ số điện giải. 

Viêm phế quản bác sĩ Vưỡng

Những điều cần lưu ý khi truyền nước cho người bị viêm phế quản

Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường. Chỉ có cơ sở y tế uy tín mới đảm bảo các điều kiện y tế, cơ sở vật chất và chuyên môn để chữa trị cho bệnh nhân. Trước khi tiến hành tiêm đội ngũ y bác sĩ phải các dụng cụ y tế đã được khử khuẩn sạch. Đồng thời họ biết cách điều chỉnh tốc độ chảy của dung dịch truyền, chủ động tiếp thêm khi cần và tắt van khi đã hết dung dịch. 

Trước khi truyền nước người bệnh phải được bác sĩ làm các xét nghiệm lâm sàng. Người bệnh truyền nước được bác sĩ theo dõi trong suốt thời gian đó. Trường hợp có biến chứng hay phản ứng đột ngột của cơ thể thì kịp thời xử lý ngay.

XEM THÊM Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Như vậy, bạn đã hiểu hơn về vấn đề viêm phế quản có truyền nước được không? Người bệnh viêm phế quản dù cần truyền nước hay không thì cũng cần theo dõi những chuyển biến trong cơ thể. Nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường thì cần thông báo cho bác sĩ ngay. 

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Giãn phế quản
Giãn phế quản là gì? Có lây không? Thuốc điều trị

Giãn phế quản đã và đang là căn bệnh “không của riêng ai”, xảy ra ở mọi đối tượng với Tìm hiểu thêm

chức năng của phế quản
Phế quản là gì? Vị trí và chức năng của phế quản trong cơ thể

Phế quản là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người, có nhiệm vụ quan trọng Tìm hiểu thêm

Điều trị viêm phế quản như thế nào
Viêm phế quản là gì? Có nguy hiểm không? Tự khỏi được không

Viêm phế quản là căn bệnh rất quen thuộc ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ người mắc bệnh rất Tìm hiểu thêm

Bé bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi
Bé bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Bị tái đi tái lại phải làm sao?

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản là điều không thể tránh khỏi khi bố mẹ chủ quan và không chăm Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *