Viêm xoang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm xoang là bệnh đường hô hấp trên khá phổ biến. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Để kiểm soát được căn bệnh này cần hiểu được viêm xoang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa… Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang là gì?

Xoang chính là phần sụn xốp ở phía bên trong xương. Nó có cấu trúc nhiều hốc lỗ chỗ y hệt như san hô. Các hang hốc lớn nhỏ được bao phủ bởi lớp niêm mạc rất mỏng. Xoang có hệ thống tân dịch, mạch máu có chức năng chứa đựng và lưu thông chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho xương. Đồng thời giúp giảm tỉ trọng của xương.

Viêm xoang tiếng anh gọi là Sinusitis. Đây là hiện tượng niêm mạc hô hấp tại xoang cạnh mũi bị viêm. Tình trạng này làm tăng dịch nhầy ở niêm mạc của xoang và gây tắc nghẽn xoang.

Nếu bệnh có diễn biến nhanh chóng và phục hồi dưới 1 tháng được gọi là viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên dai dẳng và kéo dài trên 3 tháng gọi là viêm xoang mãn tính. Bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này.

Viêm xoang

Các loại viêm xoang

Có những loại viêm xoang thường gặp như:

  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang bướm
  • Viêm đa xoang (nhiều xoang cùng bị viêm nhiễm)

Triệu chứng viêm xoang

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh viêm xoang như sau:

  • Đau nhức tại các xoang.
  • Ho nhiều, nhất là khi đêm xuống.
  • Trán và mặt bị đau nhức, cảm giác như bị vật gì đè nặng.
  • Nghẹt mũi,chảy nước mũi. Nước mũi trong suốt hoặc có màu vàng xanh.
  • Đau cổ, rát họng vì dịch nhầy kích thích ở cổ họng.
  • Mũi không ngửi được vì cuốn mũi bị sưng phù, dịch mủ làm ảnh hưởng đến thần kinh khứu giác.

Triệu chứng viêm xoang

Triệu chứng viêm xoang nặng

Ở mức độ cấp tính, các dấu hiệu trên sẽ không còn nữa sau 7 – 30 ngày. Nếu bệnh vẫn kéo dài thì bạn nên đi gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như:

  • Cảm thấy khó thở, thở ngắt quãng từng đợt.
  • Mắt sưng và có quầng thâm mắt.
  • Trán sưng tấy lên, đầu đau như búa bổ.
  • Cổ họng bị đau cứng.
  • Đầu óc lú lẫn, đôi khi người bệnh còn nói sảng.

Nguyên nhân viêm xoang

Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân là thủ phạm gây nên bệnh viêm xoang. Tiêu biểu nhất là

  • Do các tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang bị nhiễm vi khuẩn, virus làm viêm xoang cấp tính.
  • Khi cơ thể mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng,
  • Hệ thống đưa dịch nhầy ra ngoài xoang hoạt động yếu,…
  • Sức đề kháng của cơ thể quá yếu không thể chống chọi lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.
  • Gặp sự cố trong phẫu thuật làm lệch vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi dẫn đến lưu thông kém ở mũi xoang.
  • Bẩm sinh đã bị hẹp xoang hoặc xoang bị khô cũng là nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính.
  • Môi trường bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, thời tiết thay đổi đột ngột cũng làm cho cơ thể bị dị ứng, dễ bị viêm xoang hoặc tái phát bệnh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố như rối loạn hệ miễn dịch, bị xơ nang, nhiễm bệnh HIV/AIDS, bị hen suyễn, hút thuốc lá nhiều,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang.

Viêm xoang có nguy hiểm không?

Rất nhiều người tự ý mua thuốc uống để trị viêm xoang mà không điều trị đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài ngày càng nặng hơn. Một số biến chứng của bệnh viêm xoang có thể kể đến như:

  • Viêm mũi, viêm họng mạn tính, viêm xoang mạn
  • Viêm phế quản, viêm phổi
  • Viêm tai giữa, viêm thanh quản
  • Viêm tấy ổ mắt, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh thị giác thậm chí dẫn đến mù lòa.

Ngoài ra, viêm xoang còn gây biến chứng cho não như áp- xê não, nguy hiểm hơn là viêm màng não mủ có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Như vậy, bạn không nên chủ quan với bệnh viêm xoang và khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh cần tiến hành điều trị ngay, tránh để “đêm dài lắm mộng” bạn nhé.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Chẩn đoán viêm xoang

Để chẩn đoán viêm xoang chính xác, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh như số lần viêm xoang trong một năm, các hoạt động của người bệnh trước khi có triệu chứng bệnh.

Thực hiện khám mũi, họng và tai, nghe lồng ngực bằng ống nghe y khoa

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán khác nếu cần. Các xét nghiệm gồm có:

  • Nội soi mũi họng: Khi soi quan sát được dịch xanh hoặc vàng chảy xuống các khe xoang và niêm mạch xung quanh bị sưng đỏ, phù nề và xuất tiết.
  • Chụp X-quang, CT scan xoang hoặc chụp MRI: Quan sát sẽ thấy dịch trong hốc xoang, niêm mạc khe xoang bị phù nề, xác định nguyên nhân viêm xoang.

Thuốc đặc trị viêm xoang

Các loại thuốc đặc trị viêm xoang được sử dụng hiện nay gồm có:

  • Thuốc dạng xịt, nhỏ

Các loại thuốc có chứa corticoid như fluticasone propionate, beclomethasone dipropionate, triamcinolone acetonide, budesonide. Một số thuốc dạng xịt có thành phần chlorzoxazone, phenylephrine, naphazoline, hoặc pseudoephedrine.

  • Thuốc dạng uống

Thuốc thông mũi dạng siro hoặc viên nang dùng để uống có thành phần có tác dụng tương tự phenylephrine hoặc ephedrine. Thuốc giảm đau như paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, aspirin.

  • Thuốc kháng sinh, thuốc dạng xịt chứa corticoid, thuốc kháng histamin được bác sĩ kê đơn trong trường hợp viêm xoang nặng.

Thuốc đặc trị viêm xoang

Phác đồ điều trị viêm xoang

Đối với viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong những trường hợp cần thiết.

Phác đồ điều trị đối với trường hợp cấp chủ yếu là điều trị nội khoa sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp cần thiết mới áp dụng biện pháp phẫu thuật.

Thuốc kháng sinh

Bệnh nhân viêm xoang thường được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, tình trạng diễn biến của bệnh và lịch sử sử dụng thuốc kháng sinh của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp.

Nếu tình trạng viêm xoang nặng thì thời gian sử dụng kháng sinh trước đó kéo dài từ 10 – 14 ngày.

Nếu bệnh nhân viêm xoang ở mức độ nhẹ và không dùng kháng sinh trước đó khoảng 1 – 1,5 tháng thì sử dụng kháng sinh Clavulanate/Amoxicillin, Cefuroxime/Cefpodoxime hoặc Cefdinir. Nếu người bệnh dị ứng với beta- lactam thì thay thế bằng Doxycycline và Macrolide (người lớn), Macrolide (trẻ em).

Trường hợp bệnh nhân đã dùng kháng sinh trong thời gian 1 – 1,5 tháng trở lại đây thì sử dụng Quinolone, Amoxicillin/clavulanate, Ceftriaxone.

Trong vòng 3 ngày đầu tiên, nếu không có kết quả thì cần tiến hành chẩn đoán và điều trị theo hướng khác.

Thuốc xịt mũi

Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trong các tiệm thuốc tây làm sạch dịch nhầy trong mũi, làm dịu niêm mạc và giúp đường hô hấp được thông thoáng hơn. Đồng thời, sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid trong khoảng 3 ngày để giảm sưng niêm mạc và hạn chế tiết dịch.

  • Một số loại thuốc xịt mũi không cần kê toa gồm: Naphazoline, Chlorzoxazone, Pseudoephedrine, Phenylephrine.
  • Một số loại thuốc xịt mũi cần kê toa: Triamcinolone, Flunisolide, Beclomethasone, Vancenase.

Corticoid toàn thân

Nếu các loại thuốc xịt mũi corticosteroid không có hiệu quả, bạn có thể xem xét áp dụng  corticoid toàn thân. Khi sử dụng liệu pháp này cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt vì thuốc này có khả năng gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

Một số thuốc có thể sử dụng là thuốc kháng sinh macrolide, Guaifenesin hay thuốc kháng thụ thể leukotriene.

Thuốc kháng histamine

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng, hãy sử dụng thuốc kháng histamine để ngăn chặn tình trạng viêm ở niêm mạc xoang. Một số loại thuốc kháng histamine tiêu biểu như Desloratadine, Loratadine, Fexofenadine.

Phẫu thuật xoang

Sau tối đa 4 – 6 tuần điều trị viêm xoang bằng các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn nhưng không có hiệu quả thì có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật xoang.

Phác đồ điều trị viêm xoang

Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần chụp CT và khám nội soi để xác định mức độ tổn thương ở niêm mạc xoang và tìm thấy tắc phức hợp lỗ ngách. Nếu người bệnh đã xuất hiện các biến chứng, cấu trúc xoang trở nên bất thường thì nên điều trị ngoại khoa để làm thông mũi xoang và hỗ trợ lưu thông trong các xoang.

  • Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vách ngăn mũi bị xéo, loại bỏ polyp trong mũi hoặc chít hẹp giải phẫu phức hợp tổ ngách. (Phẫu thuật nội soi chức năng xoang)
  • Đôi khi, bác sĩ phải tiến hành mở xoang để sinh thiết xoang và tạo đường dẫn lưu thông vào mũi. (Phẫu thuật xoang mở)

Điều trị tại nhà

Để nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài các biện pháp điều trị trên, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp tại nhà như sau:

  • Xông mũi 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 phút để đường thở được thông thoáng.
  • Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, giảm đau rát.
  • Dùng thuốc Guaifenesin để làm loãng đờm, tăng dẫn lưu của xoang.
  • Dùng thuốc giảm đau đầu và chống viêm ở niêm mạc xoang.

Phòng ngừa viêm xoang hiệu quả

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, mỗi người nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Cần tránh những tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, nấm mốc, không khí ô nhiễm, khói bụi…
  • Luôn vệ sinh mũi họng sạch sẽ ngăn ngừa bệnh mũi họng dẫn đến viêm xoang
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, không để nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh
  • Mỗi khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, khói xe, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại
  • Luôn giữ ấm vùng mũi họng khi trời trở lạnh bằng cách mặc đủ ấm, quàng khăn, đeo găng tay, tất chân…
  • Khi mắc các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm họng cần điều trị triệt để, tránh diễn tiến nặng, biến chứng gây viêm xoang.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm xoang. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng khi cần thiết nhé.

Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Mười, 2020 bởi admin

Cách trị cảm cúm sổ mũi nhanh nhất
Cách trị cảm cúm sổ mũi nhanh nhất và an toàn

Cảm cúm sổ mũi là một bệnh lí với nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như ho, Tìm hiểu thêm

Viêm xoang kiêng gì
Viêm xoang kiêng gì? Nên ăn gì nhanh khỏi bệnh?

Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị. Do đó, viêm xoang kiêng gì và nên ăn gì nhận Tìm hiểu thêm

Viêm mũi có mủ
Viêm mũi có mủ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi có mủ là một căn bệnh về đường hô hấp thường gặp. Chắc hẳn nhiều độc giả sẽ Tìm hiểu thêm

viêm xoang có lây không
Viêm xoang có lây không? Bệnh lây nhiễm qua đường nào?

Viêm xoang có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi ngày nay số người mắc phải Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *