Ăn không tiêu là chứng bệnh thường gặp hằng ngày, tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn nếu ăn không tiêu lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh đường tiêu hóa. Cụ thể tại sao chúng ta bị ăn không tiêu và nên làm gì để chấm dứt sự phiền toái này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Ăn không tiêu là bệnh gì?
Ăn không tiêu là một thuật ngữ chỉ hiện tượng rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng điển hình là đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng, người mệt mỏi do thức ăn không được tiêu hóa trong dạ dày. Bệnh gặp ở tất cả các độ tuổi, không phân biệt nam nữ, già trẻ.
Ăn không tiêu khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là:
- Ăn quá nhiều đồ ăn một lúc: Sau một ngày làm việc mệt mỏi cơ thể cần nạp thức ăn để có thêm năng lượng tuy nhiên việc ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Đặc biệt nếu bữa ăn của bạn quá nhiều đạm động vật, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, quá nhiều tinh bột hoặc nước uống có ga thì dạ dày sẽ mất khoảng thời gian dài để xử lý chúng dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
- Thói quen khi ăn: Nhiều người thường vừa ăn uống vừa xem ti vi, xem điện thoại hay trò chuyện quá nhiều… không tập trung vào việc nhai, nhai qua loa rồi nuốt sẽ khiến dạ dày phải hoạt động với công suất cao hơn để tiêu hóa lượng thức ăn vừa hấp thu.
- Dùng quá nhiều thuốc tây: Các loại kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau, chống viêm sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ là đầy bụng, khó tiêu cho người bệnh.
- Stress: Việc phải đối mặt với căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống trong thời gian dài sẽ khiến hệ tiêu hóa cũng bị stress theo là nguyên nhân của việc thức ăn tiêu hóa kém, ăn không tiêu được.
Ngoài ra, ăn không tiêu lặp lại nhiều lần còn cảnh báo những căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày
- Thiếu acid dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Đau đại tràng co thắt
- Sỏi mật
Mặc dù khá phổ biến nhưng không nên coi thường, nếu thấy ăn không tiêu xuất hiện kèm những triệu chứng sau hãy thăm khám bác sĩ ngay để tránh biến chứng:
- Nôn ra máu ( thông thường là những tia máu nhỏ lẫn trong thức ăn).
- Phân màu đen hoặc dính máu
- Đau bụng dữ dội
- Huyết áp hạ, chóng mặt, ngất xỉu.
- Đau ngực, đau lan sang hàm, lưng, vai, cánh tay.
Bằng những xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu, nội soi… bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện tại từ đó có giải pháp phù hợp.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Ăn không tiêu phải làm sao?
Nên chế biến món ăn dưới các dạng mềm giúp dễ nhai nuốt và dễ hấp thụ
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ăn không tiêu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, vậy để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh cần tuân thủ:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì dung nạp 1 lúc quá nhiều thức ăn.
- Tập trung ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa xem phim đọc báo…
- Không nên dùng nhiều đồ uống cồn hoặc cafein.
- Giữ tâm lý thoải mái, cân bằng tốt giữa nghỉ ngơi và làm việc tránh bị stress.
- Bỏ thuốc hoặc không được hút thuốc ngay khi vừa ăn xong bởi chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm kích ứng hệ tiêu hóa.
- Tránh mặc quần quá chật khi ăn no bởi sẽ gây sức ép lên dạ dày dễ dẫn tới trào ngược.
- Không được chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn no.
- Không nên ngủ ngay sau khi vừa ăn tối, tối thiểu sau bữa ăn 3 tiếng mới nên đi ngủ để thức ăn kịp tiêu hóa hết.
- Khi ngủ hãy kê gối cao lên một chút sẽ làm giảm bớt tình trạng khó chịu ở bụng.
Ăn không tiêu uống thuốc gì?
Thuốc tây được dùng khá nhiều trong điều trị ăn không tiêu với các loại phổ biến là:
- Nhóm thuốc kích thích dạ dày co bóp: Ví dụ Metoclopramid, Domperidon..
- Nhóm thuốc chống đầy bụng khó tiêu: Điển hình là các loại thuốc kháng histamin H2 như famotidine, cimetidine…
- Thuốc chứa men tiêu hóa: Festal, Neopeptine
Ngoài thuốc tây bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian dưới. Ưu điểm của chúng là khá an toàn, nguyên liệu dễ kiếm lại có thể thực hiện bất kỳ lúc nào ngay khi cảm thấy khó chịu:
- Dùng chanh tươi
- Dùng gừng: Việc thái vài lát gừng tươi vào ly nước ấm uống hằng ngày đơn giản nhưng lại giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản rất hiệu quả. Người bệnh nên uống sau mỗi bữa ăn sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Lá thì là: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh các thành phần trong lá thì là sẽ giúp đẩy khí ga ra khỏi đường ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại. Thường xuyên ăn lá thì là sẽ giúp giảm chứng ợ hơi đáng kể.
Ăn không tiêu nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị chứng ăn không tiêu. Các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân của mình bổ sung thêm những nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm vitamin C: Có trong các loại quả kiwi, cam, chanh, bưởi, đu đủ, chuối tiêu.. vừa giúp giải phóng khí thừa trong dạ dày lại giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nhóm chất xơ: Có nhiều trong các loại rau củ như khoai lang, cần tây, cà rốt
- Sữa chua: Nên bổ sung 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày vừa giúp tăng cường vi khuẩn có lợi đồng thời sẽ kích thích cảm giác them ăn ở người bệnh.
- Uống nhiều nước: Theo kinh nghiệm của nhiều người bị ăn không tiêu thì bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều lần, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm bớt cảm giác đầy bụng đáng kể.
- Gia vị: Các loại gừng, tỏi không chỉ giúp tăng sự hấp dẫn cho món ăn mà còn giúp giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, khi chế biến đồ ăn nên chọn hình thức luộc, hấp giúp thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ hấp thụ thay vì những món chiên rán khó tiêu.
Trên đây là những kiến thức tổng quan về căn bệnh ăn không tiêu cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình chữa bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Cập nhật mới nhất vào ngày 29 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23