Đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già là một trong những bệnh lý thường gặp và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Ở mỗi độ tuổi, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau. Nhưng một điểm chung là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về bệnh đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già.
Đau thần kinh tọa ở người trẻ
Đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày một trẻ hóa và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau dai dẳng và ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Đau thần kinh tọa ở người trẻ thường gặp trong độ tuổi từ 30 – 45. Nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, ngay cả những người 18 – 28 tuổi cũng có nguy cơ mắc phải.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở người trẻ là do khối u, chèn ép cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Thông thường, người trẻ thường hay khuân vác, lao động nặng nhọc hoặc ngồi làm việc một chỗ quá lâu.
- Học sinh ngồi học sai tư thế thường xuyên rất dễ bị đau dây thần kinh tọa.
- Người trẻ thường có chế độ ăn uống bất thường, ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá. Các chất này sẽ gây kích thích dây thần kinh tọa và dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Người trẻ thường vận động, tập thể dục mạnh nên dễ gây chấn thương đến dây thần kinh tọa và vùng cột sống.
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa ở người trẻ
- Dấu hiệu điển hình là cảm giác đau nhói từng cơn ở vùng sống lưng lan sang đầu gối, thường chỉ bị một bên của cơ thể.
- Khi bệnh đã bắt đầu nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy tê nhức, rất khó khăn để vận động như đi lại, khom người, hắt hơi, ho…
- Bàn chân và các ngón chân dần không cử động theo ý muốn.
- Khi bệnh nặng, bệnh nhân sẽ bị đau ở cả hai bên của cơ thể.
Tùy vào tình trạng bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng những phương pháp điều trị cho phù hợp. Theo đó:
- Người trẻ nên hạn chế vận động mạnh, thay đổi chế độ sinh họa. Chẳng hạn như ngồi đúng tư thế, đi thẳng lưng, hạn chế mang giày cao gót.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị bệnh và có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cần thiết để bồi bổ xương khớp.
- Đối với trường hợp nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định mổ đau dây thần kinh tọa. Phương pháp mổ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và hồi phục chức năng xương khớp.
Đau thần kinh tọa ở người già
Đối với người già, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là ở cơ thể bắt đầu bị lão hóa, các chức năng xương khớp bị suy giảm. Cụ thể:
- Xương khớp dần lão hóa, hệ cơ xương suy yếu rõ rệt.
- Các gai xương bắt đầu hình thành gây chèn ép các dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già khiến chất nhầy ứ đọng ở dây thần kinh tọa gây đau nhức khó chịu.
- Người già thường có sức đề kháng yếu hơn người trẻ nên dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh đau thần kinh tọa.
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa ở người già: Nóng rát, đau nhức toàn cơ thể, đặc biệt ở vùng thắt lưng xuống đầu gối. Triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh di chuyển, vận động. So với người trẻ, người già sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và khó khăn hơn trong việc đi lại. Vì lúc này cơ thể không chỉ bị đau dây thần kinh tọa mà xương khớp còn suy yếu.
Cũng giống như người trẻ, tùy vào tình trạng đau nhức mà bác sĩ sẽ chỉ định người già điều trị theo những phương pháp khác nhau. Nhìn chung, một số phương pháp chữa bệnh phổ biến cho người cao tuổi như:
- Điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm, giãn cơ hoặc thuốc giảm đau để loại bỏ các triệu chứng.
- Tập vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị đau nhức, phục hồi chức năng xương khớp. Người già nên tập luyện cùng với huấn luyện viên để giảm thiểu rủi ro, chấn thương.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, canxi, kali, magie…
Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người cao tuổi
Sự khác biệt giữa đau thần kinh tọa ở người già và người trẻ chủ yếu ở tỷ lệ mắc bệnh, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh. Theo đó, tỷ lệ người già mắc bệnh đau thần kinh tọa thường cao hơn nhiều so với người trẻ.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh ở người già xuất phát từ chính trong cơ thể (do lão hóa xương khớp gây suy giảm chức năng vận động). Còn nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở người trẻ là do tác động từ các yếu tố bên ngoài như chấn thương, đi đứng sai tư thế…
Ở người trẻ, tình trạng đau dây thần kinh tọa thường ở mức độ nhẹ, ít có trường hợp mắc bệnh nặng. Do đó, việc điều trị thường là uống thuốc giảm đau và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cùng với đó, cơ thể người trẻ có sức đề kháng tốt nên khả năng phục hồi là rất nhanh.
Ngược lại, ở người già, bệnh thường đi kèm với nhiều bệnh lý xương khớp khác nên rất khó điều trị. Hơn nữa, người già thường có sức đề kháng kém nên bệnh sẽ lâu hồi phục hơn, thậm chí là có thể mang bệnh suốt đời. Do đó, người lớn tuổi khi mắc bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Xem thêm Đau thần kinh tọa khám ở đâu bệnh viện nào Hà Nội, TPHCM?
Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được bệnh đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già cũng như sự khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh. Cho dù ở độ tuổi nào, khi mắc bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan mà cần tìm đến bệnh viện uy tín để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị.
Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23