Sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp là phương pháp điều trị tiên tiến hiện đang được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại. Biện pháp này cũng được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng trong những năm gần đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp này qua bài viết sau đây nhé.
Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp có tốt không?
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu một vài nét về tia hồng ngoại. Đây là một loại bức xạ với nhiệt lượng cao, vì vậy mà chúng còn được gọi với cái tên bức xạ nhiệt. Tác dụng nhiệt cũng chính là tác dụng chủ yếu của loại bức xạ này.
Trên thị trường hiện nay có hai loại đèn chiếu tia hồng ngoại: Loại không phát quang và phát quang. Đèn phát quang có khả năng tạo ra những tia sáng với bước sóng lớn hơn đèn không phát quang. Những bức xạ với bước sóng nhỏ có thể xâm nhập vào mô sâu hơn những bức xạ có bước sóng lớn.
Về nguyên lý hoạt động, đèn chiếu tia hồng ngoại hoạt động bằng cách sử dụng bức xạ nhiệt. Những tia hồng ngoại sau khi được mô hấp thụ sẽ tạo ra nhiệt. Sức nóng này có công dụng giãn mạch, chống co cơ, giảm đau, tăng chuyển hoá các dưỡng chất tại chỗ. Hồng ngoại là loại bức xạ mà mắt người không thấy được, bước sóng của chúng trong khoảng 400.000 tới 760.000 nm, nhiệt độ của nguồn phát càng lớn thì bước sóng của bức xạ hồng ngoại càng nhỏ.
Những vùng da chịu tác dụng nhiệt từ bức xạ này sẽ đỏ lên, mạch máu giãn ra tương tự những biện pháp trị liệu bằng nhiệt khác. Tác dụng mà biện pháp này đem lại là làm mềm cơ, kháng viêm mạn tính, giảm đau nhức xương khớp. Nhìn chung, mức độ đâm xuyên của tia hồng ngoại vào cơ thể khá thấp, khoảng từ 1 đến 3mm, do đó hầu như không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
Ưu điểm của trị đau nhức xương khớp bằng đèn chiếu tia hồng ngoại
Sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả khá cao vì nguyên lý hoạt động của chúng là dùng nhiệt lượng để giảm nhẹ cường độ các cơn đau nhức xương khớp.
Bên cạnh đó, bức xạ hồng ngoại cũng có khả năng làm tan cục máu đông, giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích sự phát triển và quá trình trao đổi chất của tế bào. Nhờ vậy, sức khỏe hệ xương khớp được nâng cao đồng thời đẩy nhanh tiến trình hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân.
Nhờ những công dụng trên mà bức xạ hồng ngoại được chỉ định áp dụng trong những trường hợp:
- Giãn cơ nhằm hỗ trợ cho những phương pháp điều trị khác gồm xoa bóp, vận động trị liệu,…
- Giảm co cơ, giảm đau trong các bệnh lý mạn tính: Đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, đau cơ, đau khớp,…
- Tăng cường dưỡng chất tại chỗ trong trường hợp có vết loét, vết thương lâu liền, giúp liền sẹo nhanh,…
Nhược điểm của trị đau nhức xương khớp bằng đèn chiếu tia hồng ngoại
Mặc dù có rất nhiều công dụng với sức khoẻ và đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đa phần đèn chiếu tia hồng ngoại chỉ có tác dụng tạm thời, do đó nếu muốn điều trị bệnh tận gốc, hoàn toàn người bệnh cần kết hợp cùng các biện pháp điều trị khác.
Bên cạnh đó, sử dụng đèn hồng ngoại nếu không chú ý cũng có thể gây ra một số tai biến nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong đó, hay gặp nhất là phỏng da do chiếu đèn quá gần, cường độ chiếu quá lớn, vùng da của người bệnh bị rối loạn cảm giác hoặc do đèn rơi lên người. Những tai biến khác cũng có thể gặp phải nhưng ít hơn đó là: Đục thuỷ tinh thể, giật điện, ớn lạnh, táo bón, ngất, đau đầu, hoại tử da,…
Do nguy cơ gây tai biến nên đèn chiếu hồng ngoại không áp dụng được với những trường hợp như:
- Thương tổn cấp tính hay các bệnh cấp tính do trị liệu nhiệt ở thời điểm này sẽ khiến tình trạng ứ đọng dịch và phù nề trầm trọng hơn.
- Các bệnh nhân bướu lành hay ác tính do sẽ làm tăng tốc độ tiến triển của u bướu.
- Trường hợp nhiễm trùng sâu, người mắc bệnh dễ bị chảy máu, những người bị mất hoặc giảm cảm giác lạnh, nóng.
- Bệnh nhân đang có bệnh về mạch máu, đặc biệt là xơ vữa động mạch.
Xem ngay Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả
Cách dùng đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp
Trước khi tiến hành chiếu đèn, kỹ thuật viên cần để người bệnh ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái. Bộc lộ vùng da cần chiếu tia, dùng gạc ẩm che mắt nếu chiếu gần vùng mặt. Đèn chiếu được đặt ở vị trí thuận lợi và an toàn, tốt nhất nên đặt chéo hoặc ngang so với cơ thể để tránh rơi đèn gây bỏng.
Tiếp theo, độ nóng được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách từ đèn chiếu đến bề mặt da (khoảng 40 đến 90cm, tuỳ theo chỉ định). Chiếu đèn vuông góc với bề mặt da, tắt đèn khi hết thời gian trị liệu và kiểm tra khu vực da đã chiếu (vùng da chiếu bức xạ này đỏ/hồng đều, bệnh nhân không cảm thấy rát là đã đạt yêu cầu).
Thời gian, số lần và cường độ chiếu sẽ khác nhau tùy vào từng loại bệnh và mục đích trị liệu. Khi mới bắt đầu trị liệu, nên chiếu tia với cường độ thấp từ 5 đến 10 phút sau đó tăng dần cường độ. Thời gian chiếu đèn trung bình từ 20 đến 40 phút một lần, chiếu từ 2 đến 3 lần một ngày.
Khi sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại để trị đau nhức xương khớp cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:
- Chiếu đèn với khoảng cách phù hợp, không chiếu quá lâu để tránh bỏng da do chiếu quá liều.
- Đề phòng vỡ/nổ bóng đèn chiếu (thường xảy ra do bắn nước lạnh vào).
- Tránh va chạm vào bóng đèn trong lúc đèn đang nóng.
- Không trực tiếp nhìn vào bóng đèn đang sáng sẽ gây tổn thương cho mắt.
Mong rằng các thông tin về phương pháp sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm được một biện pháp trị liệu mới đem đến hiệu quả cao và an toàn khi áp dụng.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23