Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa thực hiện trên cơ sở chẩn đoán nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Tùy vào tình hình sức khoẻ của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ khác nhau. Về cơ bản sẽ theo trình tự như trong bài viết dưới đây.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Phác đồ điều trị bệnh của Bộ Y tế gồm các bước sau:

Chẩn đoán bệnh

Đây là bước đầu tiên cũng là bước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định đến cả quá trình điều trị về sau này. Đối với người nghi ngờ bị đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán lần lượt theo 2 cách dưới đây để xác định chắc chắn tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng là hình thức chẩn đoán thông qua khai thác biểu hiện triệu chứng, lịch sử dịch tễ và nhìn, sờ, gõ, nghe,… vào các bộ phận liên quan trên cơ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau nhói ở vùng thắt lưng lan xuống mặt đùi ngoài và hai chi dưới kèm tê bì chân tay, ngứa rát, châm chích và giảm khả năng vận động.
  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh không thể đi lại như bình thường, ho hay hắt hơi cũng làm gia tăng mức độ đau. Người bệnh chỉ cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm nghỉ.
  • Dây thần kinh tọa thường liên đới với các cơ và dây thần kinh xung quanh trực tràng và thận. Vì vậy khi dây thần kinh này bị tổn thương sẽ kéo theo rối loạn cơ tròn với triệu chứng điển hình là: tiểu bí, đại tiện khó khăn, tiểu tiện thụ động,…
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp bị đau thần kinh tọa còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: sụt cân, cơ thể suy nhược, chán ăn, sốt, đau mỏi vai gáy, cột sống,…

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng là bước tiếp theo mà bắt buộc người bệnh nào cũng phải thực hiện. Thông qua việc chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học,… cần thiết để làm chứng cứ củng cố những chẩn đoán ban đầu.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm X- quang, chụp CT cột sống, chụp cộng hưởng MRI và một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa. Bởi đau thần kinh tọa thường rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về xương khớp khác như: viêm cột sống, thoái hóa khớp khác, viêm khớp vùng chậu,…

Điều trị nội khoa

Hiện nay, nội khoa là phương pháp chữa đau thần kinh tọa phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất. Hình thức điều trị này có tác dụng giảm đau nhanh chóng và kiểm soát diễn biến của bệnh, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây: Trong điều trị nội khoa, uống thuốc là phương pháp thông dụng nhất giúp người bệnh giải quyết nhanh gọn mọi triệu chứng đang gặp phải. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người đau thần kinh tọa là: Thuốc giảm đau (Paracetamol,…), thuốc giãn cơ (Eperisone, Tolperisone,…, thuốc kháng viêm (Ibuprofen, Naproxen, Piroxicam,…)

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Tuy nhiên, thuốc Tây thường tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và ảnh hưởng không tốt đến chức năng gan, thận. Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tốt nhất nên uống theo đơn do bác sĩ chỉ định với liều lượng phù hợp mỗi ngày.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị đau thần kinh tọa bằng thuốc tây, người bệnh có thể giảm đau, giãn cơ bằng cách kết hợp thêm vật lý trị liệu. Đây cũng là phương pháp điều trị nội khoa an toàn được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Hiện nay ở một số bệnh viện lớn đã thành lập riêng chuyên khoa vật lý trị liệu với nhiều phương thức đa dạng, bao gồm: sóng xung kích, kéo giãn cột sống, vi sóng, kích thích điện,…

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp người bị đau thần kinh tọa ở thể nặng với việc điều trị bằng thuốc không còn có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khoẻ thực tế của mỗi người bệnh để đưa ra lời khuyên có nên phẫu thuật hay không. Về hình thức phẫu thuật thường chia thành 2 dạng là: Phẫu thuật vi phẫu và phẫu thuật cắt bỏ.

Nói chung, có phẫu thuật hay không sẽ dựa vào quyết định của bệnh nhân. Bởi phương pháp này khá tốn kém lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, người bệnh sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài để luyện các bài tập phục hồi chức năng mới trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường được.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Theo dõi và chăm sóc sau điều trị

Việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cả trong và sau điều trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng và khôi phục chức năng của dây thần kinh tọa. Vậy người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ chặt chẽ theo đúng liệu trình điều trị do bác sĩ đưa ra. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc vì sẽ làm giảm tác dụng hoặc gây nhờn thuốc.
  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện thích nghi và lấy lại sự cân bằng. Tránh làm việc quá sức và căng thẳng quá độ.
  • Hạn chế vận động mạnh và các tư thế làm gia tăng tổn thương cho dây thần kinh. Thay vào đó, người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng bằng các bài vận động giãn cơ tại chỗ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Kiêng tuyệt đối chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, đồ cay nóng, nhiều đường, nhiều muối,…
  • Kiểm soát cân nặng chặt chẽ bằng cách luyện tập thể dục đều đặn. Một số bộ môn thể thao phù hợp với người bị đau dây thần kinh tọa là: Đạp xe, đi bộ, yoga,…
  • Để tăng cường sự linh hoạt và  dẻo dai cho xương khớp, người bị đau thần kinh tọa nên kết hợp điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.
  • Nếu tình trạng đau thần kinh tọa không thuyên giảm sau 1-2 tuần điều trị, người bệnh nên thông báo sớm cho bác sĩ để có phương án điều chỉnh phác đồ khác phù hợp.

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị đau thần kinh tọa. Phác đồ này sẽ thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và tình hình sức khoẻ của mỗi bệnh nhân. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được hướng dẫn cụ thể và đúng đắn nhất.

Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Bệnh đau dây thần kinh tọa gây nên những cơn đau vùng lưng dưới và 2 chân. Đạp xe là Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là gì? Có nguy hiểm, có chữa được không?

Đau thần kinh tọa bệnh học rất phổ biến, gây ra những cơn đau nhức lan rộng từ vùng dưới Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa có nên châm cứu
Đau thần kinh tọa có nên châm cứu? Cách châm cứu đúng

Đau thần kinh tọa có nên châm cứu là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của nhiều người Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa có mang thai được không
Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Làm gì khi bị?

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý xuất phát ở vùng cuối cột sống lưng. Chính vì vậy, nhiều Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *