Châm cứu bấm huyệt là phương pháp được nhiều người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ lựa chọn để điều trị bệnh. Cũng có người giảm bớt được triệu chứng, có người khỏi bệnh nhưng cũng có người chẳng những không chữa được mà còn tiền mất tật mang. Vậy thực sự thoái hóa đốt sống cổ có châm cứu được không? Châm cứu có tác dụng phụ không và biện pháp này có thích hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ có châm cứu được không?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh cột sống khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại nhưng thật đáng tiếc hầu hết khi người bệnh phát hiện ra thì thoái hóa đã ở mức độ nặng. Một phần cũng là vì bệnh khởi phát âm thầm và phát triển trong thời gian dài. Với căn bệnh này hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng việc dùng thuốc, thay đổi thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt kết hợp các động tác châm cứu, vật lý trị liệu để dần phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Châm cứu bấm huyệt chữa bệnh là phương pháp có từ lâu đời được sáng tạo bởi các thầy thuốc phương Đông và nó vẫn được duy trì đến tận ngày hôm nay. Phương pháp này dựa trên nguyên lý hoạt động của Khí, Khí chạy dọc theo cơ thể để cân bằng âm dương.
Chính sự tắc nghẽn, gián đoạn Khí do một nguyên nhân nào đó sẽ làm âm dương đảo lộn, là nguồn gốc các cơn đau. Châm cứu là làm khai thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu để cơ thể tự sản sinh ra phản ứng chống lại các cơn đau.
Cách làm là dùng một hoặc nhiều các mũi kim bé xíu châm vào các huyệt trên cơ thể. Người mắc bệnh nào thì sẽ châm đúng vào huyệt đó.
Phổ biến nhất hiện nay là cách dùng dược liệu ngải cứu làm chất dẫn gọi là viên ngải, điếu ngải. Ngải sẽ được đốt nóng lên rồi hơ khắp các huyệt đạo sau đó dùng kim tinh chế kỹ lưỡng để thải độc ra khỏi cơ thể.
Những giá trị to lớn mà châm cứu mang lại cho người bệnh phải kể tới là:
- Trong quá trình châm cứu cơ thể giải phóng ra chất endorphin giúp giảm nhanh những cơn đau nhức, khó chịu
- Cơ thể được thư giãn, tạo cảm giác thoải mái
- Châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, đưa máu và oxy đi nuôi cơ thể nhanh hơn, giúp cải thiện nhanh chóng khả năng hoạt động của xương khớp.
- Tuy vậy, châm cứu là con dao hai lưỡi, bên cạnh mặt lợi cũng có khá nhiều hạn chế người bệnh cần cân nhắc khi quyết định thực hiện:
- Liệt hoặc teo cơ nếu không châm đúng huyệt đạo, châm nhầm vào dây thần kinh – xung quanh khu vực cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm cần hết sức lưu ý.
- Nếu kim châm không đảm bảo vệ sinh an toàn, không vô trùng hoặc một kim dùng đi dùng lại cho nhiều người bệnh sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương gan.
- Nếu xoa bóp bấm huyệt quá mạnh tác động một lực lớn vào cột sống có thể khiến dây chằng bị tổn thương, trật cột sống.
- Lựa chọn cơ sở y tế chất lượng cao cùng đội ngũ bác sĩ châm cứu chuyên môn giỏi để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Cách châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ chuẩn nhất
Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay là:
Thủy châm
Cách thực hiện: Dùng một lượng nhỏ thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ tiêm trực tiếp vào các huyệt.
Ưu điểm: Chỉ cần một lượng thuốc nhỏ được tiêm đúng vào huyệt thì vẫn tác dụng giống như lượng thuốc lớn tiêm vào các chỗ khác trên da.
Điện châm
Cách thực hiện: Dùng một dòng điện có cường độ nhất định, thông qua kim châm tác động lên các huyệt.
Ưu điểm: Nhờ dòng điện nhỏ kết hợp việc vừa châm vừa rung kim sẽ không gây đau đớn như châm trực tiếp bằng tay đồng thời việc dẫn khí nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhu châm (Cấy chỉ)
Cách thực hiện: Dùng chỉ tự tiêu, phổ biến nhất là chỉ catgut 4/0, để đoạn tầm 1 – 1,5cm, luồn vào kim số 23 tác động trực tiếp lên các huyệt vùng cổ như giáp tích, thiên trụ.
Ưu điểm: Ngoài việc giảm nhanh những cơn đau nhức chỉ được cấy vào huyệt tự tiêu còn giúp tăng cường dinh dưỡng (các chất đạm, đường) ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Xem thêm mẫu hồ sơ bệnh án thoái hóa cột sống cổ chi tiết
Những người không nên dùng châm cứu chữa bệnh
- Người sợ kim hoặc đang bị căng thẳng, stress châm cứu không mang lại hiệu quả cao.
- Người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, máu khó đông… cũng không nên châm cứu vì dễ sốc thuốc.
- Không châm cứu ngay khi vừa ăn no hoặc đang lúc bụng quá đói.
- Không châm cứu ở những vị trí huyệt mà da đang bị viêm nhiễm, trầy xước, mẩn ngứa, chai, sẹo…
- Người mắc các bệnh ruột thừa, tá tràng, đại tràng cũng không nên xoa bóp bấm huyệt.
Qua đây, bạn đã hết thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có châm cứu được không rồi phải không nào. Người bệnh hãy nhớ rằng châm cứu chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, giúp giải tỏa các cơ bị bó, giảm đau, giúp người bệnh tăng cường phục hồi chức năng vận động chứ rất hiếm người chỉ sử dụng châm cứu mà khỏi dứt điểm được bệnh. Cần kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để đạt kết quả chữa bệnh tối đa.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23