Thường xuyên đi tiểu đêm là chứng bệnh hiện đang phổ biến ở phụ nữ và nam giới, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Tiểu đêm nhiều lần là hiện tượng rất hay gặp ở nhóm người trung niên và người cao tuổi. Trong những năm gần đây, tình trạng này có chiều hướng trẻ hóa, xảy ra nhiều ở cả nữ giới và nam giới trong độ tuổi thiếu niên, thanh niên. Theo các bác sĩ, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phức tạp liên quan tới đường tiết niệu, bàng quang, thận,…
Trung bình, người khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ 6 đến 8 lần ban ngày, 1 lần ban đêm, lượng nước thải ra không nhiều hơn 3000ml một ngày với khoảng 300ml mỗi lần đi tiểu. Như vậy, khi bạn đi tiểu trên 10 lần một ngày có nghĩa bạn đang mắc chứng tiểu nhiều.
Các bác sĩ cho biết, cơ thể sẽ tạo ra ít nước tiểu trong khi ngủ nên chúng ta có thể ngủ liền 6 đến 8 tiếng mà không phải thức dậy để đi tiểu. Nếu bạn thức dậy đi vệ sinh trên 2 lần một đêm, lượng nước thải ra gần bằng hoặc nhiều hơn ¼ lượng nước tiểu trong ngày, điều này có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe, nhất là những bệnh liên quan đến bàng quan, thận, đường tiết niệu,…
Bên cạnh dấu hiệu tiểu đêm nhiều lần, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng bất thường như chán ăn, cáu gắt, vàng da, xanh xao, mệt mỏi, buồn đi tiểu ngay khi vừa đi xong,…
Nguyên nhân đi tiểu đêm
Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, tiểu nhiều về đêm là các triệu chứng rất thường thấy ở cả nữ giới và nam giới trong mọi độ tuổi. Theo nhận định từ chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là yếu tố bất thường về sinh lý hoặc là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh tiềm ẩn, nhất là những bệnh về đường tiết niệu. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
Nguyên nhân về sinh lý
Bạn không cần lo lắng quá nhiều nếu chẳng may mắc chứng tiểu đêm do yếu tố về sinh lý gây nên. Tình trạng này không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và để cải thiện chứng bệnh này, bạn chỉ cần lưu ý hơn tới thói quen và tạo cho mình lối sống lành mạnh.
- Yếu tố tâm lý: Áp lực, lo lắng, căng thẳng trong công việc, cuộc sống làm bạn không thể ngủ ngon, điều này khiến cho thời gian nghỉ ngơi của hệ tiết niệu không còn, tạo ra lượng nước tiểu lớn hơn, do đó bạn sẽ đi vệ sinh với tần suất nhiều hơn vào buổi đêm.
- Quá trình mang thai: Trong thời gian mang thai, nhất là các tháng cuối, phụ nữ thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt là ban đêm. Tình trạng này diễn ra do thai nhi lớn dần sẽ đè lên bàng quang làm cho người phụ nữ luôn thấy buồn đi vệ sinh dù mỗi lần chỉ tiểu ra được rất ít nước, thậm chí là nhỏ giọt.
- Tuổi cao: Tiểu nhiều vào ban đêm phổ biến hơn ở nhóm người trung niên và cao tuổi vì chức năng bài tiết và nội tiết của thận ở nhóm người này đã trở nên suy yếu. Tuổi càng lớn, chứng tiểu nhiều về đêm càng nguy hiểm và nặng nề hơn.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc: Quá trình trị bệnh bằng thuốc tây có thể dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần cho người bệnh.
- Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh: Những người sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, cà phê,… thường xuyên có nguy cơ đối mặt với chứng tiểu đêm nhiều lần cao hơn người bình thường. Do các loại thực phẩm này có khả năng đẩy nhanh quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể. Thói quen này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm , đặc biệt là bệnh liên quan đến gan, thận.
Nguyên nhân về bệnh lý
Ngoài các yếu tố về sinh lý nêu trên, tiểu đêm cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang, thận,… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần hãy đến ngay các cơ sở y tế có phương pháp xử trí kịp thời.
- Tuyến tiền liệt bị phì đại: Nhiều khả năng nam giới gặp hiện tượng tiểu đêm do sưng phồng tuyến tiền liệt, kích thước tuyến gia tăng bất thường tạo thành áp lực tác động đến vị trí quanh đường tiểu, bàng quang khiến bệnh nhân liên tục cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.
- U xơ tử cung: Kích thước của khối u sẽ tăng lên theo thời gian và tạo thành áp lực tác động tới đường tiết niệu và bàng quang khiến phụ nữ mắc chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần một ngày. Bên cạnh đó, nếu vị trí khối u nằm ở niệu đạo, chúng sẽ gây tắc nghẽn hoặc cản trở dòng nước tiểu làm bệnh nhân tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, buồn tiểu ngay khi vừa tiểu xong,…
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Xảy ra khi bất kỳ bộ phận, vị trí nào ở hệ tiết niệu bị nhiễm trùng. Bệnh gây thương tổn cho niệu đạo, bàng quang nên triệu chứng đầu tiên chính là tình trạng tiểu nhiều, buồn tiểu liên tục, tiểu đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần đi khá ít, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, đau buốt.
- Sỏi thận: Các viên sỏi trong thận hình thành từ những chất cặn bã, chất thải tích tụ trong thời gian dài. Chúng khiến cho bàng quang bị kích thích và hoạt động với công suất cao hơn bình thường. Ngoài ra, sỏi còn có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, các viên sỏi cọ vào đường tiểu gây đau rát, tổn thương. Do đó, bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng.
- Viêm bàng quang kẽ: Bệnh lý này gây viêm nhiễm, suy yếu bàng quang và gây nên hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều. Bên cạnh những cảm giác khó chịu, mệt mỏi do tình trạng tiểu đêm, bệnh còn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tình dục do gây đau rát mỗi lần giao hợp.
Ngoài ra, chứng tiểu đêm còn là biểu hiện của những căn bệnh phức tạp khác như: Dị vật đường tiết niệu, suy thận, ung thư bàng quang, đái tháo đường,…
Tiểu đêm nhiều có sao không?
Tiểu đêm gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động làm việc thường ngày và đảo lộn sinh hoạt của bệnh nhân, dẫn tới cảm giác mặc cảm, tự ti, đồng thời làm sa sút sức khỏe, xáo trộn giấc ngủ và suy yếu cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ đối với người già vì phải thức giấc nhiều lần về đêm. Người cao tuổi thường ngủ ít, việc không được ngủ ngon sẽ vô tình tạo ra vòng xoáy bệnh lý làm sa sút nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Cách chữa tiểu đêm
Tiểu đêm có thể là triệu chứng gợi ý nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, để biết được nguyên nhân chính xác, người bệnh phải đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và từ đó đưa ra được phương án trị liệu phù hợp.
Chữa trị nội khoa
Phương pháp trị liệu này tương đối tiết kiệm và đơn giản, thường được áp dụng đối với các bệnh nhân tiểu đêm nhiều do bị viêm bàng quang kẽ, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu hay u xơ tử cung giai đoạn nhẹ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị, các bác sĩ có thể chỉ định thêm những loại thuốc ngăn ngừa tăng trương lực cơ, tăng cường tuần hoàn máu đến bàng quang và thận, làm cơ trơn của bàng quang giãn ra. Nếu chứng tiểu đêm khiến bạn mất ngủ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài loại thuốc giúp an thần.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định để quá trình trị liệu đem lại hiệu quả tối ưu. Không được tự mua thuốc về dùng hay thay đổi liều dùng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình trị liệu, nếu chứng tiểu đêm không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, bệnh nhân cần tới kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để được tư vấn và có phương pháp xử trí phù hợp.
Vật lý trị liệu
Nếu căn nguyên khiến bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm là những bệnh lý viêm nhiễm như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,… giai đoạn nặng, các bác sĩ có thể áp dụng biện pháp trị liệu vật lý. Dựa theo nguyên tắc hấp thụ nhiệt, nguồn sóng năng lượng lớn và bước sóng ngắn được sử dụng nhằm loại bỏ nhanh chóng mầm bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.
Việc sử dụng biện pháp trị liệu vật lý đem lại kết quả nhanh hơn so với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chọn lựa cơ sở y tế có uy tín để chữa trị nhằm tránh xảy ra những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Can thiệp ngoại khoa
Với trường hợp phụ nữ có u xơ tử cung đã phát triển lớn hay người mắc sỏi thận giai đoạn nặng, ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của bộ phận xung quanh, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xem xét phương án tiểu phẫu, phẫu thuật phù hợp.
Dù ít hay nhiều thì phẫu thuật cũng sẽ gây ra thương tổn cho cơ thể, do đó bệnh nhân cần chọn lựa các phòng khám, bệnh viện có uy tín, đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn để tiến hành phẫu thuật, hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Phòng ngừa tiểu đêm
Để có thể phòng ngừa chứng bệnh phiền toái trên, bạn hãy tập cho bản thân một số thói quen tốt sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Khẩu phần ăn khoa học, hợp lý với nhiều chất xơ, rau xanh sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả chứng đi tiểu ban đêm. Những loại đồ ăn tốt cho người mắc chứng tiểu đêm như bầu, giá đỗ, hến, cật heo,…
- Bầu: Bầu là loại thực phẩm đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc điều trị chứng đi tiểu ban đêm. Theo y học cổ truyền, bầu có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu. Bầu có khả năng điều trị rất tốt các chứng trướng bụng tích nước, tiểu đêm, bí tiểu. Ngoài ra, bầu cũng rất giàu khoáng chất, vitamin và nước giúp thông tiểu, tăng cường chức năng thận, giải độc cơ thể.
- Giá đỗ: Loại thực phẩm này rất tốt đối với bệnh nhân mắc tiểu đêm. Chúng chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là kẽm, chất xơ, vitamin giúp ổn định nội tiết tố nữ, giải độc, thông tiểu, hạn chế các yếu tố gây tiểu đêm như thay đổi nội tiết tố dẫn đến u tử cung, u buồng trứng.
- Hến: Theo y học cổ truyền, hến có vị mặn, ngọt tính hàn với tác dụng mát gan, hoạt tràng, thông khí, lợi tiểu, dưỡng âm, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm.
- Cật heo: Đây là thực phẩm rất tốt đối với người đang mắc tiểu đêm do những nguyên nhân về thận. Cật heo có tính hàn, vị mặn, không độc, giúp bổ thận tráng dương, chữa trị các chứng thận hư, suy giảm chức năng tình dục, tiểu đêm nhiều lần,…
Hạn chế các thực phẩm có hại
Để giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh và tránh tình trạng tiểu đêm, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, bia, nước ngọt có gas đều rất có hại cho bệnh nhân thường xuyên bị tiểu đêm do chứa cồn, làm cơ thể bị mất nước, đồng thời khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn.
- Thực phẩm chua và chứa nhiều axit: Một số loại quả như cà chua, chanh, cam,… rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng nhiều quá sẽ gây kích thích bàng quang, do đó hạn chế chứng tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu đêm thì bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều thực phẩm thuộc nhóm này.
- Đồ ăn nhiều đường hoặc cay nóng: Thận và bàng quang vốn khá nhạy cảm với các thực phẩm trong nhóm này. Do đó, nếu đang mắc chứng tiểu rắt, tiểu bí, tiểu nhiều, tiểu đêm bạn hãy tránh xa những món ăn chứa mù tạt, hạt tiêu, ớt, các món nhiều đường gồm bánh kẹo, mật ong, bơ.
Tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn phòng chống được rất nhiều căn bệnh về xương khớp, hô hấp,… và đặc biệt là tiểu đêm.
Trên đây là một số thông tin về chứng tiểu đêm mà chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa chứng bệnh phiền toái này.
Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Mười, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23