Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là vấn đề được nhiều người quan tâm gửi về cho chúng tôi. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ Hồng Yến về vấn đề này, cùng tham khảo nhé!
Viêm họng hạt có gây hôi miệng?
Viêm họng hạt có gây hôi miệng? Đây là câu trả lời đã được nhiều bác sĩ chia sẻ khi giải đáp các thắc mắc về viêm họng hạt. Thực tế, đây là điều đương nhiên sẽ xảy ra vì bệnh thường do vi khuẩn, virus gây ra, do đó cổ họng bị viêm kết hợp với các loại thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra chất gây mùi rất khó chịu. Nếu bạn bị hôi miệng, khả năng cao là bạn đã bị viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt.
Đây là một thể của viêm họng mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây ra do niêm mạc vùng hầu họng và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và liên tục khiến cho các tế bào lympho ở vùng hầu họng viêm nhiễm và phình to ra thành các hạt với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Các hạt này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh như thể có gì vướng trong cổ, cảm giác ngứa họng tăng khi ăn uống, khiến người bệnh khạc nhổ nhiều lần để giải tỏa cơn ngứa họng.
Khi bị bệnh, cổ họng xuất hiện nhiều dịch đờm, mủ, gây ngứa rát và cảm giác khó chịu. Các dịch này khu trú lâu trong cổ họng nếu không được làm sạch sẽ gây hôi miệng.
Đồng thời khi bị viêm họng hạt, vòm họng và khoang miệng của bệnh nhân có rất nhiều vi khuẩn, virus tồn tại, sinh sôi theo cấp số nhân. Hơn nữa, khoang miệng là nơi đưa thức ăn hàng ngày vào cơ thể. Các chất sinh ra từ thức ăn kết hợp với vi khuẩn, virus tồn tại trong khoang miệng sẽ tạo thành hợp chất chứa lưu huỳnh, gây ra mùi hôi rất khó chịu.
Viêm họng hạt là bệnh mãn tính, tái phát nhiều lần, cho nên trong cổ họng luôn có dịch đờm, thậm chí nếu nặng hơn sẽ là dịch mủ tồn tại lưu cữu trong vòm họng. Vì thế nên khoang miệng luôn có mùi hôi kéo dài qua các lần tái phát.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Cách khắc phục viêm họng hạt gây hôi miệng
Viêm họng hạt gây hôi miệng nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, hoạt động giao tiếp của người bệnh. Do đó, cần có biện pháp điều trị bệnh dứt điểm, đồng thời kết hợp với các phương pháp khắc phục mùi hôi của khoang miệng. Để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần kiên trì thực hiện một số phương pháp sau:
Uống đủ nước
Người bệnh bị viêm họng hạt cần uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch đờm trong cổ họng, từ đó dịu đi những cơn ho và tình trạng hôi miệng sẽ giảm đi đáng kể.
Súc miệng thường xuyên
Việc súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, vòm họng, làm hạn chế mùi hôi.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ngày hai lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Việc này giúp loại bỏ hết thức ăn và vi khuẩn sinh ra từ thức ăn. Đánh răng đúng cách kết hợp với súc miệng thường xuyên sẽ mang lại cho bạn cảm giác sạch sẽ và hơi thở thơm tho. Đồng thời, khi khoang họng được làm sạch, tình trạng viêm họng hạt cũng sẽ thuyên giảm.
Ăn thức ăn mềm
Viêm họng hạt khiến cổ họng bạn đau rát. Vì vậy để tránh gây tổn thương vùng cổ họng bị viêm, bạn nên chọn ăn những loại thức ăn mềm, dễ ăn như cháo, súp, canh…
Hạn chế những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi… Những thực phẩm này thường gây mùi rất khó chịu trong khoang miệng kể cả sau khi bạn đã vệ sinh răng miệng, súc miệng. Nếu kết hợp thêm với mùi hôi do bệnh gây ra thì tình trạng hôi miệng của bạn sẽ trở nên nặng gấp bội.
Tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể
Viêm họng hạt thường xảy ra với những người có thể trạng kém, sức đề kháng yếu. Do đó để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh và khắc phục tình trạng hôi miệng, bạn cần nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Xem thêm:
- 7 cách chữa viêm họng hạt bằng gừng đơn giản và hiệu quả
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Mật ong và gừng là hai nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn, sát trùng, rất thích hợp sử dụng để chữa hôi miệng và viêm họng.
- Mật ong: Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên được nhiều người tin tưởng sử dụng khi có các biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp. Bạn có thể uống nước ấm pha chút mật ong hàng ngày giúp cổ họng dễ chịu hơn, đồng thời khoang miệng và họng cũng được sát khuẩn nên mùi hôi sẽ không còn nữa. Hơi thở sẽ trở nên thơm tho.
- Gừng: Gừng cũng là một vị thuốc thiên nhiên chứa tinh dầu tính nóng, có tính kháng khuẩn cao. Bạn có thể uống nước trà gừng hoặc bạc hà cũng rất tốt để điều trị viêm họng và hôi miệng. Tính sát khuẩn chứa trong gừng có thể khử được mùi hôi miệng một cách dễ dàng. Bạn pha nước ấm với gừng tươi thái lái trong 10 phút là đã có ngay một cốc trà gừng vừa thơm ngon lại vừa là chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Viêm họng hạt có gây hôi miệng, do đó trong quá trình giao tiếp, người bệnh thường tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân và kiên trì áp dụng một số phương pháp đã nêu ở trên để nhanh chóng điều trị dứt điểm được viêm họng hạt và khắc phục mùi hôi của khoang miệng.
Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Mười, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23