Viêm khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp gây ra những cơn đau buốt ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Đây là căn bệnh xảy ra ở cả người cao tuổi, người trẻ tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm khớp là bệnh gì, có triệu chứng nhận biết, nguyên nhân nào gây bệnh và cách điều trị, phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này, tìm hiểu ngay nhé!

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp được coi là bệnh tự miễn, gọi chung cho nhiều căn bệnh liên quan đến khớp, mô sụn khớp và những mô liên kết khác. Hầu hết các trường hợp viêm khớp xảy ra ở người già từ trên 65 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi, thậm chí trẻ nhỏ.

Có nhiều dạng viêm khớp nhưng phổ biến hơn cả là viêm xương khớp, sau đó là viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, những dạng viêm khớp khác như bệnh gút và đau cơ xơ hóa.

  • Viêm xương khớp: Vị trí tổn thương là khớp sụn hoặc sụn. Người bệnh khó di chuyển, thay đổi dáng đi do các khớp bị viêm khó chuyển động. Những bộ phần thường bị viêm xương khớp là cột sống, bàn tay, bàn chân, hông, đầu gối. Viêm xương khớp thường xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người trẻ có thể cũng bị viêm xương khớp, nhất là sau khi bị chấn thương ở các khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp liên quan đệ hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể. Vị trí khớp bị tổn thương ban đầu là màn hoạt dịch sau đó ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể. Căn bệnh viêm khớp này thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 40 trở lên.

Viêm khớp

Nguyên nhân gây viêm khớp

Viêm khớp di hai nguyên nhân gây ra:

  • Nguyên nhân tại khớp: Do bị chấn thương ở khớp, bị viêm sụn khớp, thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống), viêm xương khớp do di truyền, chuyển hóa bất thường gây ra bệnh giả gout, gút…
  • Nguyên nhân ngoài khớp như rối loạn chuyển hóa (tăng axit uric) khiến cho các thành phần trong khớp bị tổn thương, ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp gây viêm.

Đa số, nguyên nhân gây viêm khớp thường không rõ ràng và do tác động của nhiều yếu tố, mà không hề phòng ngừa được những yếu tố này. Các yếu tố gây viêm khớp: Nhiễm trùng, chấn thương, nghề nghiệp cần hoạt đọng thể chất nhiều, hút thuốc lá, chế độ ăn uống…

Yếu tố tăng nguy cơ bị viêm khớp

Ngoài những nguyên nhân gây viêm khớp, một số yếu tố cũng sẽ tác động làm tăng nguy cơ bị viêm khớp.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ cao hơn so với nam giới, theo số liệu thống kê có đến 60% người bị viêm khớp là nữ giới
  • Di truyền: Gia đình có tiền sử bị viêm khớp, nguy cơ bị bệnh của các thành viên trong gia đình cao hơn người khác
  • Chấn thương ở khớp
  • Bị nhiễm trùng ở khớp
  • Tính chất nghề nghiệp: Những người làm công việc phải vận động nhiều rất dễ bị viêm khớp
  • Bị thừa cân béo phì

Triệu chứng viêm khớp điển hình

Tùy vào nguyên nhân gây viêm khớp mà bệnh có các triệu chứng khác cách xuất hiện hỏi thăm người bệnh khác nhau. Các dấu hiệu có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm thầm tiến triển từ từ. Những triệu chứng bệnh có thể biến mất ngay sau khi mới xuất hiện nhưng cũng có thể kéo dài.

  • Các triệu chứng viêm khớp điển hình dễ dàng nhận biết gồm:
  • Đau khớp: Các cơn đau có đặc điểm xuất hiện thành từng đợt nhưng cũng có trường hợp đau kéo dài, đau ở một vị trí hoặc ở nhiều vị trí
  • Sưng tấy đỏ: Vùng da bên ngoài khớp bị viêm nhiễm quan sát sẽ thấy bị sưng, đỏ lên và khi chạm tay vào sẽ có cảm giác hơi ấm nóng
  • Bị cứng khớp: Đây là triệu chứng đặc trưng của viêm khớp. Thông thường, người bệnh sẽ bị cứng khớp vào buổi sáng lúc ngủ dậy hoặc khi ngồi lái xe, làm việc trong một thời gian dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng các khớp sau khi thực hiện các bài tập thể dục, khi cử động khớp nghe được tiếng kêu lạo xạo
  • Di chuyển khớp gặp khó khăn: Khi đứng dậy sau khi ngồi hoặc di chuyển khớp bị đau đớn thì khớp đang có vấn đề có thể là viêm khớp hoặc vấn đề  về khớp khác
  • Các triệu chứng viêm khớp khác kèm theo: Người bệnh có thể bị khó thở, nổi mẩn ngứa, phát ban, bị sút cân…

Triệu chứng viêm khớp điển hình

Viêm khớp có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ mới khởi phát không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, công việc, học tập của người bệnh. Chính điều này khiến người bệnh có tâm lý chủ quan nên thường bỏ qua, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm mới điều trị. Lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn và viêm khớp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Các biến chứng viêm khớp nguy hiểm có thể xảy ra:

Khớp bị biến dạng

Lớp nhầy sụn ở khớp bị khô và mất dần làm cho các đốt xương bị va chạm trực tiếp vào nhau. Sau dần các khớp bị tổn thương, dễ xảy ra tình trạng dính khớp, làm biến dạng các khớp.

Tư thế vận động bị thay đổi

Sụn khớp bị bào mòn, biến dạng gây đau buốt khi cử động. Khi đó, người bệnh sẽ phải đi chậm lại, khập khiễng hoặc đi lệch hẳn về một bên để giảm đau buốt giảm. Chính điều này khiến cho người bệnh tạo thành thói quen xấu, lâu dần dáng đi, tư thế vận động bị thay đổi, gây gù lưng, cột sống bị cong vẹo

Các mô mềm bị tác động xấu

Viêm khớp có thể gây ra các biến chứng cho nhiều bộ phận liên quan trong cơ thể chứ không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng, sụn khớp. Khi bị bệnh, dây thần kinh bị đè nén phải chịu áp lực lớn khiến cho lượng máu đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể bị giảm.

Nếu khớp cổ bị viêm, thoái hóa thì có thể gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, nguy hiểm có thể đột quỵ.

Bên cạnh đó, có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch như hở van tim, rối loạn nhịp tim, viêm dạ dày, loét dạ dày…

Teo cơ và bại liệt

Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm khớp. Người bệnh có thể bị teo cơ, theo thời gian có thể bị bại liệt nửa người, thậm chí là liệt toàn thân làm mất hoàn toàn khả năng đi lại, lao động. Biến chứng này khó phục hồi và tốn rất nhiều thời gian điều trị kết hợp với vật lý trị liệu.

Như vậy, có thể thấy viêm khớp có nguy hiểm không phụ thuộc bệnh ở giai đoạn nào, người bệnh có chủ quan hay không và biện pháp điều trị có đúng không. Cách tốt nhất để phòng ngừa xảy ra biến chứng, ngay từ khi có dấu hiệu triệu chứng viêm khớp, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám, từ đó giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Viêm khớp có nguy hiểm không

Viêm khớp có chữa được không?

Viêm khớp là bệnh tự miễn, xảy ra do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn nên hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào chữa trị được khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chỉ hướng đến mục tiêu:

  • Giảm đau nhức, các triệu chứng kháng của bệnh
  • Phòng ngừa biến dạng khớp
  • Cải thiện khả năng vận động của các khớp xương trong cơ thể
  • Hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn của thuốc xảy ra
  • Tránh lạm dụng thuốc điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

Chẩn đoán viêm khớp

Để chẩn đoán viêm khớp được chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp:

Khám lâm sàng: Thăm khám, hỏi những dấu hiệu triệu chứng bệnh rồi khám để xác định được khả năng vận động của khớp, xác định sự biến dạng khớp

Để xác định tràn dịch khớp thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Những xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang khớp: Quan sát hình ảnh chụp khớp để phát hiện những biến đổi cấu trúc khớp
  • Thực hiện xét nghiệm tốc độ lắng máu, tế bào máu ngoại vi, điện tâm đồ, xét nghiệm chức năng thận, gan, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) và chụp x-quang phổi
  • Chụp xạ hình xương khớp: Xác định được những thay đổi hình dạng của các khớp xương, đồng thời phát hiện được những rối loạn chuyển hóa, xác định được u xương khớp, ung thư xương khớp
  • Một số xét nghiệm miễn dịch khác: Anti CCP, định lượng yếu tố dạng thấp( RH)

Các cách điều trị viêm khớp

Đa số bệnh viêm khớp là mãn tính, ngoại trừ nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Do đó, việc điều trị viêm khớp khỏi hoàn toàn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mục tiêu của quá trình điều trị bệnh đều là giảm đau nhức, giúp người bệnh hoạt động các khớp được bình thường, phòng ngừa bệnh tái phát và xảy ra biến dạng khớp.

Hiện nay có các biện pháp điều trị viêm khớp sau:

Điều trị nội khoa viêm khớp

Phần lớn các trường hợp đều áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Có thể là sử dụng thuốc hoặc kết hợp với biện pháp khác như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống.

Những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gồm thuốc giảm đau chống viêm và những loại thuốc đặc hiệu đặc trị theo từng nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), điển hình là thuốc ibuprofen, thuốc mobic
  • Thuốc kháng viêm corticoid cũng có thể được bác sĩ kê đơn trong một vài trường hợp

Người bệnh cần chú ý việc sử dụng thuốc điều trị cần phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng có thể gây ra rủi ro không mong muốn.

Các cách điều trị viêm khớp

Điều trị ngoại khoa viêm khớp

Khi áp dụng biện pháp nội khoa mà không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Hoặc trong trường hợp những cơn đau nhức kéo dài, càng trầm trọng hơn, các khớp mất khả năng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ của người bệnh. Những phương pháp phẫu thuật khớp hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật tạo hình khớp nhằm mục đích thay thế các khớp bị viêm nhiễm, tổn thương
  • Phẫu thuật làm cứng khớp bằng cách khóa các đầu xương lại với nhau đến khi được chữa lành
  • Thực hiện phẫu thuật tạo hình xương để có thể đảm bảo xương thực hiện được các chức năng của khớp

Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý

Người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống phù hợp.

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên, nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Việc luyện tập sẽ giúp các khớp được dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Một trong những môn thể thao tốt cho người bệnh viêm khớp là bơi lội. Môn thể thao nào giúp người bệnh giảm được áp lực lên khớp, nhưng khi tập luyện cần tập vừa sức.
  • Chế độ ăn uống cần giảm tinh bột, nhất là viêm khớp do thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày những loại thực phẩm giàu chất oxy hóa sẽ giúp giảm viêm nhiễm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp

Để giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị đạt được hiệu quả, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn duy trì cân nặng ở mức phù hợp
  • Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe
  • Ngồi làm việc, luyện tập đúng tư thế
  • Hạn chế xảy ra các chấn thương ảnh hưởng đến khớp
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và có biện pháp điều trị sớm, đúng, kịp thời

Những thông tin về viêm khớp trên đây mong rằng giúp mỗi người hiểu hơn về căn bệnh này. Biết được các triệu chứng nhận biết để phát hiện được bệnh sớm, có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đồng thời, biết được cách phòng ngừa hiệu quả.

Cập nhật mới nhất vào ngày 4 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?

Viêm khớp cổ tay là một bệnh lý làm mất đi sự linh hoạt ở cổ tay, nếu không chữa Tìm hiểu thêm

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhằm mục tiêu hỗ trợ bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn, Tìm hiểu thêm

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Viêm đa khớp nên ăn gì?

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những thắc mắc của rất nhiều Tìm hiểu thêm

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính và viêm khớp huyết thanh dương tính là hai dạng bệnh được Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *