Đau mỏi vai gáy nên ăn gì, kiêng gì? Khi gặp tình trạng đau mỏi vai gáy, để điều trị dứt điểm thì không thể thiếu sự trợ giúp từ thực phẩm. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?
Những người bị đau nhức vai gáy nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ luôn là thành phần đầu tiên được nhắc đến trong việc điều trị bệnh. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp đường tiêu hóa được ổn định, hạn chế tình trạng khó tiêu, ăn không tiêu. Bên cạnh đó, ăn nhiều chất xơ còn giúp loại bỏ cặn bã và độc tố ra bên ngoài môi trường, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Hỗ trợ cải thiện quá trình tuần hoàn máu, giúp giảm tê bì, đau mỏi vai gáy đáng kể.
Những thực phẩm có nhiều chất xơ mà người bệnh nên ăn, đó là: Yến mạch, gạo lứt, chuối, cam, bơ, lê, mâm xôi, quả óc chó, dâu tây, cà rốt, bông cải trắng, cần tây, đậu bắp, củ cải đỏ,…
Bổ sung thêm vitamin
Vitamin có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về đau mỏi vai gáy đáng kể như:
Vitamin C, D giúp chắc xương, hạn chế tình trạng loãng xương, giảm viêm xương khớp, vitamin E giảm đau, giúp xương khớp hoạt động trơn tru.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, C, D: Rau củ có màu xanh đậm, bí đỏ, dưa chuột, bí đỏ, cà rốt, cà chua, mâm xôi, kiwi, cherry, việt quất,…
Vitamin B, K giúp giãn cơ, hạn chế tình trạng tê bì, châm chích ở vùng vai gáy. Ngoài ra, bổ sung vitamin B, K giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào, chữa lành những tổn thương bên trong tế bào.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin K, B: Bơ, mâm xôi, rau bina, rau cải xoăn, cần tây, củ cải đỏ, củ dền, mận, việt quất, lựu, quả mâm xôi,…
Tuy nhiên, vitamin rất dễ biến tính nếu không được chế biến đúng cách. Tốt nhất, bạn có thể chế biến ở dạng sinh tố, nước ép để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Nếu không, bạn cũng có thể chế biến thành các món như luộc, hấp thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ và lượng vitamin cũng bị thất thoát nhiều trong quá trình nấu.
Sử dụng thực phẩm chứa axit béo có lợi
Để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống chuyển sang những thực phẩm chứa axit béo có lợi. Các chất béo có lợi sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong điều trị đau mỏi vai gáy, axit béo giúp ngăn chặn phản ứng viêm khớp, giảm tình trạng căng cơ.
Các thực phẩm chứa axit béo có lợi được chia làm 2 loại:
- Chất béo không bão hòa đơn: Bơ, các loại hạt, dầu thực vật.
- Chất béo bão hòa đa: Hải sản, tôm, cá, cua, các loại đậu, hạt, dầu cá. Các chế phẩm từ hải sản chứa lượng chất béo dưới dạng omega 3 rất tốt cho việc điều trị đau mỏi vai gáy nói riêng và cải thiện sức khỏe nói chung. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tiêu thụ omega 3 thông qua thực phẩm có tác dụng giảm đau như khi bạn sử dụng Ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng việc tiêu thụ dầu cá vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Nếu muốn sử dụng, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với việc chế biến các thực phẩm chứa chất béo có lợi: Bạn cũng nên chế biến ở dạng tươi, sống đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (sinh tố, nước ép, sữa hạt,…). Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bạn nên ưu tiên chế biến luộc, hấp hơn là chiên, xào, nấu để có thể giữ trọn dưỡng chất có trong thực phẩm nhé.
Đau vai gáy kiêng ăn gì?
Trong điều trị bệnh đau mỏi vai gáy, ngoài việc bổ sung thực phẩm có lợi. Người bệnh cũng cần phải kiêng những thực phẩm có hại tráng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm làm giảm lượng canxi trong xương
Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, nội tạng động vật, chất kích thích, đồ uống có cồn gây ngăn chặn quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và làm giảm sự hấp thụ canxi của xương. Các thực phẩm mà bạn cần chú ý, đó là:
- Đồ ăn mặn, ngọt: Sử dụng muối quá nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm có thể tăng nồng độ axit uric trong máu, tăng nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Đồ ăn quá ngọt có thể dẫn đến tiểu đường, béo phì, tạo áp lực lớn lên xương khớp dẫn đến đau mỏi vai gáy. Các đồ ăn ngọt như: kẹo, bánh ngọt, trà sữa, chè,… nên hạn chế.
- Chất kích thích: Các chất kích thích có thể làm giãn tĩnh mạch hoặc xung huyết, gây kết dính tiểu cầu, kích thích hệ thần kinh tăng cảm giác đau nhức. Những chất kích thích mà người bệnh cần lưu ý, đó là: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, trà,…
Thực phẩm kích thích phản ứng viêm
Chất béo có hại là thành phần hàng đầu gây kích thích phản ứng viêm trong xương khớp, cơ, dây thần kinh. Các chất béo có hại sẽ làm tăng lượng lipid trong máu, khiến cơ căng thẳng rất dễ bị tê bì vai gáy. Bên cạnh đó, chất béo có hại còn tăng lượng cholesterol, gây nên các bệnh về tim mạch, gan, thận, dạ dày.
Chất béo có hại bao gồm 2 loại chính:
- Chất béo bão hòa: thường có nguồn gốc từ động vật: thịt lợn, thịt và da của gia súc và gia cầm, các chế phẩm từ sữa giàu chất béo (phô mai, bơ, sữa nguyên kem), mỡ lợn, dầu nhiệt đới (dầu cọ, dầu dừa, bơ cacao).
- Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa thường có trong đồ ăn chiên và chế biến sẵn: bánh nướng, bánh quy, khoai tây chiên, gà rán, bắp rang bơ, chất béo thực vật ở dạng rắn,…
Xem thêm
- Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy hiệu quả
- Khám đau vai gáy chỗ nào tốt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
- Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì? Làm thế nào để chữa dứt điểm?
Đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi này. Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, người bệnh cũng cần kiêng những thực phẩm có hại; tăng cường vận động thể dục thể thao, điều trị theo phương pháp chỉ định của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23