Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Nước mũi chảy xuống họng hay còn gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, những tưởng đơn giản nhưng đây là biểu hiện của nhiều căn bệnh liên quan tới đường hô hấp hay khu vực tai – mũi – họng. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh từ dấu hiệu trên và cách chữa trị đúng cách.

Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì?

Nước mũi chảy xuống họng hay còn gọi bởi thuật ngữ quốc tế là Post Nasal Drips chỉ hiện tượng khi cơ thể bị viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… tiết ra nhiều nước mũi, nước mũi lại không thể xuất ra ngoài, bị ứ đọng bên trong hốc mũi dẫn tới chảy ngược lại vào trong khu vực cổ họng. Đây cũng được xem là triệu chứng nổi bật của viêm xoang sàng sau.

Dịch mũi có màu trắng đục hoặc vàng xanh chứa nhiều vi khuẩn lại chảy xuống lại cổ họng nên rất dễ gây nhiễm khuẩn họng và khu vực xung quanh gây ho, viêm họng, tổn thương và rát cổ đau họng, hơi thở có mùi khó chịu, có máu trong cổ họng…

Nước mũi chảy xuống họng

Lưu ý rằng bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do cấu trúc vách ngăn mũi bị lệch. Ở người lớn bệnh thường xuất hiện khi người bệnh bị một số bệnh về đường hô hấp như:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi vận mạch
  • Viêm xoang
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc
  • Lạnh và cảm cúm
  • Cơ thể nhiễm vi khuẩn và nấm, v.v…

Bệnh cũng xuất hiện nhiều ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, bà bầu,v.v.. hoặc vào thời điểm thời tiết khô hanh. Tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh lại có xu hướng nhanh chóng trở thành bệnh mãn tính gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong quá trình ăn uống, hít thở bởi cảm giác vướng mắc ở cổ họng, buồn nôn và mùi hôi trong đường thở. Chính vì vậy việc chữa trị dứt điểm bệnh rất cần thiết.

Cách chữa nước mũi chảy xuống họng

Khi bị nước mũi chảy xuống cổ họng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Chữa bằng thuốc tây y

Trước khi điều trị bệnh, người bệnh nên khám bác sĩ để biết nguyên nhân chính gây ra bệnh, thông thường sẽ chia ra 2 trường hợp: nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.

Đối với trường hợp bị bệnh do ảnh hưởng từ thời tiết hay các bệnh không có vi khuẩn, người bệnh có thể điều trị bằng cách vệ sinh đường mũi – họng bằng dung dịch nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi kháng viêm, một số loại thuốc kháng dị ứng kháng viêm.

Cách chữa nước mũi chảy xuống họng

Nên tích hợp thêm xông mũi để tăng độ ẩm cho mũi. Bạn có thể lựa chọn xông mũi tại các phòng khám tai – mũi – họng chuyên dụng hoặc tự xông tại nhà bằng cách sau: Chuẩn bị một chậu nước nóng, nhỏ khoảng 5 giọt tinh dầu tràm hoặc dầu gió vào chậu. Ngồi thoải mái gần chậu nước mà vẫn cảm nhận được hơi nóng của chậu (đầu cách chậu khoảng 30cm) rồi phủ chăn kín lên người. Người bệnh cố gắng hít thở phần hơi nước bốc lên trong khoảng 1 – 2 phút là đủ. Khi kết hợp điều trị bệnh và xông mũi mỗi tối, người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh chỉ trong 3 – 5 ngày.

Trong trường hợp bệnh gây ra bởi vi khuẩn (có dịch đờm màu vàng, màu xanh hoặc có mùi khó chịu) bác sĩ sẽ kê thêm một số loại kháng sinh đi kèm.

Bên cạnh đó còn một nguyên nhân ít gặp hơn là trào ngược thanh quản, trong trường hợp này, người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý hơn kết hợp cùng thuốc điều chỉnh axit trong một thời gian.

Chữa bằng thuốc dân gian

Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh nước mũi chảy xuống họng theo dân gian. Những phương pháp trị bệnh này được áp dụng rất rộng rãi và mang lại hiệu quả nhất định.

Sáp ong rừng

Sáp ong rừng được coi là một trong những vị thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về họng trong đó bao gồm cả bệnh nước mũi chảy xuống cổ họng. Mỗi ngày người bệnh có thể nhai từ từ miếng sáp ong rừng 2 – 3 lần, trong khoảng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Ngải cứu

Ngải cứu là một loại thuốc phổ biến trong chữa trị các bệnh liên quan tới cảm mạo và tai mũi họng. Ngải cứu có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm kích ứng khá tốt. Người bệnh có thể xao ngải cứu với muối hạt rồi đắp lên khu vực mũi – trán. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu trong các món ăn hàng ngày.

Nghệ

Được ví như thần dược, nghệ tươi chứa nhiều curcumin giúp giảm dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Người bệnh có thể ép nghệ lấy nước cốt rồi nhỏ đều đặn vào họng hoặc mũi mỗi ngày.

Chữa nước mũi chảy xuống cổ họng bằng thuốc dân gian

Rượu tỏi

Rượu tỏi có tác dụng mạnh trong việc điều trị các bệnh về mũi họng. Chất kháng sinh trong tỏi giúp loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Rượu tỏi có thể dùng để uống hoặc nhỏ vào mũi trong thời gian bệnh.

Lá chanh

Lá chanh cũng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng nước đun lá chanh để súc miệng hàng ngày, việc đó có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn khoang miệng sạch sẽ.

Trà xanh

Xông mũi lá trà xanh là phương pháp rất hiệu quả, giống như cách xông mũi bằng dầu gió, người bệnh có thể xông thường xuyên trong khoảng 1 tuần hoặc đến lúc khỏi bệnh.

Hạt gấc

Hạt gấc nướng giã vụn kết hợp với rượu trắng dùng để vuốt lên trán, mũi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi bao gồm nước mũi chảy xuống họng.

Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng đan xen giữa các phương pháp trị bệnh dân gian và cách điều trị của bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

chữa nước mũi chảy xuống họng hiệu quả

Cách phòng nước mũi chảy xuống họng hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp điều trị, chúng ta cũng nên quan tâm tới những cách phòng bệnh hiệu quả như dưới đây:

  • Giữ ẩm cổ họng, mũi, miệng bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, sử dụng máy tạo ẩm trong điều kiện thời tiết hanh khô, hạn chế sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hoặc sử dụng quá nhiều.
  • Giữ ấm cho cơ thể để tránh bị các bệnh liên quan tới cảm mạo và tai mũi họng.
  • Chủ động tránh xa các tác nhân gây dị ứng và chuẩn bị các loại thuốc dị ứng, tránh không để viêm mũi dị ứng biến chứng hoặc để quá lâu mà không chữa trị.
  • Vệ sinh giường chiếu, chăn gối và khu vực sinh hoạt thường xuyên.

Xem thêm Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Cách chữa tại nhà hiệu quả

Trên đây là các kiến thức về bệnh nước mũi chảy xuống họng, bệnh không mang tới nguy hiểm cho sức khỏe cho người bệnh nhưng lại gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và có thể khiến người bệnh tự ti. Việc điều trị bệnh không diễn ra quá lâu và khá đơn giản, chính vì vậy, người bệnh nên xử lý sớm nhất có thể. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân đặc biệt trong thời gian giao mùa bạn nhé!

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Mười, 2020 bởi admin

Viêm họng
Viêm họng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa tại nhà và phòng ngừa

Viêm họng là bệnh đường hô hấp trên, dễ xảy ra khi niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm. Tìm hiểu thêm

Viêm họng xuất tiết
Viêm họng xuất tiết do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Viêm họng xuất tiết là bệnh lý thường gặp khi có sự thay đổi của thời tiết. Chắc hẳn các Tìm hiểu thêm

Đau họng nên uống nước gì
Đau họng nên uống nước gì? Có uống nước cam, nước dừa?

Bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi đau họng nên uống nước gì hay chưa? Bài viết này Tìm hiểu thêm

Viêm họng đỏ
Viêm họng đỏ uống kháng sinh không hết? Biện pháp hỗ trợ điều trị

Viêm họng đỏ thường xảy ra vào mùa lạnh. Tuy bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *