Đau đầu sau gáy là một triệu chứng nhiều người từng gặp phải. Nó có thể cảnh báo một tình trạng xấu với sức khỏe có thể bạn không biết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem triệu chứng này cảnh báo bệnh lý gì? Biểu hiện ra sao và cách khắc phục đúng đắn nhất.
Đau đầu sau gáy là bệnh gì?
Đa số cơn đau đầu sau gáy là các cơn đau lành tính và có thể tự khỏi. Ngoài ra, chỉ có một phần nhỏ cơn đau đầu sau gáy cần phải dùng thuốc điều trị. Cơn đau đầu sau gáy có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó có nhiều nguyên nhân xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày như:
- Làm việc không đúng tư thế: Cúi quá sát khi làm việc hoặc mang, vác vật nặng vùng cổ, vai – gáy.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Vận động vùng cổ, vai quá mức, gối đầu quá cao khi nằm,….
- Căng thẳng, stress: Áp lực, căng thẳng kéo dài có thể gây nên tình trạng căng cứng cho các cơ vùng vai gáy, gây đau mỏi vai gáy và vận động khó khăn.
- Các chấn thương có tác động đến vùng cổ và vai gáy: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc bất cứ tác động ngoại lực nào lên vùng cổ vai gáy là một trong những nguyên nhân cơ học có thể gây ra tình trạng đau đầu ở vùng sau gáy.
Trong các trường hợp khác, cơn đau đầu sau gáy còn là dấu hiệu của một số bệnh như:
- Bệnh tăng huyết áp: Trong thời điểm huyết áp của người bệnh tăng quá cao, vùng cổ và vai gáy của người bệnh sẽ có hiện tượng đau, cơn đau như bó chặt.
- Bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ: Điển hình như bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… Trong đó, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường thấy nhất.
- Các bệnh lý hố sau (u não, xuất huyết não,….): Không chỉ có cơn đau đầu, các bệnh lý này còn kèm theo dấu hiệu của thần kinh khu trú như liệt chi, mắt mờ, liệt dây thần kinh sọ não.
- Hội chứng nhiễm siêu vi (các bệnh cúm, sốt xuất huyết,….): có thể gây ra các cơn đau đầu vùng sau gáy với các mức độ khác nhau.
Biểu hiện cơn đau đầu sau gáy
Đau đầu sau gáy biểu hiện bằng các cơn đau, nhức mỏi ở phía sau đầu, vùng vai gáy. Sau đó có thể lan đến đỉnh đầu, thậm chí là lan ra hai bên thái dương.
Tính chất cơn đau có thể âm ỉ liên tục hoặc thành cơn. Cảm giác như bị điện giật hay bị bó thắt cơ, thậm chí đôi khi người bệnh có thể sẽ bị mất cảm giác. Mức độ cơn đau có thể từ nhẹ cho đến nặng, kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như: Hạn chế vận động, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Cách điều trị đau đầu sau gáy
Để chữa trị đau đầu sau gáy, việc đầu tiên cần xác định nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đau đầu là gì?
Đau đầu sau gáy do tác nhân không phải bệnh lý
Với trường hợp này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc tập một số bài tập vật lý để điều trị các cơn đau.
Nếu người bệnh vẫn chưa thuyên giảm nhiều, có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê toa như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen,….
- Một số thuốc kháng viêm như: Aspirin, Ibuprofen,….
- Thuốc giảm cơ vân: Myonal
Đau đầu do yếu tố bệnh lý
Trong trường hợp này, người bệnh cần phải đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác nguồn gốc bệnh lý là gì? Sau đó mới có thể đưa ra cách điều trị tận gốc được.
Trước đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê toa như trường hợp thứ nhất để giảm các cơn đau tạm thời. Kèm theo đó, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc kháng sinh khác như: Corticoid, Glucosamin sulfat nhằm ngăn cản tình trạng bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê.
Ngoài thuốc tân dược, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để làm dịu cơn đau, một số bài thuốc có thể tham khảo:
Chữa bằng cỏ xước
Chuẩn bị:
- Cỏ xước (500g)
- Ngải cứu (500g)
- Lá lốt (500g)
Tiến hành:
Làm sạch các loại nguyên liệu, sau đó đem phơi khô. Mỗi ngày lấy khoảng 30g hỗn hợp trên đem đi nấu với lượng nước thích hợp rồi uống dần.
Sử dụng lá chìa vôi
Chuẩn bị:
- Lá chìa vôi (30g)
- Tầm gửi (20g)
- Cỏ xước (20g)
- Đền gai (20g)
- Cỏ ngươi (20g)
- Lá lốt (20g)
Tiến hành:
Làm sạch các nguyên liệu, đun lên trong ấm thuốc cùng với khoảng 1l nước. Sau đó lấy phần nước uống hằng ngày.
Cây mật gấu
Chuẩn bị:
- Lá mật gấu già: Khoảng 8 lá
- Một cốc bia
Tiến hành:
Lá mật gấu già đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt rồi hòa vào cùng 1 cốc bia. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp này 2 lần/ngày.
Đó là cách để điều trị dành cho người bệnh đau đầu sau gáy. Để các phương pháp này phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh phải lưu ý một số điều sau đây:
- Đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh ngay khi xuất hiện các dấu hiệu: Cơn đau nặng dần, tần suất các cơn đau nhiều lên, đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, sợ ánh sáng, rối loạn cảm giác, yếu, liệt, sợ tiếng động,….
- Điều trị bằng phương pháp thuốc nam chỉ áp dụng cho các trường hợp đau nhẹ và không có các dấu hiệu nguy hiểm. Cùng với đó, điều trị bằng thuốc nam cần thời gian dài, người bệnh phải kiên nhẫn, tránh hấp tấp sử dụng quá liều có thể sẽ phản tác dụng.
- Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm các bài tập vật lý trị liệu, luyện tập thể dục thể thao và thay đổi lối sống khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những nội dung về chứng đau đầu sau gáy. Hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích và thiết thực nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Cập nhật mới nhất vào ngày 4 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23