Đau bả vai lan xuống cánh tay là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Triệu chứng này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Để điều trị bệnh lý, người bệnh cần hiểu rõ được nguyên nhân, tìm ra được cách chữa phù hợp thì các dấu hiệu của bệnh mới được cải thiện rõ rệt.
Nguyên nhân đau bả vai lan xuống cánh tay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bả vai lan xuống cánh tay. Tuy nhiên, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là:
- Do một số bệnh lý gây nên:
- Viêm gân chóp xoay vai: Biểu hiện dễ thấy của người bệnh đó là xuất hiện những cơn đau nhức từ vùng bả vai và lan sang cả hai bên cánh tay. Khả năng vận động ở vùng cánh tay, vùng cổ vai gáy cũng trở nên hạn chế dần. Đặc biệt các cơn đau do viêm gân chớp xoay vai thường xuất hiện chủ yếu vào ban đêm và khiến cho người bệnh không thể ngủ ngon giấc.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Là nguyên nhân gây ra các cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay. Các cơn đau thường xảy ra nhiều lần và kéo dài dai dẳng. Đặc biệt, tần suất các cơn đau sẽ xảy ra nặng hơn khi bệnh nhân quay cổ, hắt hơi, cúi người…
- Thoái hóa đốt sống cổ: Xuất hiện các cơn đau ở vùng gáy, vùng cổ. Sau đó, các cơn đau sẽ lan xuống cánh tay và vùng vai. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê tay…
Đau bả vai lan xuống cánh tay do lối sống gây nên:
- Ngồi hoặc làm việc sai tư thế: Khi duy trì thói quen này, vùng cổ phía sau vai gáy sẽ bị căng cứng. Từ đó lượng máu lưu thông đến các cơ xương bị tắc nghẽn và gây ra các cơn đau. Nếu bạn không thay đổi tư thế một cách thường xuyên, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần lên và lan xuống cả hai cánh tay. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này phải kể đến là nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, học sinh, sinh viên…
- Do cơ thể bị nhiễm lạnh: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể của bạn sẽ không được giữ ấm. Lúc này, hoạt động của hệ thống tuần hoàn sẽ bị đảo lộn và ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Máu sẽ không được lưu thông đến các khớp và cơ. Các vùng cơ thuộc vùng cổ cánh tay, bả vai bị co cứng và gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội từ vùng bả vai xuống cánh tay. Tình trạng này thường hay xảy ra ở những người hay ngồi điều hòa nhiều hoặc hay có thói quen tắm gội khi trời đã khuya.
- Làm việc quá sức: Những người luôn phải bưng bê, mang vác đồ vật nặng trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các cơ và vùng dây chằng bị tổn thương và gây ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
Cách chữa đau nhức bả vai và cánh tay trái phải
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà mỗi người nên chọn lựa cho mình những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Nếu như cơn đau xảy ra dữ dội, bắt buộc người bệnh phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp chuyên khoa.
Chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi: Khi bị đau bả vai lan xuống cánh tay, bệnh nhân nên dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và gây áp lực lên vùng cánh tay và bả vai. Mặc dù vậy, để tránh hiện tượng cứng khớp, bệnh nhân không nên nghỉ quá 2 đến 3 ngày.
- Chườm lạnh: Bệnh nhân lấy túi đá lạnh chườm lên vị trí đau trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Mỗi ngày nên thực hiện việc chườm lạnh 3 lần mỗi ngày để giảm đau và chống viêm.
- Sử dụng băng cố định: Bệnh nhân dùng nẹp, băng để nẹp khu vực bị đau. Điều này giúp hạn chế những hoạt động không cần thiết và giảm sưng đau hiệu quả.
- Massage, xoa bóp: Việc massage, xoa bóp sẽ khiến cho máu được lưu thông và tuần hoàn tốt hơn, giúp các cơn đau giảm dần.
- Nâng cao cánh tay: Để hạn chế các cơn đau, bệnh nhân có thể nâng cao phần cánh tay. Mỗi bệnh nhân nên duy trì thói quen này để triệu chứng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Sử dụng các loại thuốc Tây
Dùng thuốc Tây để làm giảm các cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn sử dụng bởi nó thường mang đến hiệu quả điều trị tức thời và nhanh chóng. Tuy nhiên, vì dùng thuốc Tây sẽ khiến cho cơ thể chịu nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần phải dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc chuyên dùng để điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay phải kể đến như:
- Thuốc giảm đau: Gồm các thuốc giảm đau không cần kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen. Thuốc có công dụng giảm đau, giảm sưng viêm với những trường hợp bị đau lan xuống vùng cánh tay.
- Thuốc chống viêm: Tiêu biểu như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen. Thuốc đem đến tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ phòng ngừa những bệnh liên quan đến viêm khớp.
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ thường được bệnh nhân sử dụng như Tizanidine, Baclofen, Cyclobenzaprine. Những loại thuốc này được dùng để cải thện tình trạng co thắt và căng cơ xung quanh vùng khớp vai.
Trong những trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được các bác sĩ thực hiện các biện pháp điều trị như:
- Tiêm Steroid vào khu vực bả vai bị ảnh hưởng.
- Kích thích tủy sống.
- Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu ( Gồm các bài tập, các liệu pháp nóng, lạnh, kích thích thần kinh bằng điện).
- Áp dụng liệu pháp điều trị như diện chẩn, châm cứu.
Sử dụng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y khi tác động vào cơ thể sẽ đẩy lùi các triệu chứng gây bệnh từ sâu bên trong. Những yếu tố đó phải kể đến như yếu tố nội nhân (tạng phủ bị suy yếu, kinh lạc bị bế tắc) hay yếu tố ngoại nhân (suy dinh dưỡng, chấn thương…)
Những bài thuốc Đông y thường chú trọng vào con người hơn là các triệu chứng bên ngoài của bệnh. Chúng đều có mục đích giúp đả thông kinh lạc, tăng cường chức năng của tạng phủ, loại bỏ các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng được thuyên giảm dần chứ không mang lại hiệu quả tức thời như khi dùng các loại thuốc Tây.
Các vị thuốc Đông y hay được dùng để chữa đau bả vai lan xuống cánh tay phải kể đến như Quế chi, Cam thảo, Cẩu tích, Thược dược, Phục linh, Cẩu tích, Đương quy, Phòng phong, Ngưu tất…
Khi nào người bệnh đau bả vai và cánh tay phải đến bệnh viện?
Người bệnh khi bị đau bả vai và cánh tay thường xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như làm tăng áp lực và co thắt vùng ngực. Lúc này, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thực hiện việc chẩn đoán và điều trị sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng đến bệnh viện khi ở trong những trường hợp như:
- Tình trạng bệnh không được cải thiện một cách hiệu quả mặc dù đã áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau.
- Các cơn đau dữ dội sau khi bị chấn thương, nhất là khi xuất hiện âm thanh nứt vỡ ở trong vùng cánh tay.
- Cánh tay bị đau và sưng dữ dội, không có xu hướng giảm.
- Không thể xoay lòng bàn tay hoặc vận động cánh tay một cách thoải mái và linh hoạt.
Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng không thể lường trước được. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động điều trị ngay từ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nhé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23