Dùng cà tím để điều trị bệnh khớp là một phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng để làm thuyên giảm các cơn đau và tăng cường hoạt động của các khớp. Vậy liệu cà tím chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Cách sử dụng thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Cà tím chữa bệnh khớp có hiệu quả không?
Cà tím là một loại quả được sử dụng rất nhiều trong những bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, chúng còn giúp điều trị bệnh đau khớp khá hiệu quả. Theo nghiên cứu từ y học cổ truyền cho biết thì loại quả hay được sử dụng để điều trị co rút xương, đau lưng, viêm khớp…
Hoạt chất có trong cà tím đã được chứng minh là đem đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh khớp:
- Hàm lượng oxy hóa dồi dào trong cà giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm các cơn đau do bệnh khớp gây ra. Không chỉ vậy, chất xơ và vitamin B có trong cà còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể tăng cường hoạt động.
- Hàm lượng canxi và sắt ở cà còn giúp ngăn chặn tình trạng thoái hóa xương khớp và loãng xương, giúp xương được hấp thụ canxi một cách dễ dàng.
- Sắc tố antoxyanozit có ở trong cà tím còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau và ngăn cản các tác nhân gây hại lên tế bào.
Sử dụng cà tím chữa bệnh khớp
Uống nước từ quả cà tím
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 quả cà tím.
- Đem cà tím rửa thật sạch rồi cho vào nước muối loãng để ngâm.
- Sau khi ngâm khoảng 15 phút, bạn vớt cà tím ra để ráo nước rồi thái thành từng miếng nhỏ.
- Cho nước lọc vào ấm rồi đun sôi lên, sau đó thả cà tím vào.
- Bạn đun trong 5 phút thì dừng lại.
- Bạn ngâm cà tím ở trong nước cho đến khi nguội thì dừng lại.
- Lấy phần nước thu được cho vào trong một lọ thủy tinh rồi để trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Lấy phần nước vừa thu được để sử dụng uống vào buổi sáng, trưa và tối.
Bôi nước cà tím chữa bệnh khớp
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm nước nấu từ quả cà tím, dầu oliu.
- Lấy dầu oliu trộn đều với nước sau khi nấu cà tím để bôi bên ngoài da.
- Lấy hỗn hợp vừa thu được và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Trước khi đi ngủ, bạn lấy một lượng hỗn hợp vừa đủ để bôi lân vùng khớp bị đau.
- Bạn lấy gạc quấn lại chỗ khớp bị đau để giữ ấm và để qua đêm.
Món ăn từ cà tím để chữa trị bệnh khớp
Món cà tím xào
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm gừng tươi, cà tím, gia vị vừa đủ, hành củ.
- Cà tím sau khi rửa sạch thì gọt bỏ hết phần vỏ ở bên ngoài rồi thái thành từng sợi nhỏ.
- Lột phần vỏ bên ngoài của hành củ rồi thái thành từng lát mỏng.
- Bắc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn vào, đợi đến khi chảo nóng thì cho gừng và hành phi lên.
- Tiếp theo, bạn cho cà tím trộn đều lên rồi cho thêm một chút nước vào.
- Cho gia vị vừa ăn và xào đến khi cà chín thì dừng.
- Nên dùng chung món ăn với cơm.
Món canh gà hầm cà tím
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm cà tím (200gr), gà giò (1con), sơn trà (15gr), gừng (5gr), hành củ (10gr), gia vị vừa đủ.
- Gà sau khi được làm sạch thì bỏ hết ruột, rửa lại với nước rồi cắt thành từng khúc sao cho vừa ăn.
- Đem cà tím và sơn trà rửa sạch lại với nước, cà cắt thành từng khúc nhỏ.
- Rửa sạch gừng và hành củ, băm thật nhuyễn ra rồi cho vào chảo để phi lên.
- Tiếp theo, bạn cho gà vào và đảo lên thật đều cho đến khi gà săn thì cho thêm nước vào.
- Tiếp theo, bạn đun gà cho sôi lên thì cho sơn trà và cà tím đun cùng.
- Bạn hầm cho tới khi hỗn hợp trên chín nhừ thì dừng lại.
- Tiếp theo, bạn cho thêm gia vị vào rồi tắt bếp và sử dụng mỗi ngày một lần.
Mặc dù cà tím đem đến công dụng khá tốt trong việc điều trị bệnh khớp nhưng nếu không sử dụng đúng cách, cà tím sẽ khiến cho cơ thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, khi dùng cà tím, bệnh nhân nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Để thấy được hiệu quả, người bệnh cần phải duy trì dùng cà trong một khoảng thời gian dài. Mỗi tuần bạn nên dùng cà tím 3 lần thì mới thấy các cơn đau được thuyên giảm rõ rệt.
- Không nên dùng quá nhiều cà tím bởi sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Mỗi lần bạn chỉ nên dùng từ 100 đến 200 gr và 1 tuần chỉ nên dùng từ 2 đến 3 lần.
- Không được dùng nước ép từ cà tím mà chỉ được dùng nước cà tím đã được nấu chín. Bạn cũng không nên chế biến cà tím ở nhiệt độ cao bởi sẽ khiến cho lượng dưỡng chất ở bên trong bị hao hụt.
- Bệnh nhân bị đau dạ dày, hen suyễn, bệnh thận, thấp khớp tuyệt đối không nên dùng cà tím.
- Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Đồng thời tăng cường tập luyện các bài tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe của xương khớp. Những bài tập thể thao nhẹ nhàng tốt cho bệnh khớp phải kể đến như yoga, đi bộ, đạp xe…
- Không nên dùng quá nhiều đồ ăn quá ngọt và quá mặn bởi sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi có ở trong cơ thể và làm gia tăng thêm tình trạng đau nhức.
- Không sử dụng đồ uống có chứa nhiều cồn và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
Ăn cà tím còn có tác dụng gì khác?
Ngoài đem đến hiệu quả cao trong việc điều trị đau nhức xương khớp, cà tím còn có rất nhiều tác dụng khác như:
- Tốt cho người ăn kiêng
Trong cà tím có chứa rất ít chất béo, calo. Hơn thế nữa, hàm lượng chất xơ có trong cà tím rất cao sẽ tạo cảm giác no và khiến cho bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn. Nếu như bạn biết cách chế biến cà tím thành nhiều món ăn khác nhau thì đây chính là một loại thực phẩm rất hữu ích dành cho những người đang ăn kiêng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong cà tím có chứa lượng carbohydrate thấp và chất xơ cao. Chính vì vậy, cà tím có khả năng làm kiểm soát các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Làm giảm hàm lượng cholesterol
Cà tím giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống tuần hoàn máu và tim mạch. Theo nghiên cứu tại Pháp cho biết, cà tím khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu một cách đáng kể.
- Duy trì ổn định huyết áp
Ngoài việc loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, cà tím còn giúp duy trì sự ổn định huyết áp nhờ vào hoạt chất flavonoid. Từ đó giúp làm giảm tình trạng stress và căng thẳng kéo dài.
- Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
Trong cà tím có chứa một lượng lớn oxy hóa cao. Nhờ đó mà chúng có khả năng chống lại bệnh lý liên quan đến tim, thúc đẩy máu đến tim được tăng cường nhiều hơn.
- Tăng cường sức khỏe mắt
Trong cà tím có chứa một lượng lớn zeaxanthin và lutein. Đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của mắt. Từ đó giúp ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng do ảnh hưởng của tuổi tác.
Những tác dụng của cà tím chữa bệnh khớp và một số bệnh lý khác đã được chúng tôi giải đáp rất cụ thể qua bài viết trên. Mặc dù vậy, tác dụng của cà tím chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh nhân kiên trì áp dụng và tình trạng bệnh lý đang ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh khớp của bạn trầm trọng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới được cải thiện một cách đáng kể và rõ rệt.
Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23