Trong một số trường hợp mắc các bệnh lý về cột sống, người bệnh điều trị bằng các biện pháp bảo tồn nhưng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít thì các bác sĩ chuyên môn sẽ có thể chỉ định mổ cột sống nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đáp ứng được. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về các trường hợp cần thực hiện mổ cột sống cũng như mổ cột sống có nguy hiểm không, mất bao nhiêu tiền,…là rất cần thiết cho mỗi người bệnh và độc giả.
Khi nào cần mổ cột sống?
Các biện pháp mổ cột sống chỉ được chỉ định khi người bệnh đã trải qua các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả chỉ là rất ít. Phẫu thuật cột sống không phải là giải pháp được khuyến khích thực hiện, đây là chỉ biện pháp bất đắc dĩ khi tất cả các biện pháp khác đều không có tác dụng. Mổ cột sống giúp người bệnh nhanh chóng giảm cơn đau và đưa cột sống trở về hình dáng ban đầu.
Không ít người bệnh cho rằng mổ cột sống là biện pháp giải quyết triệt để các triệu chứng mà họ đang gặp phải và kỳ vọng những kết quả tốt nhất như nhiều quảng cáo tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia và bác sĩ cho rằng, mổ cột sống không phải là biện pháp an toàn và hoàn hảo nhất để giải quyết các tình trạng bệnh lý cột sống. Phẫu thuật chỉ làm giảm các triệu chứng và người bệnh vẫn có nguy cơ cao tái phát nếu chế độ chăm sóc và sinh hoạt không được đảm bảo. Bên cạnh đó, các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng sau đó mà người bệnh khó mà lường trước được.
Chính vì vậy, không phải trường hợp bệnh nhân cột sống nào cũng có thể phẫu thuật được, chỉ có các trường hợp rất nặng, người bệnh gần như không còn khả năng vận động thì mới nên thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật:
- Người bệnh đang gặp những cơn đau nặng nề, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không có hiệu quả nào.
- Bệnh lý cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, làm tê yếu chân tay, thậm chí là gây teo cơ, bại liệt.
- Gây ra hiện tượng chèn ép lên ống sống, tủy sống của cơ thể.
- Bệnh lý cột sống biến chứng thành thoát vị đĩa đệm giai đoạn cuối, gây chèn ép lên các rễ thần kinh, người bệnh vô cùng khó khăn trong vận động và đi lại.
- Cột sống của người bệnh bị biến dạng, cơ thể cũng bị ảnh hưởng trở nên cong vẹo
- Thoái hóa cột sống gây ra tình trạng hẹp ống sống, viêm cột sống dính khớp…
Người bệnh tuyệt đối không được tự quyết định việc bản thân có thể thực hiện mổ cột sống được hay không mà cần có sự thăm khám và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bệnh cực kỳ nghiêm trọng thì bệnh nhân mới được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cũng cần tuân thủ theo liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sau mổ cột sống có sao không?
Có thể nói mổ cột sống là một trong các phương pháp điều trị hiện đại của Y học, mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Song, đây cũng là một biện pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. Những rủi ro khi phẫu thuật cột sống mà người bệnh có thể phải đối mặt là:
- Mất máu quá nhiều trong khi phẫu thuật, nhiễm trùng vết mổ sau khi phục hồi
- Có thể làm tổn thương đến các mô mềm, các rễ thần kinh xung quanh vị trí thực hiện phẫu thuật.
- Chi phí phẫu thuật rất cao
- Phẫu thuật không giải quyết được hoàn toàn nguyên căn gây bệnh, nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật là không ít, khi tái phát bệnh có chiều hướng tăng nặng hơn so với giai đoạn đầu.
Mổ cột sống lưng bao nhiêu tiền?
Mổ cột sống lưng bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, mỗi ca mổ cột sống tại Việt nam, cụ thể là mổ thoát vị đĩa đệm là chủ yếu, chỉ lấy nhân thoát vị, không hẹp ống sống có chi phí trung bình dao động từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở mức độ nghiêm trọng hơn, thoát vị đa tầng, có kèm hẹp ống thoát vị thì chi phí có thể lên tới trên 30 triệu đồng do bác sĩ còn phải giải ép ống sống, mở cung sau giúp cố định lại cột sống.
Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh khi thực hiện phẫu thuật có thể là vật tư, thuốc gây mê dao động từ 10 triệu đến 12 triệu đồng tùy từng ca phẫu thuật cụ thể.
Ngoài ra, sau phẫu thuật người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh để chống viêm nhiễm tại vết mổ trong khoảng 14 ngày. Người bệnh cũng sẽ mất thêm các khoản chi phí tiền giường bệnh, thuốc uống điều trị, các dịch vụ ăn uống, chăm sóc, đi lại khác.
Trên thực tế, chi phí mổ cột sống còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức độ bệnh lý: Tình trạng tổn thương cột sống ở mức độ nghiêm trọng như thế nào thì chi phí phẫu thuật cũng có sự thay đổi tỷ lệ thuận theo.
- Phương pháp điều trị: Hiện nay có nhiều phương pháp mổ cột sống khác nhau và chúng có mức chi phí cũng khác nhau, bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. Các dạng phẫu thuật cột sống chủ yếu hiện nay là: Mở đốt sống, phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm, thay đĩa đệm nhân tạo, nối đốt sống,…
- Cơ sở điều trị: Các cơ sở điều trị uy tín, chất lượng cao đi kèm với mức chi phí cao hơn
- Thời gian điều trị: Tình trạng bệnh của bạn nặng thì bạn cần nhiều thời gian điều trị hơn từ đó các chi phí cũng có thể tăng nhiều hơn.
- Chính sách BHYT: Các bệnh nhân có tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ một phần chi phí theo luật của Nhà nước.
- Tình trạng sức khỏe bệnh nhân: Sự thành công cũng như chi phí của ca phẫu thuật còn phụ thuộc vào cả tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Người có sức khỏe tốt sẽ nhanh bình phục hơn, chi phí cũng giảm bớt hơn.
Trên đây là một số thông tin về mổ cột sống, những rủi ro khi thực hiện phương pháp này cũng như mức chi phí cần có để thực hiện một ca mổ cột sống. Hy vọng các nội dung này sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp mổ cột sống, từ đó có những quyết định đúng đắn trong quá trình điều trị của mình.
Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23