Trượt đốt sống lưng l4 l5 phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Trượt đốt sống lưng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh cần nhận biết sớm và có biện pháp điều trị đúng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy trượt đốt sống lưng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không? Phải làm sao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Trượt đốt sống lưng là gì?

Trượt đốt sống lưng l4 l5 được hiểu là tình trạng đốt cột sống ở trên bị trượt về đằng sau hoặc trượt ra trước so với đốt cột sống dưới. Khi xảy ra, tình trạng đốt sống lưng bị trượt, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, di chuyển, vận động gặp khó khăn. Cơn đau sẽ lan xuống một bên chân hoặc cả hai chân.

Trượt đốt sống lưng được chia thành: Do bẩm sinh, thoái hóa, chấn thương, khuyết eo, bệnh lý và trượt đốt sống lưng sau phẫu thuật.

Cơ chế trượt đốt sống: Cột sống ở vùng thắt lưng là nơi phải chịu trọng tải của cơ thể nhiều nhất và phải chịu nhiệm vụ cúi, gập, xoay người… nên dễ bị trượt đốt sống. Trong một số trường hợp, các lực tác động lên cột sống quá mức dẫn đến các đốt sống trượt ra khỏi vị trí vốn có.

Trượt đốt sống lưng

Các mức độ của trượt đốt sống lưng:

  • Độ 1: Từ 0 – 25% thân đốt sống lưng bị trượt
  • Độ 2: Từ 26 – 50% thân đốt sống lưng bị trượt
  • Độ 3: Từ 51 – 75% thân đốt sống lưng bị trượt
  • Độ 4: Từ 76 – 100% thân đốt sống lưng bị trượt
  • Độ 5: Đốt sống lưng bị trượt toàn bộ, đốt trên đã rời hẳn khỏi bề mặt thân đốt sống dưới

Để xác định được mức độ trượt đốt sống lưng, bác sĩ sẽ dựa vào tỷ lệ dựa trên hình ảnh X-quang chụp ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ đốt sống lưng trượt sẽ tính bằng khoảng cách trượt so với độ rộng của thân đốt sống lưng bị trượt.

Nguyên nhân trượt đốt sống lưng

Tình trạng đốt sống lưng bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Bẩm sinh, rối loạn phát triển
  • Khuyết eo do gãy, khe hở eo hoặc do tình trạng bị gãy và liền xương xảy ra nhiều lần ở vùng eo
  • Chấn thương ở vùng thắt lưng làm cho eo bị gãy trượt, gãy mấu khớp
  • Do thoái hóa cột sống ở vị trí L4 – L5, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 50
  • Mắc một số bệnh lý như bị ung thư, nhiễm khuẩn gây hoại tử hoặc làm cấu trúc cột sống bị thay đổi
  • Có thể do phẫu thuật cắt cung sau kèm theo việc cắt bỏ mấu khớp

Triệu chứng trượt đốt sống lưng

Theo từng giai đoạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng trượt đốt sống lưng khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu: Gần như không có bất cứ triệu chứng gì, chỉ thỉnh thoảng có những cơ đau nhức lưng thoáng qua.

Giai đoạn vùng thắt lưng bị đau nhức:

  • Những cơn đau lưng xuất hiện nhiều, liên tục, đau khi cúi, đi hoặc đứng quá lâu.
  • Cơn đau sẽ lan dần xuống vùng mông, hông, đùi, chân, bàn chân. Người bệnh cũng có thể cảm thấy vùng lưng bị tê bì.
  • Khi ho, hắt hơi, đi bộ, đứng, vận động… cơn đau nhức tăng nặng hơn và thuyên giảm hoặc biến mất khi nằm nghỉ.
  • Gặp khó khăn khi thay đổi tư thế ngồi sang đứng.
  • Có thể cảm nhận được đốt sống lưng trượt khi ngửa hoặc cúi người.

Triệu chứng trượt đốt sống lưng

Giai đoạn trượt đốt sống lưng nặng:

  • Cơ ở vùng thắt lưng bị co cứng, cơ ở mặt trong đùi bị căng
  • Bị thay đổi dáng và tư thế đi, người bệnh đi hơi khom lưng về phía trước, cột sống có thể bị vẹo sang một bên.
  • Các cơn đau thắt lưng kéo dài xuất hiện thành từng đợt, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều.

Triệu chứng nhận biết khác: Ở tư thế đứng, quan sát sẽ thấy người bệnh có biểu hiện bị cong vẹo cột sống, hoặc khi thực hiện ưỡn người quá mức, cơn đau nhức thuyên giảm. Đây chính là triệu chứng đặc trưng của trượt thắt lưng để chẩn đoán được bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu bị đau cách hồi khi đi bộ cùng với cảm giác tê bì, hai chân bị căng cứng, đau nhức khi đi bộ. Tuy nhiên khi đạp xe, người bệnh sẽ không bị các cơn đau cách hồi “hỏi thăm”. Triệu chứng này giúp phân biệt được với cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

sale thoái hóa cột sống

Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Trượt đốt sống lưng khá nguy hiểm, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

  • Nếu mức độ trượt đốt sống lưng dưới 50% và do khuyết eo đốt sống sẽ gây ra những cơn đau nhức từ vùng thắt lưng lan xuống mông, hông, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân.
  • Trượt đốt sống lưng do khuyết eo nặng thì cột sống lưng sẽ bị biến dạng, người bệnh bị gù. Biến chứng này thường xảy ra ở thanh thiếu niên, chiếm khoảng 10%.
  • Dáng đi bị thay đổi, cột sống bị cong vẹo, teo cơ
  • Trung tâm ống sống ngang chỗ trượt bị hẹp lại dẫn đến các cơn đau thắt lưng, đau nặng hơn khi đi, nghỉ ngơi sẽ hết dần.

Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không

Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng

Các bác sĩ sẽ hỏi thăm triệu chứng bệnh và khám lâm sàng. Sau đó có thể yêu cầu thực hiện một sống xét nghiệm hình ảnh sau:

  • Chụp X-quang cột sống ở các tư thế đứng thẳng, nghiêng, cúi và ưỡn người tối đa. Cũng có trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ở tư thế chếch 3/4 về bên trái, bên phải. Thực hiện chụp X-quang nhằm mục đích chẩn đoán được chính xác vị trí đốt sống lưng bị trượt và mức độ đốt sống lưng trượt.
  • Chụp CT scan giúp quan sát được toàn bộ cấu trúc xương cột sống, xác định được vị trí đốt sống lưng trượt và mức độ trượt của đốt sống lưng đó, đồng thời xác định được mức độ tổn thương của mấu khớp, eo…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định được mức độ tổn thương mô mềm, sự chèn ép dây thần kinh do trượt đốt sống lưng gây ra, phát hiện được nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh.

Bị trượt đốt sống lưng phải làm sao?

Khi có dấu hiệu đốt sống lưng bị trượt, người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có các biện pháp điều trị trượt đốt sống lưng sau:

Biện pháp điều trị nội khoa

Những cơn đau nhức do bệnh gây ra hầu hết sẽ cải thiện hẳn khi thực hiện điều trị nội khoa. Đối với người bệnh là thanh thiếu niên, các biện pháp được áp dụng:

  • Nằm nghỉ ngơi và mặc áo cố định ngoài
  • Cần phải tránh thực hiện những hoạt động gây áp lực, tác động lên vùng thắt lưng gây đau nhức

Đối với người bệnh là người trưởng thành, người cao tuổi thì cần phải thực hiện điều trị bảo tồn như sau:

  • Nằm nghỉ ngơi khi cơ những đợt đau cấp xuất hiện
  • Thực hiện cố định ngoài và được hướng dẫn vận động để hạn chế được áp lực lên các đốt thắt lưng
  • Dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Thực hiện vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng của đốt sống lưng, kết hợp tập luyện thể dục thể thao phù hợp nhằm cải hiện sức mạnh của các cơ ở vùng lưng, bụng và đùi
  • Cần phải giảm cân nếu như bị thừa cân béo phì

Bị trượt đốt sống lưng phải làm sao

Tiến hành phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật đối với bệnh nhân trượt đốt sống lưng khi:

  • Biện pháp điều trị bảo tồn được áp dụng sau 6 tháng đến 1 năm mà không có hiệu quả, triệu chứng bệnh không thuyên giảm làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh
  • Bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bị liệt một chân hoặc cả hai chân, bị teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang, người bệnh bị bí tiểu
  • Tần suất cơn đau xuất hiện nhiều, thường xuyên, các biện pháp sử dụng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi nhưng cơn đau không thuyên giảm
  • Bị trượt đốt sống lưng nặng do bị khuyết eo đốt sống đối với trẻ nhỏ

Thực hiện phẫu thuật trượt đốt sống lưng có tác dụng giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và giúp cột sống được vững chắc hơn. Hiện nay, các biện pháp phẫu thuật được ứng dụng trong điều trị trượt đốt sống lưng gồm có: Nắm chỉnh đốt sống, dùng nẹp vít cuống đốt để cố định cột sống, tiến hành ghép xương liền thân đốt lối sau.

Nếu đang tìm kiếm giải pháp điều trị toàn diện và hiệu quả hơn 2 phương pháp kể trên thì bạn có thể tham khảo bài thuốc do Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Quân đội 108 giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên VTV2. Phương pháp điều trị toàn diện này mang tên An Cốt Nam. 

Xem thêm:

An Cốt Nam – Xua tan cơn đau xương khớp sau 1 liệu trình điều trị

An Cốt Nam là thành quả nhiều năm nghiên cứu của các y bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Trong chương trình phát sóng trên VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn đánh giá rất cao về tính toàn diện, độ an toàn, lành tính, dạng điều chế cao lỏng của bài thuốc. Xem ngay chia sẻ của Ths.Bs về An Cốt Nam tại video này:

Trượt đốt sống lưng hoàn toàn có thể chữa trị bảo tồn, không phẫu thuật, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây nhờ An Cốt Nam. Phác đồ điều trị “kiềng 3 chân” đi sâu vào điều trị nguyên nhân, ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Chỉ sau 1 liệu trình điều trị, trên 85% người bệnh đã giảm được tình trạng đau nhức. Qua cảm nhận, họ thấy được sự hồi phục của các đốt sống lưng trong quá trình điều trị bằng An Cốt Nam.

Báo chí nói về hiệu quả của An Cốt Nam
Báo chí nói về hiệu quả của An Cốt Nam

Theo đánh giá của hãng thông tấn lớn thứ 2 thế giới Reuters, các tờ báo lớn của Việt Nam như Thanh niên, 24h, Lao động,… An Cốt Nam là bài thuốc Đông y kết hợp được những ưu điểm vượt trội của các phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiện nay. Trong đó phải kể đến:

  • Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên lấy từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh sạch, không chứa corticoid, chất bảo quản, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị
  • Cho hiệu quả điều trị nhanh chóng nhờ quá trình điều chế truyền thống, bẻ gãy toàn bộ các liên kết hoạt chất khó hấp thụ trong thuốc
  • Lộ trình điều trị bệnh cụ thể, rõ ràng, giúp người bệnh yên tâm sử dụng
  • Gia giảm thêm nhiều vị thuốc quý dựa trên bài thuốc cổ xưa để phù hợp với cơ địa người Việt
Thành phần 100% thảo dược quý hiếm của bài thuốc An Cốt Nam
Thành phần 100% thảo dược quý hiếm của bài thuốc An Cốt Nam

Hiệu quả của thuốc đã được Sở Y tế công nhận và cho phép lưu hành trên toàn quốc. Đồng thời, cổng thông tin chính thức của đơn vị này cũng giới thiệu An Cốt Nam đến đông đảo bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp nói chung, trượt đốt sống lưng nói riêng. Năm 2018, nhờ những thành tựu đạt được trong điều trị bệnh xương khớp của An Cốt Nam, nhà thuốc Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Đừng lo lắng về các biến chứng của trượt đốt sống lưng

Bác sĩ đang online để cung cấp giải pháp điều trị cho bạn – Liên hệ ngay

Nếu cần tư vấn thêm thông tin, bạn hãy bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Những thông tin trên đây giúp hiểu hơn về trượt đốt sống lưng. Từ đó, mỗi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, chủ động thăm khám khi có dấu hiệu của bệnh, để điều trị sớm, kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc: 

Địa chỉ nhà thuốc hà nội
Địa chỉ nhà thuốc tại Hà Nội
Địa chỉ nhà thuốc hồ chí minh
Địa chỉ nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh

Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin

jex max
Thực phẩm chức năng Jex Max của Mỹ giá bao nhiêu

Nói về những dòng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp có mặt trên Tìm hiểu thêm

Đau rễ thần kinh cột sống
Đau rễ thần kinh cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau rễ thần kinh cột sống là hội chứng thường gặp ở cột sống, xảy ra khi cột sống bị Tìm hiểu thêm

Thoái hóa cột sống nên ăn gì
Thoái hóa cột sống nên ăn gì? Kiêng ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàng ngày ảnh Tìm hiểu thêm

bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả

Người bệnh thoái hóa luyện tập các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống thường xuyên, đều đặn mỗi Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *