Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt bởi cơ địa thay đổi rất nhiều trong thai kỳ dẫn đến sức đề kháng cũng yếu dần. Chỉ một lần cảm vặt của thai phụ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Vậy phải làm gì khi bà bầu bị ho có đờm cũng là một vấn đề được nhiều người lo lắng.
Bà bầu ho có đờm đặc có sao không?
Như các bạn đã biết, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể con người, giúp phản ứng lại sự xâm nhập có hại của vi khuẩn đến hệ hô hấp, phổi hay phế quản. Ngoài ra, nếu bạn bị hóc một vật gì đó trong quá trình ăn uống thì ho cũng là hiện tượng giúp đẩy lùi những vật đó ra khỏi vòm họng. Như vậy có thể thấy rằng, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể chúng ta.
Nguyên nhân dẫn đến ho có thể là do bạn đã bị cảm lạnh, phải chịu ảnh hưởng, thay đổi lớn từ thời tiết và các cơn gió lạnh, hoặc do uống quá nhiều nước lạnh khiến vòm họng bị khô rát, tổn thương. Không chỉ thế, khi bị các vi khuẩn xâm nhập vào phổi, phế quản khiến đường hô hấp không còn được thực hiện đúng chức năng của mình cũng dẫn đến ho. Và đặc biệt, trường hợp này sẽ xuất hiện thêm dịch đờm, chất nhầy ở trong vòm họng.
Thực tế, ho có đờm là một hiện tượng không thể tránh khỏi ở tất cả mọi người. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì sẽ đáng lo ngại hơn nếu tình trạng này bị kéo dài liên tục. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều hậu quả như:
- Khó nuốt, chán ăn vì vòm họng đã bị sưng, tấy đỏ do ho quá nhiều. Từ đó thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
- Ho nhiều, ho mạnh sẽ kích thích tử cung nên dễ gây động thai, ảnh hưởng nhiều đến thai nhi và tăng khả năng sinh non cao.
- Đặc biệt, ho có đờm xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai sẽ dễ sảy thai nếu lúc đó phôi thai chưa được hình thành và ổn định hoàn toàn.
Không chỉ thế, nếu bà bầu không chữa trị triệt để tình trạng ho có đờm thì sẽ tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang hay nguy hiểm hơn nữa là lao phổi. Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến cả 2 mẹ con trong thai kỳ, mà còn gây nhiều phiền toái đến cho người mẹ sau này, kể cả khi không mang thai.
Cùng chuyên gia của INDembassy tìm hiểu về ho có đờm và giải pháp điều trị
Bà bầu bị ho có đờm phải làm thế nào?
Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nên thông thường, chúng ta chỉ cần uống thuốc kháng sinh và chú ý đến chế độ ăn uống là đã có thể chữa khỏi tình trạng ho có đờm nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bà bầu bị ho có đờm thì sẽ phức tạp hơn một chút, bởi sức đề kháng của họ thường yếu hơn so với người bình thường do nội tiết thay đổi nên việc dùng thuốc kháng sinh là điều cấm kỵ.
Hơn nữa, thuốc kháng sinh sẽ tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi sau này, nhiều trường hợp các em bé khi sinh ra đã mắc hội chứng đao, thần kinh không được phát triển toàn diện. Các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp nhất, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, chúng ta cũng có thể áp dụng các phương pháp sau đây để chữa trị ho có đờm tại nhà đơn giản mà cực hiệu quả, quan trọng là không có tác dụng phụ.
- Mật ong và quất: Bạn lấy 4 đến 5 quả quất, rửa sạch rồi cắt đôi. Tiếp đó đổ một lượng mật ong vừa đủ vào bát cùng quất, đem đi đun cách thủy khoảng 20 phút. Ăn trực tiếp cả nước và cái để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện bài thuốc này từ 2 đến 3 lần một ngày.
- Tỏi nướng: Tỏi cũng là một nguyên liệu thông dụng, không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi lại có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có công dụng trị ho có đờm cực hiệu quả. Bạn lấy 2 củ tỏi rửa sạch, đem đi nướng trong vòng 15 đến 20 phút, sau đó bóc vỏ rồi ăn trực tiếp. Nên ăn hàng ngày vào mỗi buổi sáng để bài thuốc được phát huy tác dụng tối ưu.
- Trà bạc hà: Bạn lấy một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, băm nhỏ hoặc vò nát ra rồi cho vào ấm. Lấy một lượng nước sôi vừa đủ đổ vào ấm hãm trong khoảng 15 phút để các chất trong lá bạc hà ngấm hết ra nước. Sau đó, lọc lấy nước rồi uống trực tiếp đều đặn khoảng 2 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể pha thêm chút mật ong khi nước còn ấm cho dễ uống, đồng thời cũng giúp giảm đờm nhanh hơn.
Còn rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên mà chúng ta có thể tận dụng như bài thuốc để chữa trị ho có đờm cho bà bầu, như gừng, lá hẹ, rau diếp cá… Nhưng đây đều là những bài thuốc dân gian dành cho người có triệu chứng nhẹ. Nếu tình trạng ho có đờm ở bà bầu kéo dài nhiều hơn, gây nhiều sự phiền toái, khó chịu và khó khăn trong hoạt động hàng ngày thì chúng ta buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại viên thuốc ngậm ho, hoặc siro ho để long đờm nhưng ít gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến thai nhi. Loại thuốc này dễ sử dụng vì có vị ngọt nhẹ, có thể mua ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra, các bạn cũng cần uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với mẹ bầu, không chỉ để trị ho có đờm, mà còn cần phải áp dụng trong suốt thai kỳ. Các mẹ nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả, uống nhiều nước và nên ăn các đồ ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp… để hỗ trợ cho đường tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế đồ uống lạnh, tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng, tuyệt đối không uống đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cafe…
Xem thêm:
- Bị đờm ở cổ họng lâu ngày – Nguyên nhân, cách trị hiệu quả nhất
- Ho khản tiếng có đờm là hiện tượng bệnh lý gì?
- 3 loại thuốc long đờm được nhiều người dùng và lưu ý không thể bỏ qua
- Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, an toàn, hiệu quả
Trên đây là các phương pháp cần áp dụng khi bà bầu bị ho có đờm. Hãy chăm sóc cơ thể mình và người thân để cả 2 mẹ con cùng có sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn khó khăn này nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23