Đờm có trong cổ họng lâu ngày tăng lên, ứ đặc lại sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng vướng víu, khó chịu, mất vệ sinh và muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Thay vì dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số cách khạc đờm ra khỏi cổ dưới đây, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.
Có nên khạc đờm không?
Thông thường, trong cổ họng của mỗi người đều chứa một lượng đờm và chất nhầy nhất định, nhưng nhìn chung là khá ít. Việc khạc đờm sẽ làm các chất tiết, chất nhầy ở cổ họng bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và những người có bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.
Ở người bình thường, đờm chủ yếu là những chất nhầy, có thành phần là nước, muối, các kháng thể cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, còn nếu không, bạn có thể nuốt xuống.
Trái lại, ở người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, lượng đờm tiết ra nhiều hơn, đồng thời chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp cũng như mũi họng, ảnh hưởng đến đường thở cũng như việc ăn, uống, nuốt và nói của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thực hiện thao tác khạc đờm để đẩy chúng ra khỏi cơ thể, làm thông đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân có hại.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản cho người lớn
Đờm xuất hiện nhiều ở cổ sẽ khiến cho người bệnh bị nghẹn họng, đau rát họng, khó thở, cơ thể mệt mỏi,… Để kiểm soát đờm, người bệnh có thể áp dụng một số cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản được giới thiệu dưới đây.
Khạc đờm tự nhiên
- Người bệnh khép miệng lại, hít thở chậm không khí vào mũi để đờm di chuyển xuống cổ họng. Lưu ý, bạn không nên hít quá mạnh dẫn đến nuốt đờm.
- Dùng cơ mặt phía sau cổ họng để uốn lưỡi thành hình chữ U nhằm đưa không khí cùng dịch nhầy, đờm ra phía trước.
- Khi cảm thấy họng đã chứa đầy đờm. Người bệnh cúi xuống, khạc đờm ra ngoài.
Ho
- Người bệnh hít thở sâu rồi giữ hơi thở ổn định trong khoảng 2 – 3 giây.
- Tiếp theo, hóp bụng, đồng thời ho nhẹ đủ để cho đờm có thể thoát ra ngoài. Chú ý không ho mạnh, tránh tình trạng bị rát họng sau khi thực hiện thao tác khạc đờm.
Kỹ thuật ho Huff
Kỹ thuật ho Huff (huff cough) là cách khạc đờm ra khỏi cổ hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong trường hợp bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:
- Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, đầu hơi nghiêng.
- Hít một hơi thật sâu.
- Dùng cơ bụng thổi không khí ra ngoài với 3 hơi thở hoặc co cơ bụng lại để ho 3 tiếng nhỏ và ngắn. Việc này làm cho đờm được đẩy lên cao trong đường thở, khiến chúng dễ dàng bị tống ra ngoài trong lần ho cuối.
- Ho một cái thật mạnh, nếu đúng, đờm sẽ long ra.
Kỹ thuật thở
Phương pháp thứ nhất: Thở chúm môi
Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn
- Bệnh nhân ngồi thoải mái, thả lỏng cổ vai-gáy.
- Hít vào chậm bằng mũi.
- Hai môi chúm lại như huýt sáo. Sau đó thở ra chậm rãi bằng miệng. Tốc độ thở ra nhanh gấp hai lần tốc độ hít vào.
Phương pháp 2: Thở cơ hoành
- Bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng, hai tay đặt lên bụng.
- Hít vào chậm bằng mũi sao cho bụng phình lên.
- Hóp bụng lại và thở hết ra bằng miệng, một tay ấn nhẹ vào bụng. Thở ra chậm hơn 2 lần so với khi hít vào.
Một số mẹo giúp loại bỏ đờm
Mẹo 1: Xông hơi
Xông hơi là một trong những phương pháp tiêu đờm đơn giản và hiệu quả.
Bạn có thể tự xông hơi trị đờm ở nhà bằng cách tắm xông hơi toàn thân bằng việc tắm nước nóng và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đờm và dịch nhầy loãng ra. Hoặc bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi lớn (có thể cho vài giọt tinh dầu bạn yêu thích), rồi chùm khăn khô lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này cũng sẽ giúp bạn tiêu đờm nhanh chóng.
Mẹo 2: Nước muối
Nước muối không chỉ là bài thuốc hữu hiệu trong việc chữa chứng ho có đờm mà còn tiêu đờm hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm dịu cảm giác khô và ngứa rát cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn và sát trùng đường hô hấp. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một cốc nước ấm, hòa thêm một thìa muối tinh dùng súc miệng hàng ngày. Sau một thời gian, đờm sẽ tự tiêu biến.
Mẹo 3: Chanh
Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây đờm nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bài thuốc đơn giản sau đây để điều trị đờm: pha nước cốt chanh với 1 thìa mật ong trong cốc nước ấm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi đờm được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài bạn, bạn cũng có thể cắt chanh thành lát mỏng, cho thêm vài hạt muối rồi dùng để ngậm. Biện pháp này không chỉ đánh tan đờm mà còn có tác dụng chữa ho hiệu quả.
Mẹo 4: Gừng
Gừng là một loại thuốc có tác dụng thông mũi, chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng và viêm họng tốt. Không những vậy, gừng còn có tác dụng long đờm, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn nên kết hợp một ly nước đun sôi và vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút mật ong để uống nhiều lần trong ngày. Hoặc sử dụng gừng tươi trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một trong những cách tiêu đờm trong cổ họng nhanh chóng và hiệu quả.
Mẹo 5: Củ nghệ
Trong nghệ có chứa một số thành phần có tính sát trùng cao, có thể loại bỏ vi khuẩn,vi rút gây đờm, cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là uống một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Một cách khác là hòa ½ muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước, uống 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể thêm một chút muối tinh. dùng để uống và súc miệng đều được.
Mẹo 6: Mật ong
Mật ong có vị ngọt và tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rút khá cao nên thường được sử dụng để tiêu đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Để sử dụng mật ong trị đờm, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột hạt tiêu đen hoặc trắng, uống hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt.
Mẹo 7: Súp gà/canh gà/cháo gà
Súp, canh hay cháo gà là một món ăn ngon và phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị ho có đờm. Bất cứ khi nào bị đờm hoặc đau họng, bạn có thể ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2-3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm:
- Bị đờm ở cổ họng lâu ngày – Nguyên nhân, cách trị hiệu quả nhất
- Ho khản tiếng có đờm là hiện tượng bệnh lý gì?
- Bà bầu bị ho có đờm phải làm thế nào?
- 3 loại thuốc long đờm được nhiều người dùng và lưu ý không thể bỏ qua
Cách khạc đờm ra khỏi cổ an toàn cho trẻ nhỏ
Vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, dựa vào đặc tính vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, giúp cải thiện đường hô hấp, đào thải các chất bài tiết, đờm nhớt ra khỏi cổ họng.
Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện thao tác này.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đặt trẻ đúng tư thế để thực vỗ rung long đờm
Có 4 tư thế đặt trẻ thông dụng để thực hiện vỗ rung long đờm
- Tư thế nằm nghiêng một bên.
- Tư thế ngồi trước.
- Tư thế úp người trẻ lên lòng bàn tay (trẻ dưới 2 tháng tuổi).
- Tư thế mẹ bế vác trẻ lên vai.
Bước 2: Xác định vị trí vỗ
Phụ huynh thực hiện vỗ từ vùng phổi trẻ từ dưới vỗ lên nhằm dẫn lưu đờm lên trên miệng, hỏng. Có thể ước lượng vị trí phổi của trẻ là khoảng ngang lưng trở lên.
Bước 3: Tạo tư thế tay
Khum bàn tay lại tạo thành khoảng trống không khí, lưu ý không để bàn tay thẳng để vỗ vì sẽ làm cho trẻ đau.
Bước 4: Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ tạo thành tiếng “bộp bộp”, lồng ngực của trẻ rung lên theo nhịp vỗ. Nếu làm đúng kỹ thuật thì trẻ sẽ không bị đau mà còn có cảm giác thoải mái. Lặp đi lặp lại động tác trong khoảng 10-15 phút.
Để quá trình vỗ rung long đờm đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ phương pháp trước khi thực hiện. Thời điểm thích hợp nhất để vỗ rung long đờm cho trẻ là vào lúc sáng sớm khi trẻ ngủ dậy bởi lượng đờm sau một đêm sẽ ứ đọng nhiều hơn và lúc đó trẻ chưa ăn sáng, hẹn chế nôn trớ thức ăn. Trước và sau khi vỗ rung long đờm, bố mẹ cần hút sạch đờm dãi ra khỏi mũi họng của trẻ.
Hút mũi
Đối với trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 2 tuổi chưa biết cách hỉ mũi hoặc ho khạc nhổ, thì hút mũi chính là phương pháp vô cùng hữu hiệu để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.
Cách thực hiện như sau: Trước tiên, phụ huynh nhỏ một ít nước muối sinh lý (0,9%) vào hai bên mũi của bé giúp làm ẩm chất nhầy bên trong mũi. Tiếp theo, đặt bé nằm trên gối hoặc ngồi nghiêng sang 1 bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Phụ huynh lưu ý phải làm thật nhẹ nhàng và quan sát phản ứng của trẻ, tránh hút quá mạnh hoặc quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Sau đó, dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng của dụng cụ hút ra. Bỏ đờm trong ống hút đi và tiếp tục thực hiện với bên mũi còn lại. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Một số mẹo dân gian giúp loại bỏ đờm cho trẻ
Dùng mật ong, gừng, quất trị đờm: rửa sạch 2 – 3 quả quất, cắt theo chiều ngang và giữ nguyên hạt. Tiếp theo, trộn quất cùng với 1 thìa mật ong và vài lát gừng thái sợi. Bỏ hỗn hợp trên vào bát, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội, cho bé uống ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 1 muỗng. Nên hâm nóng lại trước khi uống nếu nguội.
Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực: rửa sạch một nắm lá hẹ rồi đem ngâm với nước muối loãng. Vớt ra cho hẹ ráo nước, sau đó cắt ngắn bằng đốt ngón tay. Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực rửa sạch, để ráo nước và giã nát. Tiếp theo, đập dập 10 – 20g hạt chanh rồi trộn tất cả các nguyên liệu trên cùng một ít đường phèn trong bát, và hấp cách thủy 30 phút. Chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trên đây là một số cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm một số kinh nghiệm trong việc phòng và điều trị đờm cho các thành viên trong gia đình.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23