Bài tập thoát vị đĩa đệm luôn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhằm hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Cùng giải đáp câu trả lời với gợi ý 10 bài tập phù hợp nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra tập trung ở phần đĩa đệm giữa các đốt sống. Ảnh hưởng trực tiếp đến đĩa đệm, cột sống, gây đau đớn và khó khăn trong những hoạt động thường ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc kết hợp các bài tập hỗ trợ cột sống là rất cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện các bài tập, cần phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng và thực hiện cẩn thận. Nếu không sẽ khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm xấu hơn.
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Khi bị bệnh, đầu tiên bạn phải nắm rõ tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc kết hợp các bài tập bổ trợ. Nên tập những bài tập thể dục, Yoga nhẹ nhàng được chỉ định trong việc điều trị bệnh. Không tự ý tập luyện các bài tập với cường độ cao, gây tác động mạnh đến cột sống.
Ngoài ra, người bệnh nên duy trì bài tập đi bộ, vận động nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng sớm. Bài tập này không những nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm đáng kể.
10 bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường được chia làm 3 nhóm: Thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm lưng, thoát vị đĩa đệm L4, L5. Đối với mỗi vị trí thoát vị đĩa đệm, sẽ có bài tập khác nhau để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Người bệnh có thể thực hiện theo 10 bài tập thoát vị đĩa đệm chuẩn nhất dưới đây:
Bài tập hỗ trợ thoát vị đĩa đệm cổ
Bài tập 1 – Nghiêng đầu: Chuẩn bị tư thế: người đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay đặt song song. Thực hiện nghiêng đầu sang trái giữ yên 10 giây, sau đó chuyển từ từ sang phải cũng giữ trong 10 giây. Thực hiện trong khoảng từ 10 – 15 lần mỗi ngày.
Bài tập 2 – Gội đầu: Đặt cơ thể nằm thẳng trên giường, phần đầu để ra ngoài thành giường, giống như khi đi gội đầu ngoài tiệm. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 phút rồi đặt đầu lại lên giường. Thực hiện khoảng từ 10 – 15 lần.
Bài tập 3 – Ngửa cổ: Chuẩn bị tư thế: người đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay đặt song song. Cúi gập cổ xuống trong khoảng 10 giây, rồi từ từ ngửa cổ ra phía sau khoảng 10 giây. Thực hiện tuần tự khoảng 10 – 15 lần. Thực hiện thường xuyên hàng ngày.
Bài tập hỗ trợ thoát vị đĩa đệm lưng
Bài tập 1 – Tập Plank: Người tập giữ nằm sấp, giữ thăng bằng trên sàn nhà bằng mũi chân và phần cánh tay từ khuỷu tay trở xuống bàn tay. Giữ đầu và mông được thẳng. Ban đầu bạn nên duy trì tư thế trong khoảng 3 phút, khi đã quen có thể tăng thời gian tập lên.
Bài tập 2 – Tập lưng trên: Thực hiện nằm ngửa, 2 chân co lên tạo hình tam giác với mặt sàn. Lấy 2 tay đan chéo ôm sau gáy, từ từ đưa phần lưng lên, giữ nguyên trong 3 giây. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Bài tập 3 – Bài tập bó gối: Người bệnh thực hiện nằm ngửa, đầu hơi ngẩng lên, từ từ nâng phần gối chân lên cằm. Dùng 2 tay bó gối để cố định chân, duy trì trong 10 giây. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Bài tập 4 – Bài tập then chốt: Thực hiện với tư thế nằm ngửa, 2 tay chống thẳng xuống mặt sàn. 2 chân đặt lên một quả bóng tập để giữ thăng bằng. Từ từ hạ một chân xuống sàn nhà, chân còn lại dùng lực và kéo quả bóng về phía mông. Thực hiện tương tự với phần chân còn lại. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Xem thêm Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì? Món ăn tốt cho người bệnh
Bài tập hỗ trợ đĩa đệm L4, L5
Bài tập 1 – Tập nằm sấp: Người bệnh thực hiện nằm sấp, tư thế đối mặt với sàn nhà, 2 tay đặt song song với cơ thể. Từ từ nâng đầu và bàn chân lên cao, giữ nguyên trong 10 giây. Sau đó, để thẳng lại xuống sàn nhà. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Bài tập 2 – Bài tập rắn hổ mang: Thực hiện nằm úp mặt xuống sàn, 2 tay đặt song song. Sau đó từ từ nâng phần đầu và phần thân trước lên, giữ nguyên trong khoảng 10 giây. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Bài tập 3 – Gập bụng: Người tập nằm ngửa, lấy mông giữ làm trụ, giữ thăng bằng. Sau đó, từ từ co gối lên sát phần cằm, giữ nguyên trong 3 giây. Thực hiện khoảng 10 – 15 lần trong 1 lần tập.
Lưu ý gì khi thực hiện bài tập thoát vị đĩa đệm
Để bài tập có thể đạt được hiệu quả, trong quá trình thực hiện, người tập cần lưu ý những điều sau:
- Thực hiện bài tập đều đặn và thường xuyên.
- Đối với mỗi bài tập cần kết hợp hít vào, thở ra đều đặn.
- Nên sử dụng thảm tập Yoga để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình tập.
- Không nên tập với cường độ cao khi mới bắt đầu tập.
- Ngừng ngay bài tập và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu bất thường.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp khác nhằm cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
- Cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi stress.
- Ăn uống khoa học, bổ sung Vitamin, Canxi và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn.
- Không uống rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị.
Bài tập thoát vị đĩa đệm là phương pháp an toàn, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập tại nhà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế để được điều chỉnh phương pháp phù hợp.
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23