Barrett thực quản còn khá mới lạ đối với mọi người. Bệnh có sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Nắm các thông tin liên quan đến barrett như triệu chứng, cách điều trị, các phòng ngừa,…giúp bạn tránh xa phiền phức do căn bệnh đường tiêu hóa này mang lại.
Barrett thực quản là gì?
Đường tiêu hóa là vị trí thường xảy ra nhiều loại bệnh lý, bệnh Barrett là một trong số đó. Nói dễ hiểu, bệnh Barrett là do sự biến đổi lớp niêm mạc của thành thực quản. Khiến chúng thay đổi đặc trưng ban đầu. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, 1/10 người bị Barrett sẽ dẫn đến ung thư.
Nguyên nhân Barrett thực quản
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu chính xác nào nói về các nguyên nhân gây bệnh barrett. Song, dựa vào kinh nghiệm trị bệnh thực tế đã cho thấy rằng, một số bệnh nhân mắc barrett thực quản có tiền sử bị trào ngược dạ dày. Song trường hợp chuyển từ trào ngược acid đến bệnh barrett chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Điều này được lý giải như sau: Lớp acid dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, tiếp xúc với thành niêm mạc. Sau một thời gian, acid sẽ gây kích ứng khiến lớp niêm mạc biến đổi. Bắt đầu từ thay đổi màu sắc và thành phần vốn có.
Triệu chứng Barrett thực quản
Triệu chứng của bệnh Barrett không quá đặc biệt so với biểu hiện bệnh liên quan tới acid dạ dày. Vì vậy mà nhiều bệnh nhân thường lầm lẫn giữa chứng trào ngược dạ dày và Barrett thực quản. Tham khảo một số triệu chứng sau đây để nắm rõ hơn về bệnh nhé
- Nuốt thức ăn khó khăn, thậm chí khi nói cũng có cảm giác đau
- Xuất hiện cảm giác ợ chua, ợ nóng, buồn nôn liên tục
- Không có cảm giác thèm ăn
- Thường xuyên cảm thấy đau tức ngực không rõ lý do
- Phân chuyển màu đen bất thường
Barrett thực quản có nguy hiểm không?
Chính vì triệu chứng bệnh không quá nổi bật, Barrett thường bị phát hiện trễ. Khi mà các sắc tố niêm mạc, đặc trưng mô đã bị tổn thương và biến đổi. Thậm chí có người chỉ phát hiện ra khi bệnh đã biến chứng thành ung thư.
Nếu may mắn không phát triển thành tế bào ung thư, bệnh Barrett vẫn mang lại nhiều rắc rối cho người bệnh. Từ việc nôn ói, chán ăn, sụt cân,…dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Điều trị Barrett thực quản
Điều trị Barrett cần thời gian khá lâu, có thể kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp.
- Theo dõi kỹ diễn biến bệnh: Đây là bước đầu tiên của điều trị bệnh Barrett. Mỗi sự thay đổi của cơ thể đều mang tín hiệu khác nhau mà bạn phải chú tâm để lắng nghe.
- Nội soi/sinh thiết thực quản: Biện pháp này giúp y bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh rõ ràng hơn. Quá trình nội soi/ sinh thiết sẽ được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Chữa trị trào ngược dạ dày và các triệu chứng liên quan: Có thể nói acid dạ dày ảnh hưởng lớn đến các lớp mô của thực quản. Cho nên bệnh nhân thường được bác sĩ kê đơn giảm sản sinh acid, cân bằng dạ dày. Từ đó giảm thiểu acid tiêu hóa tiếp xúc với thành niêm mạc thực quản.
Phòng ngừa Barrett thực quản
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, đúng không nào? Cho nên hãy nắm các tip phòng ngừa bệnh Barrett từ xa nhé.
Chế độ ăn uống điều độ, khoa học
Tuy chỉ tầm 10% trào ngược dạ dày dẫn đến bệnh Barrett, song bạn vẫn nên cẩn thận. Tránh xa các tác nhân như thức ăn cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt), đồ ăn dầu mỡ (các loại đồ rán, đồ chiên, thịt mỡ),… Hạn chế các loại nước có gas hoặc cafe.
Thiết lập sinh hoạt khoa học
Hạn chế lối sống thiếu lành mạnh như ăn lệch bữa ăn, ăn quá nhiều – quá no. Không nằm ngủ, chạy nhảy, tập thể dục ,…ngay khi vừa ăn xong. Nên bỏ thói quen hút thuốc, vừa hạn chế bệnh Barrett phát triển vừa tránh được ung thư phổi.
Điều trị tận gốc các dấu hiệu bệnh
Khi xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, miệng chua, chán ăn, nôn ói,…. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị tận gốc các loại bệnh lý liên quan. Tránh trường hợp bệnh lý có liên quan về dạ dày – thực quản có điều kiện phát triển.
Duy trì thói quen thăm khám bác sĩ
Thăm khám và sàng lọc bệnh luôn quan trọng đối với mỗi cá nhân.Vì thế hãy cố gắng duy trì đến bệnh viện 6 tháng/ lần để khám tổng quát. Kể cả khi không có dấu hiệu bệnh lý nào đặc biệt. Như vậy có thể giúp bạn tầm soát được một số bệnh, trong đó có Barrett thực quản.
Xem thêm: Trào ngược dịch mật dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Bài viết đã tổng hợp các thông tin liên quan đến Barrett thực quản. Mong rằng bạn sẽ có thêm cái nhìn mới về loại bệnh này. Ta đã biết axit dạ dày tiếp xúc lâu ngày với mô biểu bì tạo nên bệnh Barrett. Vậy axit dạ dày là gì, có tác dụng gì, hãy theo dõi bài viết tiếp theo nhé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 26 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23