Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có ưu nhược điểm gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại, đã xuất hiện ở nước ta cách đây hơn 10 năm. Vậy, cơ sở khoa học, quy trình chữa trị bằng sóng cao tần như thế nào? Phương pháp này liệu có những ưu, nhược điểm gì cần chú ý? Hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Sóng cao tần còn có tên gọi khác là sóng radio, là một loại sóng có bước sóng dài, có thể khiến bề mặt của một số vật thể nóng lên, song lại không hề gây ra bất cứ tác hại nào. Chính vì thế, chúng được sử dụng rộng rãi trong y học để giúp đốt nóng một phần nhỏ một số bộ phận trên cơ thể (ví dụ như amidan, các khối cơ). Từ đó, góp phần khắc phục và sửa chữa những thương tổn của cơ thể, hỗ trợ cho quá trình chữa trị các bệnh lý.

Tương tự, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng dựa trên cơ sở sử dụng luồng sóng radio, kết hợp cùng một nguồn nhiệt thích hợp để đốt cháy một phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm. Từ đó, các bác sĩ có thể làm giảm áp lực nội đĩa và sự chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống, giúp người bệnh giảm đau và thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Hãy hiểu rõ bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi tìm cách điều trị

Quy trình thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Giống như các phương pháp điều trị nội khoa khác, trước khi tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của người bệnh. Quá trình này thường bao gồm các chẩn đoán lâm sàng, một số chẩn đoán hình ảnh (ví dụ chụp X-quang, MRI hay CT). Thậm chí, việc đo điện cơ có thể được các bác sĩ đề nghị để xác định mức độ chèn ép của khối thoát vị lên rễ thần kinh.

Trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, người bệnh không nhất thiết phải kiêng cữ quá nhiều như khi phẫu thuật. Song, để hạn chế rủi ro trong quá trình tiến hành, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn dừng việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn. Nếu người bệnh bị béo phì, việc giảm cân cũng là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị.

Trong trường hợp người bệnh đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe để thực hiện, các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành việc chữa trị bằng sóng radio. Đầu tiên, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để làm giảm cảm giác khó chịu khi chữa trị. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim đặc biệt để đưa sóng cao tần vào vị trí bị tổn thương của đĩa đệm. Đồng thời, một nguồn nhiệt thích hợp (dao động từ 40-70 độ C) sẽ được đưa vào để làm nóng và cô đặc một phần nhân nhầy. Từ đó, áp lực bên trong bao xơ sẽ được giảm bớt và đĩa đệm sẽ dần hồi phục về trạng thái ban đầu.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Nhìn chung, thời gian thực hiện của phương pháp này thường diễn ra cực kì nhanh chóng, chỉ khoảng 20 phút. Do quá trình đốt nóng nhân nhầy bằng sóng cao tần gần như không gây chảy máu hay thương tổn, người bệnh hoàn toàn có thể trở về nhà ngay chỉ sau khoảng 1 – 2 giờ theo dõi tại bệnh viện.

Tuy nhiên, sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập sao cho phù hợp để thúc đẩy quá trình hồi phục. Trong vòng 2 tuần đầu tiên, bạn tuyệt đối không được vận động mạnh, điều khiển phương tiện giao thông hay quan hệ tình dục để tránh những thương tổn cho cột sống. Ngoài chế độ dinh dưỡng, hãy chú ý đi tái khám đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể.

Xem thêm:

sale thoát vị đĩa đệm

Ưu nhược điểm của chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Phương pháp điều trị này tồn tại những ưu nhược điểm riêng, dưới đây là những ưu nhược điểm đó:

Ưu điểm

Như vậy, có thể thấy rằng chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị nội khoa vô cùng tiên tiến, hiện đại, đem lại hiệu quả cao. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu được thực hiện theo đúng các chỉ định, khả năng chữa trị thành công của cách làm này sẽ lên tới 90%.

Đặc biệt, phương pháp điều trị này không hè gây đau đớn, chảy máu và cực kì an toàn. Chính vì thế, người bệnh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian do khả năng hồi phục nhanh chóng. Đồng thời, việc chữa trị không xâm lấn này cũng giúp giảm thiểu các rủi ro và biến chứng sau tiểu phẫu cho người bệnh.

Ưu nhược điểm của chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm ưu việt, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định. Trong đó, điểm trừ lớn nhất của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng được cho một phạm vi rất nhỏ các ca bệnh. Cũng giống như việc đốt nhân nhầy bằng laser, việc điều trị bằng sóng cao tần chỉ thích hợp với những trường hợp đĩa đệm bị phồng, lồi và bao xơ chưa bị rách, tức là khi bệnh mới ở giai đoạn nhẹ.

Tuy nhiên, do các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường khá chung chung, không rõ ràng nên người bệnh thường chỉ phát hiện ra chúng khi các đĩa đệm đã chuyển sang giai đoạn xẹp và biến dạng. Vì vậy, dù đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm, phương pháp chữa bệnh này vẫn tương đối mới lạ bởi rất ít người có đủ điều kiện để đáp ứng điều trị.

Thêm vào đó, việc sử dụng sóng radio vào khám chữa các bệnh về cột sống đòi hỏi cần phải có các máy móc kỹ thuật, công nghệ cao và các bác sĩ có tay nghề giỏi. Vì thế, phương pháp này gần như chỉ có thể thực hiện ở các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Đồng thời, chi phí để chữa trị bệnh cho 1 lần điều trị cũng tương đối cao, khoảng 30 triệu đồng nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để chi trả.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng như những ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị này. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không
Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không? Các huyệt châm cứu

“Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?” là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi đây vốn là Tìm hiểu thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có hiệu quả?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt giúp giảm đau, giãn cơ, nhức mỏi lưng, tê bì, Tìm hiểu thêm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những triệu chứng điển hình gây ra nhiều phiền phức Tìm hiểu thêm

Tư thế ngủ cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế ngủ cho người thoát vị đĩa đệm hay tư thế ngồi, nằm như thế nào để giảm đau Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *