Cuốn mũi là những mảnh xương xoắn, mỏng được bao bọc bởi lớp nhô ra từ vách ngăn mũi và niêm mạc mũi. Khi bị phù kéo dài dẫn đến viêm mũi mạn tính. Vậy phì đại cuốn mũi có nguy hiểm không? Điều trị bệnh ra sao để có được hiệu quả tốt nhất? Mời bạn đọc tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây.
Cuốn mũi là gì?
Theo giải phẫu cấu trúc của cơ thể thì cuốn mũi cấu tạo từ xương xoắn mũi, có một lớp niêm mạc bao phủ phía trên và nằm ở mặt bên của mũi. Chức năng chính của cuốn mũi là làm ẩm và ấm không khí đi vào trong không khí do hệ thống các mạch máu nhỏ bên trong. Bên cạnh đó, chúng còn là hàng rào giúp cản bụi bẩn tránh xâm nhập vào đường hô hấp, làm việc hô hấp ở phổi được dễ dàng hơn.
Cuốn mũi thường cấu tạo từ 3 phần gồm cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới. Chính vì thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn do đó chúng rất nhạy cảm và có thể chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Bệnh phù cuốn mũi thường gặp
Bệnh phì đại cuốn mũi (còn được gọi là phù cuốn mũi) là hiện tượng sưng viêm khiến sưng to lên một cách bất thường, làm quá trình hô hấp của bệnh nhân bị cản trở. Mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây phù cuốn mũi
Tình trạng bệnh có thể do một vài nguyên nhân chính như:
- Dị ứng mũi: Hiện tượng dị ứng được xem như là nguyên nhân chính gây nên bệnh phù cuốn mũi. Khi các dị vật bất thường hoặc chất lạ đi qua đường hô hấp, trung ương thần kinh chỉ huy hệ thống miễn dịch khiến cơ thể có các cơ chế phản ứng lại gây ra tình trạng sưng viêm to.
- Cấu trúc xương xoắn mũi có cấu tạo bất thường: Hiện tượng một bên mũi sưng lên do xương vách mũi bị lệch làm cho cuốn mũi phì đại để dù trừ.
- Do người bệnh phải tiếp xúc với các chất kích thích như khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông hay do khói thuốc gây kích ứng làm cuốn mũi vốn rất nhạy cảm lại tiếp xúc liên tục, tạo ra tình trạng sưng viêm.
Phì cuốn mũi có thực sự nguy hiểm không?
Bệnh phù cuốn mũi hoàn toàn không nguy hiểm. Mặt khác chúng sẽ có những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dựa vào chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng như nội soi khoang mũi, tiền sử bệnh bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra một số biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh.
- Khó thở, tắc mũi kéo dài: Do phù nề kéo dài làm không khí lưu thông khó khăn gây nghẹt mũi. Tình trạng khó thở ngày càng tăng cao nếu người bệnh nằm hoặc ngồi thấp, dịch mũi ứ đọng, thiếu oxy cho quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Chỉ cần ngồi lại tư thế, xì nước mũi và hít thật mạnh là có thể thở được trở lại.
- Niêm mạc mũi bị sưng chuyển đỏ hoặc tím.
- Chảy nước mũi, ngáy khi ngủ hoặc nặng hơn là chảy máu mũi khi các mạch máu tổn thương quá mức.
- Nội soi mũi phát hiện sưng to dị thường.
- Xương xoang, xương trán, sống mũi và hốc mắt có biểu hiện đau nhức mủ liên tục.
- Bệnh nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm xoang kéo dài.
Ngoài biểu hiện bệnh lý, người mắc bệnh phì cuốn mũi còn có khả năng bị ảnh hưởng về mặt tinh thần như mất ngủ, giảm trí nhớ, mệt mỏi, chức năng của khứu giác suy giảm. Người bệnh khó khăn trong việc nhận định mùi vị, đồng thời ảnh hưởng thính giác.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Phương pháp điều trị phì đại cuốn mũi
Có nhiều cách để có thể điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Đốt cuốn mũi
Không phải tất cả người bị phì đều phải đốt cuốn mũi. Việc đốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp, giảm khả năng lọc bụi bẩn của không khí. Chính vì vậy, đốt cuốn mũi chỉ được thực hiện trong một số trường hợp bắt buộc và phải có tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc tây y
Điều trị phì cuốn mũi bằng phương pháp nội khoa có thể kết hợp các loại thuốc sau:
- Thuốc tây có thành phần chứa hoocmon giúp cho mạch máu co lại và giảm phù nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng histamine kết hợp thuốc điều trị dị ứng giúp giảm sưng, giảm mức độ dị ứng và mức độ của cơ chế miễn dịch.
- Thuốc xịt mũi steroid giúp giảm sưng viêm và xoa dịu các cơn đau, lưu thông hô hấp.
Can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật
Việc phẫu phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, được chỉ định khi người bệnh không có tiến triển khi dùng thuốc và phải can thiệp để cắt giảm kích thước của cuốn mũi. Tuy nhiên chúng có thể để lại triệu chứng chảy máu hậu phẫu và dính mũi càng làm tắc đường thở.
Bên cạnh đó bác sĩ có thể dùng biện pháp sóng âm, tia laser để giảm biểu hiện tắc đường thở, giảm kích thước cuốn mũi, cải thiện mất ngủ và chảy máu mũi của bệnh nhân bị phì đại.
Xem thêm:
- Cách trị cảm cúm sổ mũi nhanh nhất và an toàn
- Polyp mũi là gì? Cách làm teo và có nên mổ không, chi phí mổ?
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
Song song với việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Nên sử dụng các biện pháp giúp giữ ấm cơ thể nhất là đường hô hấp, không tắm nước lạnh, ngủ gần cửa sổ trong mùa lạnh.
- Tránh sử dụng quạt gió, điều hòa thổi thẳng trực tiếp vào mũi gây khô và chảy máu mũi.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Tuyệt đối không dùng tay ngoáy mũi sẽ làm tổn thương mạch máu nhiều hơn.
- Vệ sinh, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích và dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, thuốc lào.
- Nên dùng thuốc xịt chống dị ứng ngay tại chỗ ngay khi có biểu hiện.
- Chỉ thực hiện phẫu thuật can thiệp trong trường hợp người bệnh không có phản ứng tốt với thuốc hoặc một số lý do khác.
Hy vọng thông tin về cuốn mũi và bệnh phì đại cuốn mũi mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc nâng cao kiến thức, tìm được giải pháp can thiệp điều trị hiệu quả nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Mười, 2020 bởi admin
INDembassy là một blog về sức khỏe 24h chuyên cung cấp thông tin về bệnh viêm phế quản, bệnh phổi, ho, các bệnh về đường hô hấp và cách điều trị hiệu quả