Đau dạ dày có ăn bún được không? Ăn miến, ăn mì tôm được không? Bún, miến, mì tôm là những món ăn thông dụng, nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên đối với người bị bệnh về dạ dày thì có nên ăn không?
Đau dạ dày có ăn bún được không?
Bún là một loại thực phẩm được làm từ gạo. Đặc điểm với màu trắng đục hoặc hơi xám cọng dài và mềm, dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, các chuyên gia vẫn khuyên rằng không nên sử dụng bún, nhất là trong thời gian đang điều trị bệnh, lý do cụ thể như sau:
- Trong quá trình làm bún truyền thống, người làm bún phải ủ gạo tẻ trong 2 cho đến 3 ngày để lên men tự nhiên. Chính giai đoạn này đã làm cho tinh bột có thêm nhiều chất axit. Các axit này hòa vào dịch vị của dạ dày sẽ làm tăng nồng độ axit hơn và làm vết thương niêm mạc nghiêm trọng hơn.
- Nhiều loại sản phẩm lên men còn có khả năng sinh ra khí trong dạ dày, làm xuất hiện tình trạng ợ chua, đầy hơi,…. Không tốt cho người bị đau dạ dày.
Đối với các loại bún đang có trên thị trường ngày nay, đa số đều có trộn chất phụ gia, thậm chí là chất cấm để làm bún có màu sắc bắt mắt hơn và giữ được lâu hơn, như:
-
- Tinopal, đây vốn là một chất được sử dụng trong công nghiệp với tính năng tẩy trắng, dùng vào việc giặt giũ hoặc làm giấy. Chất này bị cấm đưa vào trong thực phẩm, tuy nhiên vì hám lợi, nhiều người vẫn dùng nó để làm cho bún được trong, sáng, đẹp hơn, bắt mắt hơn, dễ bán hơn. Tinopal một khi được hấp thu trong cơ thể người có thể gây nôn, viêm, loét dạ dày tá tràng, thậm chí là làm ảnh hưởng đến cả gan và thận, gây ra ung thư.
- Hàn the, đây là chất được nhiều người biết đến với tác dụng bảo quản, chống nấm mốc cho một số loại vật dụng. Tuy nhiên, khi đưa vào thực phẩm như bún, hàn the sẽ làm cọng bún dẻo dai hơn, không dính vào nhau, đồng thời cũng gây ngộ độc cho cơ thể như: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn nữa là rụng tóc, suy thận,….
- Natri benzoat, natri sunfit, axit oxalic cũng là những chất có trong đa số sợi bún ngày nay và chúng đều là những chất cấm đưa vào thực phẩm. Các chất này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và có hại cho hệ thống tiêu hóa, các cơ quan trong cơ thể.
Với tất cả những lý do trên, người bị đau dạ dày không nên ăn bún sẽ tốt cho sức khỏe và tốt cho quá trình điều trị bệnh hơn.
Đau dạ dày có ăn được miến không?
Miến là thực phẩm khô được tạo thành từ bột khoai lang, bột củ dong hoặc bột sắn,…. Miến chứa hàm lượng protein khá cao mà lại không chứa cholesterol, rất thích hợp cho những người ăn kiêng và cũng rất tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người bị bệnh đau dạ dày vẫn có thể sử dụng miến được. Tuy nhiên cần có một số lưu ý sau đây để đảm bảo việc sử dụng miến không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị bệnh:
- Sử dụng miến có nguồn gốc rõ ràng: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại miến không rõ nguồn gốc được bày bán rộng rãi. Đa số các loại miến này đều có thêm vài thành phần phụ gia không tốt cho cơ thể và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh đau dạ dày.
- Sử dụng miến với một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài. Lý do là vì miến có chứa nhiều tinh bột, khi ăn số lượng nhiều, cơ thể con người sẽ phản ứng với tinh bột và làm tăng dịch vị ở dạ dày để có thể tiêu hóa nhanh chóng thực phẩm. Sự gia tăng dịch vị như thế sẽ làm xuất hiện dịch vị dư thừa và tác động trực tiếp vào vết thương ở niêm mạc dạ dày gây nên cơn đau dạ dày khó chịu đồng thời làm tăng thời gian chữa trị bệnh.
- Miến tuy có lượng protein cao, nhưng không đủ cung cấp dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Do đó, phải kết hợp miến với những nguyên liệu đi kèm khác như: Gà, thịt, tôm, hải sản, rau xanh,…. Các nguyên liệu này đồng thời cũng có thể làm trung hòa lượng axit có trong dịch vị dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc tốt hơn.
Người bệnh chỉ cần tuân thủ ba lưu ý trên là có thể sử dụng miến được mà không cần quá lo lắng về tình trạng bệnh.
Xem thêm Đau dạ dày có ăn được quả na không? Cách chữa bệnh bằng na
Đau dạ dày có ăn được mì tôm không?
Mì tôm là một dạng thức ăn nhanh, tiện lợi và ngon rẻ. Tuy nhiên, đối với người bệnh thì đây lại là một thực phẩm không tốt, thậm chí còn gây hại cho bao tử người sử dụng.
Cụ thể như sau:
- Mì tôm gây rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng: TBHQ (hay còn gọi là: Tertiary-butyl hydroquinone), đây là một chất độc hại được tìm thấy trong nhiều gói mì tôm có mặt trên thị trường. Đây là một chất bảo quản được dùng để giúp hạn sử dụng của gói mì được cao hơn. Tuy nhiên, khi lượng TBHQ trong cơ thể vượt quá 5g thì các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện như: Nôn ói, đau đầu, đau bụng,….
- Mì tôm gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng: Mì tôm là thực phẩm rất khó tiêu và cần rất nhiều thời gian. Đặc biệt, trong mì tôm có chứa cả chất béo shotrerning và chất béo dạng trans, đây đều là những chất béo dưới dạng axit béo no và rất khó để tiêu hóa được. Kết quả của việc khó tiêu đó chính là bụng cứng, rất khó chịu.
- Mì tôm gây ra tình trạng táo bón: Nếu chỉ sử dụng mì tôm trong một thời gian dài mà không có kèm theo rau xanh thì tình trạng táo bón của người ăn là khá cao.
- Mì tôm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày: Để tiêu hóa mì tôm, cơ thể tiết ra rất nhiều dịch vị nhằm đẩy mạnh tác dụng và quá trình tiêu hóa sợi mì. Kèm theo đó, khí trong quá trình tiêu hóa cũng được sinh ra nhiều lần. Tất cả đều có thể gây ra những triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, nôn, ói,….
Toàn bộ thông tin trên đây là nội dung của chủ đề bài viết ngày hôm nay đau dạ dày có ăn bún được không. Hy vọng từ những thông tin thiết thực này sẽ giúp được cho bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23