Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? Đây ắt hẳn là trăn trở của nhiều người mắc phải cũng như có người thân bị bệnh. Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ rèn luyện bản thân, bảo vệ Tổ quốc. Thế nên, căn bệnh này và việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như cán cân gây trăn trở cho nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ về việc miễn giảm nghĩa vụ quân sự đối với bệnh đau dạ dày.
Quá trình thông báo, khám sức khỏe trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự
Công dân nam quốc tịch Việt Nam tuổi từ 18-25 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Người được chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ nhận giấy mời tham gia khám sức khỏe vào tháng 11-12 trong năm. Quá trình khám sức khỏe sẽ tập trung trong 1 tháng. Đây là bước chuẩn bị kịp thời cho việc phát giấy báo nhập ngũ vào tháng 2, 3 hàng năm với những người đủ điều kiện.
Có 3 bước kiểm tra để xác định bạn đáp ứng sức khỏe cho việc nhập ngũ. Đầu tiên là khám sơ tuyển cấp cơ sở tại Trạm Y tế xã, phường. Các kiểm tra cần thực hiện là thể lực, dị tật, nhịp tim, huyết áp, thị lực. Bước 2 là khám tuyển tại Bệnh viện Đa khoa huyện với sự thăm khám của bác sĩ, cán bộ y sĩ chuyên nghiệp. Ở bước 3, công dân được phúc tra lần cuối để xác định đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không.
Việc đảm bảo điều kiện sức khỏe là vô cùng quan trọng để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sức khỏe của công dân sẽ được đánh số dựa trên tiêu chuẩn, quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng. Công dân có sức khỏe ở mức 1, 2, 3 là đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không?
Vậy trong các bệnh ở trên, đau dạ dày có thuộc diện hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự không? Theo quy định tại Bảng số 2, Phụ lục ban hành ban kèm theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
- Viêm dạ dày cấp: 2T
- Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính: 4
- Loét dạ dày, tá tràng chưa có biến chứng: 4
- Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng (hẹp môn vị, chảy máu… chưa điều trị khỏi): 6
- Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng nội khoa: 4
- Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng phẫu thuật: 5
- Túi thừa dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe ít hay nhiều: 4
- K dạ dày (ung thư dạ dày): 6
Như vậy, dựa trên cấp độ của bệnh dạ dày đang mắc phải mà có thể trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? Nếu công dân mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính thì tình trạng sức khỏe được đánh giá 2T. Trường hợp này, công dân không được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Với các bệnh, biến chứng khác về dạ dày có chỉ tiêu sức khỏe quy định loại 4, 5, 6 thì công dân được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Có thể bạn muốn biết
- Đau dạ dày có ăn được mít không? Nên ăn như thế nào?
- Đau dạ dày có ăn được bơ không? Hướng dẫn ăn đúng cách
- Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? Chữa bằng lá và hoa đu đủ hiệu quả
- Uống thuốc khớp bị đau dạ dày? Thuốc khớp nào không gây đau dạ dày?
Các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
Công dân được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự nếu có sức khỏe thuộc loại 4 đến 8. Công dân nam có cân nặng dưới 39kg, chiều cao dưới 152cm, vòng ngực dưới 70 được hoãn nghĩa vụ quân sự.
Công dân mắc các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, thị lực kém, dị tật trên cơ thể được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, da liễu, thần kinh mà xét hoãn nghĩa vụ quân sự.
Đặc biệt miễn nghĩa vụ quân sự với các trường hợp mắc bệnh mạn tính, ác tính, ung thư; dị tật, khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp đến giác quan; mất khả năng nhận thức, hành động.
Như vậy có thể thấy, tình trạng sức khỏe của công dân được khám, đánh giá bởi Hội đồng khám sức khỏe. Điều này quyết định công dân có được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự hay không. Bài viết đã giải đáp câu hỏi: đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của công dân với Tổ quốc. Vậy nên, bảo vệ sức khỏe bản thân cũng chính là có trách nhiệm với xã hội, đất nước.
Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23