Đau dạ dày co thắt từng cơn cảnh báo điều gì?

Đau dạ dày co thắt từng cơn là triệu chứng phổ biến liên quan đến cơn đau ở vùng thượng vị. Những cơn đau dai dẳng này có thể được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người đang phải đối mặt với bệnh lý nêu trên. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin về căn bệnh này như những biểu hiện và cách xử lý, chữa trị nhé!

Đau dạ dày co thắt từng cơn do đâu?

Đau dạ dày co thắt từng cơn là tình trạng dạ dày có nhịp độ co bóp quá mức bình thường hoặc tiết nhiều axit gây ra những cơn đau tại vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Thông thường, tình trạng trên là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày như: Vêm loét, xuất huyết dạ dày, trào ngược thực quản,…

Bệnh lý trên có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân sau:

Hội chứng ruột kích thích

Đây là một trong những tình trạng thường gặp ở những trường hợp phần ruột già co bóp quá mức so với quy định. Từ đó, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau kéo dài âm ỉ hoặc quặn từng cơn ở phần bụng giữa và sau đó lan lên vùng thượng vị.

Hội chứng ruột kích thích không gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như: Các khối u, tổn thương niêm mạc, ác tính hóa tế bào,… nhưng lại gây ra những khó khăn và bất tiện trong đời sống sinh hoạt như: Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày

Đau dạ dày co thắt từng cơn

Viêm loét dạ dày cấp tính

Khi thấy dấu hiệu đau co thắt dạ dày từng cơn thì rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh viêm loét dạ dày cấp tính. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể xuất phát từ việc dạ dày của chúng ta bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc đột ngột. Vì vậy, nếu mắc phải bệnh lý đã đề cập ở trên thì người bệnh sẽ phải chịu đựng cảm giác đau nhức kéo dài ở phần thượng vị do niêm mạc của bạn đã bị sưng và đang phải chịu tổn thương.

Đo ung thư dạ dày

Xuất hiện những triệu chứng như đau dạ dày co thắt từng cơn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang mắc phải căn bệnh quái ác – ung thư dạ dày. Ban đầu, người bệnh sẽ hầu như không phải gặp bất kỳ triệu chứng kỳ lạ nào thế nhưng, sau một thời gian phát bệnh khi dạ dày đã tổn thương quá mức, chúng ta sẽ bắt gặp một số tình trạng như đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu và thậm chí là ngất xỉu.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng dạ dày bị đau co thắt từng cơn ở nhiều người trong xã hội hiện nay đó chính là do những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Những trường hợp thường xuyên ăn uống đồ chua, đồ cay, những loại thực phẩm đóng hộp hoặc những đồ ăn nhanh không hợp vệ sinh sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng và quặn thắt khiến cuộc sống sinh hoạt của bạn bị đảo lộn.

Ngoài ra, việc nạp vào cơ thể quá nhiều loại thuốc hay thực phẩm chứa chất kích thích hoặc bị stress công việc, căng thẳng thần kinh sẽ khiến dạ dày của bạn bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân đau dạ dày co thắt từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không?

Những cơn đau co thắt dạ dày thành từng cơn có nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Nếu nguyên nhân của bệnh lý xuất phát từ chế độ sinh hoạt và ăn uống thì bạn có thể dễ dàng thay đổi theo chiều hướng tích cực để giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Ngược lại, nếu bạn mắc phải những chứng bệnh khác, đặc biệt là ung thư hoặc xuất huyết dạ dày thì bạn sẽ phải chịu sự can thiệp của thuốc hoặc các phác đồ chữa bệnh của bác sĩ để điều trị kịp thời và ngăn chặn những tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Cách xử lý đau dạ dày co thắt từng cơn

Những cơn đau co thắt dạ dày thành từng cơn có thể khắc phục bằng các biện pháp xử lý sau:

Dùng thuốc giảm đau hỗ trợ

Đối với những trường hợp chưa mắc phải những chứng bệnh nghiêm trọng về dạ dày thì việc dùng thuốc hỗ trị chữa bệnh là phương pháp lý tưởng để giảm đi những cơn đau và cải thiện tình trạng của dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một vài liều thuốc thiên nhiên được truyền từ đời ông cha ta như: Nước nha đam, trà bạc hà, nước gừng tươi,… để xua tan đi tình trạng đau dạ dày co thắt từng cơn.

Cách xử lý đau dạ dày co thắt từng cơn

Thay đổi chế độ sinh hoạt tiêu cực

Có thể nói rằng, việc thay đổi chế độ sinh hoạt là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn điều trị hoàn toàn những cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Bạn nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như thức ăn, đồ uống chứa nhiều protein, vitamin,…để thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và hạn chế những cơn đau từng cơn.

Đau dạ dày quặn thắt từng cơn gặp bác sĩ khi nào?

Đau dạ dày quặn thắt từng cơn là tình trạng bệnh mà bạn nên khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Những cơn đau xuất hiện dày đặc, đau âm ỉ kéo dài, đau quặn thắt từ vùng bụng giữa lan ra đến toàn vùng thượng vị.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian dài
  • Nôn ra máu, nôn liên tục không dứt
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Cơ thể thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi và suy nhược

Có thể bạn muốn biết:

Chúng tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài viết trên độc giả sẽ có thêm nhiều thông tin về bệnh đau dạ dày co thắt từng cơn. Để chữa trị kịp thời căn bệnh này bạn có thể áp dụng một số phương pháp hiệu quả như sống lành mạnh, chữa bằng thuốc gaviscon,…. để nâng cao chất lượng sức khỏe và cuộc sống của bản thân và những người thân yêu.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

lá vú sữa chữa bệnh đau dạ dày
Lá vú sữa chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả tức thì

Lá vú sữa chữa bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu nghiệm mà lại không tốn kém và đặc biệt Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có sụt cân không
Đau dạ dày có sụt cân không? Phải làm sao?

Đau dạ dày có sụt cân không? Đây là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức Tìm hiểu thêm

Dấu hiệu đau dạ dày sau sinh
Đau dạ dày sau sinh nguyên nhân? Cách chữa an toàn khi đang cho con bú

Đau dạ dày sau sinh là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa mắc phải. Vậy nguyên Tìm hiểu thêm

Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày có đau không? Có phải nhịn ăn, giá bao nhiêu?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật y khoa giúp đưa ra hình ảnh trực tiếp từ bên trong Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *