Nhân sâm chính là một loại thuốc bổ giúp hồi phục được sức khỏe cho những ai bị bệnh, cơ thể bị suy nhược. Tuy nhiên không phải bất cứ người bệnh nào cũng được khuyên sử dụng sâm. Do đó đau dạ dày có uống được sâm không là mối quan tâm lớn hiện nay. Để biết được câu trả lời, mời bạn tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Đau dạ dày có uống được sâm không?
Nhân sâm hay còn được gọi ngắn gọn là sâm, một loại thuốc và dược liệu quý có tác dụng tốt cho sức khỏe. Khi bổ sung nhân sâm cho cơ thể thì chúng sẽ phát huy tác dụng hấp thụ cũng như chuyển hóa protein, các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.
Không ai có thể đưa ra phủ nhận về những tác dụng lớn mà sâm mang lại. Nhưng với một vài đối tượng người bệnh thì loại dược liệu này lại mang đến một tín hiệu xấu, khiến bệnh chuyển hưởng nghiêm trọng hơn, phổ biến là đau dạ dày.
Bản chất của đau dạ dày chính là việc mất cân bằng tại môi trường bên trong dạ dày, lượng acid ở đó tăng quá cao và vượt qua giới hạn chịu đựng của lớp màng nhầy đang thực hiện chức năng bảo vệ phần mặt ngoài niêm mạc. Chính điều này đã làm cho các tổn thương tại đó diễn ra, các mảng viêm loét hình thành. Thậm chí còn gây ra chảy máu ở dạ dày khi mà sự tổn thương này quá nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến sâm không phù hợp với những người bị đau dạ dày là do chức năng chính của sâm là tăng cường tuần hoàn của máu, khí huyết được bồi bổ. Với những ai đang trong thời gian điều trị dạ dày mà sử dụng nhân sâm sẽ làm cho sản sinh ra nhiều lượng khí, khí này có thể tạo ra xuất huyết ở dạ dày giai đoạn cấp tính rất nguy hiểm.
Như vậy đọc đến đây thì chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời là đau dạ dày có uống được sâm hay không rồi phải không. Đó chính là không. Bạn nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng loại dược liệu quý này cũng như những sản phẩm hiện đang được điều chế từ sâm và hồng sâm bao gồm mứt, kẹo, cao, viên nén hồng sâm và nhất là loại sâm tươi.
Bên cạnh đối tượng bị đau dạ dày được khuyến cáo không nên sử dụng sâm thì những đối với một số đối tượng bệnh nhân khác cũng cần tránh sử dụng. Đó là người đang bị cảm cúm, phụ nữ mang thai, hệ tiêu hóa bị rối loạn, người có huyết áp tăng, lao, giãn phế quản, xuất tinh sớm,…
Các dược liệu hiệu quả cho người bệnh đau dạ dày
Ngoài việc người bị đau dạ dày cần kiêng các loại dược liệu liên quan đến sâm hay các sản phẩm từ sâm thì thay vào đó họ có thể lựa chọn sử dụng một số loại thảo dược lành tính khác giúp cho bệnh cải thiện hiệu quả hơn, tiêu diệt loại vi khuẩn mang tên HP và chữa lành lớp niêm mạc ở dạ dày. Đó là:
Cây chè dây
Đứng đầu trong danh sách những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày không thể không nhắc đến chè dây. Đây là một loại dược liệu được đánh giá khá an toàn, lành tính và hoàn toàn không gây ra ngộ độc nếu sử dụng đúng.
Thường thì chè dây sẽ được sử dụng bằng việc làm sạch, sau đó mang đi phơi khô. Sử dụng lá chè dây đã phơi khô đem sao đến khi thơm thì sử dụng để hãm thành nước và uống hàng ngày thay cho trà. Loại nước này rất dễ uống do sở hữu vị ngọt thanh mát, dễ chịu. Từ đó làm cho axit được trung hòa, giảm hiện tượng viêm loét ở dạ dày cũng như cầm máu rất tốt.
Dạ cẩm
Đây còn là một loại dược liệu không được nhiều người biết đến. Dạ cẩm chính là một loài cây có họ hàng với cà phê, được mọi người gọi với nhiều tên gọi khác nhau như đất lượn, loét mồm,…
Dạ cẩm phổ biến, mùa nào cũng có nên được thu hoạch quanh năm để dùng làm thuốc chữa bệnh. Phổ biến nhất là điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, nhất là đau dạ dày. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các bệnh ở ngoài ra, giảm nhiệt miệng, thanh nhiệt cho cơ thể,…
Thông thường thì người ta hay bào chế loại dược liệu này thành nhiều dạng khác nhau như cốm, cao hoặc dùng cho sắc nước để uống. Tất cả các dạng này đều dễ sử dụng, tuy nhiên nên sử dụng đúng liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Bạch truật
Ngoài hai vị thuốc trên thì bạch truật cũng được đánh giá là loại thuốc quý hiếm sử dụng nhiều trong Đông Y. Đây chính là một loại cây có thân, có gốc và rễ khá to. Cây nhóm thân thảo này đa dạng, tuy nhiên phần rẽ được dùng nhiều hơn để điều chế thuốc vì trong rễ có chứa một mùi dầu thơm nhè nhẹ, dễ chịu.
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một lượng bạch truật từ 6 -12g sắc thành nước để uống hàng ngày. Bạch truật có tác dụng trong việc chữa các căn bệnh liên quan đến đau nhức, dạ dày bị viêm loét. Cụ thể phần tinh dầu có ở bạch truật sở hữu nhiều loại dược chất khác nhau để làm cho axit được trung hòa, lượng axit trong dạ dày giảm dần. Người bệnh sẽ thấy các cơn đau suy giảm, vùng thượng vị không còn bị nóng rát. Bên cạnh đó bạch truật còn giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…
Ngoài việc sử dụng một số loại thảo dược như đã đề cập bên trên để chữa trị chứng bệnh đau dạ dày thì người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ khoa học như ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, tập thể dục,.. phù hợp. Từ đó sẽ giúp cho bệnh được hồi phục một cách nhanh chóng hơn.
Xem thêm
- Đau dạ dày nên ăn rau gì? Ăn rau ngót, rau muống được không?
- Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Cách dùng đúng
Trên đây là một số thông tin liên quan đến đau dạ dày có uống được sâm không mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng sự chia sẻ trên đã cơ bản giúp bạn đọc có câu trả lời phù hợp nhất. Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng như thường xuyên đi thăm khám định kỳ để có hướng khắc phục phù hợp nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23