Ban đêm là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Tuy nhiên khi gặp phải trường hợp này, nhiều người không xác định được nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp vào ban đêm
Hiện tượng đau nhức xương khớp về đêm là triệu chứng diễn ra khá phổ biến làm cho giấc ngủ của người mắc phải bị suy giảm đáng kể. Đồng thời gây ra mệt mỏi, khó tập trung công việc khi ngày mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Vấn đề tuổi tác
Đây là hiện tượng thường gặp đối với người cao tuổi. Ở giai đoạn này quá trình lão hóa xương đã diễn ra làm cho xương khớp bị yếu hẳn đi. Do đó quá trình phá hủy sụn khớp ở bên trong diễn ra nhanh chóng hơn và làm cho chúng bị mỏng dần. Khi người bệnh đi lại, di chuyển hay bị cọ xát với nhau và gây ra các cơn đau nhức xương khớp. Những cơn đau này có thể xuất hiện về đêm.
Ít vận động hoặc vận động quá nhiều vào ban ngày
Việc ít vận động khiến cho xương khớp dễ bị co cứng, không linh hoạt. Do đó khi mà bạn chuyển động mạnh hơn mức bình thường một chút sẽ làm cho cơn đau nhức phát triển. Bên cạnh đó việc lười vận động còn mang đến hệ quả là xương không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mô sụn, từ đó mô sụn dễ tổn thương hơn. Trái lại khi di chuyển nhiều thì cũng khiến các cơ bị mỏi, về đêm hay bị đau nhức.
Do tình trạng bệnh lý nền
Đau nhức xương khớp về đêm có thể là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến xương khớp như bệnh gout, viêm ở bao hoạt dịch, thoái hóa xương khớp, viêm gân, loãng xương hay viêm khớp dạng thấp,…
Thừa cân
Việc thừa cân vô tình tạo ra một áp lực lớn tác động, đèn nén lên hệ xương khớp. Từ đó làm cho chúng bị suy yếu hơn, tạo tiền đề để quá trình thoái hóa diễn ra. Do vậy nếu như bạn đang bị thừa cân thì những cơn đau nhức sẽ xuất hiện vào ban đêm khi mà bạn mới trong độ tuổi 30 – 40.
Chế độ ăn uống không đủ chất
Việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết và cực quan trọng. Khi mà lượng chất dinh dưỡng này không được cung cấp đầy đủ sẽ là cho hiện tượng đau nhức xương khớp về đêm xuất hiện. Bên cạnh đó một vài thói quen ăn uống xấu cũng làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như ăn quá nhiều đồ mặn, đồ chiên xào dầu mỡ,…
Thay đổi thời tiết
Ban đêm nhiệt độ thường xuống thấp hơn ban ngày, việc ẩm thấp cũng diễn ra nhiều hơn. Khi đó với những ai có sức đề kháng yếu sẽ hay bị co mạch và làm cho việc máu lưu thông đến xương khớp ảnh hưởng, đau nhức từ đó phát sinh. Ngoài ra nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh còn có thể làm cho dịch khớp đông quánh, bề mặt không được bôi trơn dẫn đến khô khớp mỗi khi di chuyển.
Đau nhức xương khớp về đêm phải làm sao?
Đau nhức xương khớp khiến cho bạn khó chịu, mất giấc ngủ thậm chí còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn mong muốn tìm kiếm được một giải pháp để khắc phục tình trạng này. Đừng lo! Hãy tham khảo một số cách điều trị sau đây nhé!
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Việc điều trị bằng một số loại thuốc Tây Y được nhiều bác sĩ khuyên dùng khi các hiện tượng đau nhức xương khớp về đêm diễn ra nhiều hơn. Khiến cho người bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể. Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
- Loại thuốc có tác dụng giảm đau: Tramadol, pregabalin, thuốc giúp ức chế COX – 2, thuốc không chứa steroid,… Do đây là các loại thuốc giảm đau nên người sử dụng cũng cần lưu ý sử dụng đúng và đủ theo hướng dẫn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,….
- Trong trường hợp các loại thuốc giảm đau không có tác dụng, trường hợp đau nhức trở nặng hơn thì bạn có thể dùng Corticoid dạng tiêm. Thuốc sẽ tiêm vào các khớp đau một cách trực tiếp để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Khi tình trạng đau nhức cơ xảy ra do cơ co thắt thì các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một vài loại thuốc như Myonal, Mydocalm, Coltramyl,… Lưu ý nên sử dụng các loại thuốc này đúng liều lượng nếu không có thể gây ra buồn ngủ, chậm nhịp tim, huyết áp tụt,…
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Điều trị bằng thuốc Nam
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây Y để điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn thì xu hướng lựa chọn sử dụng các bài thuốc Nam được nhiều người bệnh tin dùng hơn. Chúng vừa an toàn, hiệu quả lại không gây ra tác dụng phụ. Một số bài thuốc được ứng dụng phổ biến như:
Mật ong và bột quế
Người bệnh dùng 1 thìa mật ong hòa cùng một thìa mật ong và một ít nước ấm để sử dụng 1 lần/ngày. Loại nước này khá là dễ uống, vị ngọt dịu nên giúp người bệnh giảm mệt mỏi, căng thẳng và đau nhức.
Bài thuốc từ tre nướng
Sử dụng ngải cứu và lá lốt, cho thêm một ít giấm nuôi vào trong ống tre và mang đi nướng. Sau đó bạn sẽ có được một lượng nước cột có giá trị nhất dùng để xoa bóp phần xương khớp đang bị đau. Kiên trì thực hiện để có hiệu quả rõ rệt nhất.
Ủ rượu thì rễ trinh nữ
Bạn cần chuẩn bị rễ cây trinh nữ đã rửa sạch, mang đi thái nhỏ và phơi khô. Sau đó dùng 1l rượu đổ vào bình chứa rễ cây trinh nữ, ủ trong 1 tháng là có thể sử dụng được. Người bệnh cần dùng đều đặn mỗi ngày 1 ly nhỏ để xua tan đau nhức xương khớp.
Xem thêm Đau nhức xương khớp ở người già do đâu? Chữa trị như thế nào?
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị đau nhức xương khớp vào ban đêm mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã giúp bạn tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất , phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra bạn cần thường xuyên đi kiểm tra để cập nhật tình trạng bệnh cũng như hướng giải quyết phù hợp.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23