Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý xuất phát ở vùng cuối cột sống lưng. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ lo lắng không biết đau thần kinh tọa có mang thai được không? Để giải thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
Đau dây thần kinh tọa có mang thai được không?
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Dây thần kinh tọa xuất phát từ phần tủy sống, đi qua hông và dọc xuống hết phần mặt sau của chân. Nguyên nhân chính thường gặp là phần đĩa đệm lồi ra bên ngoài gây chèn ép dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, viêm khớp, thoái hóa cột sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Về căn bản, bệnh đau dây thần kinh tọa không gây ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục trong cơ thể con người. Mang thai trong quá trình mắc bệnh, thai nhi vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bạn vẫn không nên mang thai trong thời gian đau thần kinh tọa. Bởi vì, khi mang thai, kích thường vòng bụng sẽ tăng lên, gây biến dạng cột sống. Phần đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí vào chèn vào dây thần kinh tọa, khiến những cơn đau xuất hiện.Từ đó, bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ diễn biến xấu hơn. Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước bào thai lớn, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại, cuộc sống thường ngày của người mẹ. Cơn đau kéo dài, khiến sức khỏe của người mẹ bị giảm sút, có thể dẫn đến nguy cơ khó sinh thường và phải dùng đến biện pháp sinh mổ.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Bạn nên kiểm soát tốt tình hình bệnh đau thần kinh tọa trước khi tiến hành mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được những cơn đau khó chịu, giúp mẹ thoải mái hơn trong thai kỳ.
Ngoài ra, còn có trường hợp người mẹ mang thai rồi mới xuất hiện bệnh đau dây thần kinh tọa. Nguyên nhân chính là do cột sống yếu và không chịu được áp lực từ bào thai, khiến phần đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí thông thường.
Để biết mình có mắc bệnh đau thần kinh tọa trong thời kỳ mang thai hay không. Mẹ có thể quan sát và nhận biết bằng những dấu hiệu sau:
- Cảm giác đau, tê bì khắp phần lưng và hông. Cơn đau nhanh chóng lan xuống phần chân, khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển chân.
- Cơn đau có thể gây nhức, châm chích và nóng rát tại vùng hông và lưng.
- Đau hơn khi di chuyển và vận động.
- Thậm chí bạn không thể kiểm soát chân và di chuyển.
Nếu mẹ gặp những triệu chứng như trên trong thời gian thai kỳ, cần đến gặp bác sĩ và chuyên gia để được kiểm tra, chẩn đoán và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Làm gì khi bị đau thần kinh tọa trong thời kỳ mang thai?
Nếu chẳng may gặp tình trạng bệnh đau dây thần kinh tọa trong thời kỳ mang thai. Người mẹ cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh, tránh để cơn đau xuất hiện thường xuyên gây đau đớn, mệt mỏi cho người mẹ. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn, người bệnh khó có thể di chuyển và kiểm soát vùng lưng, hông và chân. Điều này có thể gây khó khăn trong lúc sinh đẻ.
Nhiều bà mẹ thường chủ quan khi xuất hiện cơn đau lưng, vì cho rằng những cơn đau lưng xảy ra là do kích thước thai lớn làm ảnh hưởng cơ và xương. Chính vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần phải đến ngay những cơ sở y tế để được kiểm tra và tiến hành chữa trị kịp thời.
Hiện nay có nhiều phương pháp trong điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa, như: Dùng thuốc, xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu,… Tuy nhiên, khi người bệnh mang bầu, phương pháp dùng thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu không được khuyến cáo. Bởi vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên sử dụng phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng để giảm thiểu cơn đau.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các bài tập thể dục, thể thao, Yoga theo khuyến cáo của bác sĩ cũng mang đến những tích cực trong việc điều trị bệnh.
Một số lưu ý khi mắc bệnh đau dây thần kinh tọa trong thời kỳ mang thai:
- Trong thời gian mang thai, cần kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân.
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn cùng một bữa, nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên vùng bụng. Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, canxi, magie, khoáng chất…
- Sử dụng gối ôm cho mẹ bầu trong thai kỳ.
- Mẹ bầu cần có người thân dìu dắt, hỗ trợ trong những tuần cuối thai kỳ.
- Cẩn thận trong từng hoạt động, tránh những tư thế đột ngột, vận động mạnh.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh suy nghĩ và căng thẳng.
- Tránh ngồi và nằm sai tư thế, thường xuyên đổi tư thế tránh bị mỏi và khó chịu.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giấc.
- Tuyệt đối không hút thuốc, sử dụng rượu bia và chất kích thích trong thời gian này.
- Bổ sung thêm canxi từ thực phẩm như: sữa, trứng, rau xanh,…
- Kết hợp các bài tập xoa bóp để cải thiện tình trạng bệnh đau thần kinh tọa.
- Tuyệt đối không được mang vác và vận động nặng.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sử dụng nước ấm khi tắm để mẹ cảm thấy dễ chịu. Mẹ có thể kết hợp chườm ấm vùng lưng để giảm cơn đau.
- Thăm khám thai nhi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vận động nhẹ nhàng, hoặc sử dụng các bài tập Yoga cho bà bầu để hỗ trợ.
Sau khi sinh xong, người mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể điều trị bệnh đau thần kinh tọa dứt điểm, tránh để biến chứng sau này.
Những câu hỏi thường gặp:
- Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
- Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?
- Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
- Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Hy vọng câu trả lời trên đây đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Khi mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần lưu ý kết hợp linh hoạt giữa việc chăm sóc thai nhi và điều trị bệnh an toàn.
Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23