Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Bệnh đau dây thần kinh tọa gây nên những cơn đau vùng lưng dưới và 2 chân. Đạp xe là bộ môn thể thao được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy nhiều người lo ngại không biết đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này, mời bạn đọc theo dõi nhé!

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Đau thần kinh tọa là vấn đề xảy ra khi phần dây thần kinh tọa bị chèn ép do đĩa đệm nằm chệch ra khỏi vị trí thông thường trên cột sống. Cơn đau thường xuất hiện ở phần lưng, hông và 2 cẳng chân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Chính vì vậy, nhiều người lo ngại không biết đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không? Câu trả lời là “có”. Bản chất của việc đạp xe là vận động thể dục, thể thao. Đạp xe sẽ giúp phần thân dưới dẻo dai và linh hoạt hơn; cơ và xương khớp cũng khỏe mạnh hơn, từ đó góp phần đẩy lùi bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, phần tiếp theo trong bài viết dưới đây sẽ chỉ ra rõ việc đạp xe thể dục để hỗ trợ bệnh đau thần kinh tọa.

Tác dụng của đạp xe thể dục đối với người bị đau thần kinh tọa

Có thể thấy rõ, đạp xe luôn là phương pháp hàng đầu được nhiều người lựa chọn để cải thiện các bệnh đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung. Tác dụng dễ thấy nhất khi đạp xe thể dục đối với người bị đau thần kinh tọa, đó là:

  • Giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt: Việc đạp xe có tác dụng chủ yếu vào phần thân dưới, giúp giãn cơ, giãn xương hiệu quả. Sau một thời gian tập bạn sẽ cảm thấy xương khớp dẻo dai hơn.
  • Giảm đau, tê bì do đau dây thần kinh tọa: Khi đi xe đạp, các cơ bắp được kéo căng, phần áp lực ở thắt lưng cũng được giảm bớt. Bên cạnh đó, đạp xe sẽ tăng cường quá trình tuần hoàn máu, giảm tê bì hiệu quả.
  • Tạo tâm trạng tích cực: Mỗi ngày 30 phút đi xe đạp, tốt nhất vào buổi sáng sớm sẽ giúp tinh thần thoải mái, giảm mệt mỏi, căng thẳng, uể oải vào buổi sáng sớm. Từ đó cơ thể cũng được thả lỏng, giảm căng dây thần kinh, bệnh đau dây thần kinh tọa cũng được cải thiện.
  • Cải thiện giấc ngủ: Nếu những cơn đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Đạp xe sẽ là phương pháp hiệu quả nhất.Theo những nghiên cứu của đại học Stanford, Mỹ, đạp xe đạp mỗi ngày 30 phút sẽ giúp người tập dễ đi sâu vào giấc ngủ, ngủ nhanh hơn so với những người không tập.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Theo nhiều nghiên cứu, đạp xe mỗi ngày cải thiện 15% hoạt động hô hấp tim mạch. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu đến thần kinh não bộ. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ, tăng trí nhớ, giảm căng thẳng, đau đầu.
  • Đẩy lùi các bệnh về tim mạch: Đạp xe giúp bạn giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh về tim. Giảm khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ nhiều lần so với người không vận động thể dục thường xuyên.
  • Kéo dài tuổi thọ: Đạp xe là phương pháp nâng cao sức khỏe, giúp cuộc sống trở nên lành mạnh và khoa học hơn. Việc đạp sẽ thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật. Hỗ trợ làm lành các tổn thương trên mô tế bào, đào thải các chất độc hại trong cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành ung thư.

Những câu hỏi thường gặp:

Bị đau thần kinh tọa đạp xe cần lưu ý gì?

Có thể thấy, đạp xe thường xuyên không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh đau thần kinh tọa nói riêng, còn giúp sức khỏe cơ thể nói chung, đầy lùi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, khi đạp xe người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chọn loại xe đạp phù hợp:

Đối với người đau thần kinh tọa, khi chọn xe đạp nên lựa chọn những loại xe phù hợp với thân hình cơ thể. Đối với nữ nên chọn những dòng xe nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ điều khiển. Xe nên trang bị thêm bộ chống sốc để tránh tình trạng sốc đột ngột gây ảnh hưởng đến phần dây thần kinh tọa.

  • Điều chỉnh độ cao xe phù hợp với cơ thể:

Hiện nay, những chiếc xe đạp đều trang bị phần yên xe có thể di chuyển lên xuống tùy ý người sử dụng. Khi lái xe bạn hãy điều chỉnh sao phần yên xe vừa tầm với tay lái và phần bàn đạp sao cho mang lại cảm giác thoải mái nhất.

  • Bắt đầu với cường độ tập nhẹ nhàng:

Đối với tuần đầu tiên, bạn chỉ cần làm quen với việc tập xe khoảng 10 – 20 phút. Sau một thời gian, có thể tăng dần cường độ tập lên khoảng 30 phút/1 ngày. Không nên tập trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, mất nước, chuột rút, tê mỏi chân tay,…

đau thần kinh tọa đạp xe

  • Lựa chọn địa hình tập: 

Để giảm hiện tượng sốc khi tập, bạn nên lựa chọn tập đạp xe ở những con đường quen thuộc, bằng phẳng. Đường ít xe cộ sẽ mang lại cảm giác an toàn và tự tin hơn. Tránh những đường có nhiều ổ gà, đường đất nhiều bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống hô hấp trong cơ thể.

  • Thời gian tập:

Thời gian tập hợp lý nhất là vào buổi sáng sớm khoảng từ 5h đến 6h30 hoặc buổi chiều từ 5h đến 6h. Đây là thời gian ít nắng, trời đẹp, rất thích hợp cho việc tập luyện. Tập luyện buổi sáng sẽ vận động cơ thể, nâng cao tinh thần học tập và làm việc. Tập luyện buổi chiều sẽ giúp giãn cơ, giảm stress, giảm căng thẳng hiệu quả.

  • Tập cùng bạn bè và người thân:

Việc tập xe đạp hỗ trợ đau thần kinh tọa đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Đặc biệt là khi tập vào buổi sáng sớm đòi hỏi bạn thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày. Hãy thử rủ một vài người bạn của mình cùng tham gia tập, chắc chắn đây sẽ là động lực giúp bạn thức dậy mỗi sáng và mang xe đạp ra công viên đấy.

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Chắc chắn bạn đọc đã tìm cho mình câu trả lời chính xác sau khi đọc xong bài viết này. Đừng quên, việc đầu tiên khi bị đau thần kinh tọa là đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Đau nhức từ mông xuống bắp chân
Đau nhức từ mông xuống bắp chân CẢNH BÁO những vấn đề nguy hiểm

Ngày càng có nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân trong giai đoạn hiện Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Theo chuyên gia sức khỏe, đi bộ là cách tốt nhất để giảm đau xương khớp lâu dài mà không Tìm hiểu thêm

Đau từ thắt lưng xuống chân trái
Đau từ thắt lưng xuống chân phải làm sao để chữa khỏi?

Đau từ thắt lưng xuống chân gây ra cảm giác ê buốt, nhức mỏi dai dẳng khiến người bệnh gặp Tìm hiểu thêm

Đau thần kinh tọa có mang thai được không
Đau thần kinh tọa có mang thai được không? Làm gì khi bị?

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý xuất phát ở vùng cuối cột sống lưng. Chính vì vậy, nhiều Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *