Theo chuyên gia sức khỏe, đi bộ là cách tốt nhất để giảm đau xương khớp lâu dài mà không tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Vậy đau thần kinh tọa có nên đi bộ không và cần lưu ý điều gì, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đi bộ là phương pháp tăng cường sức khỏe phổ biến nhất hiện nay phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây là hình thức vận động cơ bản không cần dùng quá nhiều sức. Tuy đơn giản nhưng đi bộ lại có nhiều lợi ích không ngờ như: giảm cân, phòng ngừa bệnh tim mạch, cải thiện hệ tiêu hoá,… Đặc biệt đi bộ tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị cho đau thần kinh tọa. Vậy đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Câu trả lời là Có. Nếu đi bộ thường xuyên và đúng cách, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Theo lời khuyên của bác sĩ, người bị đau thần kinh tọa nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên ngồi quá lâu lại đẩy nhanh tình trạng lão hoá của xương khớp. Thậm chí có thể dẫn tới teo cơ, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng đi lại. Lúc này, đi bộ sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp hỗ trợ kiểm soát tình hình bệnh lý không để diễn bi.
- Đau thần kinh tọa khiến xương khớp dần mất đi tính đàn hồi và ngày càng suy yếu theo thời gian. Nếu vận động thường xuyên bằng cách đi bộ sẽ giúp người bệnh tăng độ linh hoạt và kéo dài tuổi thọ cho xương khớp. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp gối và thoái hoá khớp.
- Đi bộ đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân, tay, thắt lưng và các bộ phận liên quan khác. Điều này sẽ kích thích quá trình tuần hoàn máu, giãn cơ, giải toả căng thẳng, đồng thời giảm bớt áp lực của phần đĩa đệm chèn lên rễ thần kinh.
- Tăng cân, béo phì là một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Trong quá trình luyện tập, đi bộ giúp người bệnh tiêu hao đáng kể lượng calo dư thừa trong cơ thể và thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển hoá, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Ngoài ra, bộ môn này còn có tác dụng cải thiện khả năng vận động và tăng cường tính đàn hồi cho cả hệ xương khớp.
Đối với đau thần kinh tọa, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày là phương pháp luyện tập phù hợp nhất vì người bệnh có thể tự điều chỉnh cường độ, tư thế và thời gian sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân. Vì vậy, theo chuyên gia sức khỏe, người đang bị đau thần kinh tọa nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và cải thiện tốt hơn các triệu chứng bệnh lý.
Người đau thần kinh tọa nên lưu ý gì khi đi bộ
Mặc dù người bị đau thần kinh tọa được khuyên là nên đi bộ để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp nhưng cần điều chỉnh thời gian, mức độ và cách thức luyện tập sao cho hợp lý. Bởi nếu thực hiện sai cách thì đi bộ sẽ gây phản tác động làm gia tăng trầm trọng tình trạng đau nhức và tê bì chân tay. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:
Về trang phục
Trang phục là yếu tố rất quan trọng tác động xuyên suốt cả quá trình luyện tập. Tuy nhiên, có khá nhiều người lại bỏ qua vấn đề này mà chỉ quan tâm đến thời gian và cường bộ luyện tập. Nếu bạn là người có suy nghĩ như trường hợp kể trên thì hãy thay đổi ngay. Tốt nhất hãy lựa chọn cho mình một đôi giày thể thao chuyên dụng và những bộ đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Tuyệt đối không được đi chân trần vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ thống dây thần kinh.
Về thời gian
Càng đi bộ lâu càng tốt thực sự là quan điểm sai lầm mà một bộ phận không nhỏ người bệnh đang mắc phải. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới, người đau thần kinh toạ chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Nếu thời gian đi bộ kéo dài lên đến hàng giờ thì không chỉ làm gia tăng áp lực lên hệ thống dây thần kinh mà còn kéo theo nguy cơ thoái hoá khớp gối sớm. Tuy nhiên tùy vào lứa tuổi và tình trạng bệnh của mỗi người mà thời gian đi bộ mỗi ngày có thể điều chỉnh ngắn hoặc dài sao cho phù hợp.
Về cường độ
Đi bộ với cường độ như thế nào cũng là điểm cần đặc biệt lưu tâm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Trên thực tế có nhiều trường hợp vì quá sốt sắng muốn thấy hiệu quả nên dồn ép bản thân đi bộ thật nhiều, thật nhanh và liên tục kể cả khi cơ thể kêu gào đau nhức. Vì vậy, đối với người đang bị đau thần kinh toạ chỉ nên nới lỏng cường độ luyện tập để tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng thích nghi hơn với thay đổi mới.
Về cách thức
Trước khi bắt đầu luyện tập thì khởi động luôn là việc bắt buộc và cần thiết ai cũng phải thực hiện. Nhất là đối với người đang có vấn đề về đau thần kinh tọa thì bước này yêu cầu cần kỹ càng gấp đôi người bình thường. Bạn nên dành ra ít nhất 5 phút để khởi động làm nóng cơ thể và tránh rủi ro gặp chấn thương trong quá trình luyện tập.
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng yêu cầu người thực hiện phải làm đúng và chuẩn động tác. Đối với đi bộ, bạn cần nhìn thẳng về phía trước, lưng thẳng, toàn thân thả lỏng, tay vung nhẹ, tiếp đất bằng gót chân.
Để quá trình luyện tập diễn ra suôn sẻ, bạn nên lựa chọn những nơi có địa hình bằng phẳng, không gian thoáng đãng và ăn nhẹ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể duy trì đến khi kết thúc nhé.
Những câu hỏi thường gặp:
- Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
- Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?
- Đau thần kinh tọa có mang thai được không?
- Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?
Trên đây là một số thông tin giải đáp về thắc mắc “Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?”. Đi bộ là bộ môn thể thao được khuyến cáo áp dụng cho mọi đối tượng tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng gây ra phản ứng ngược, tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Nếu có điều kiện, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên thể thao để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23