Vai trái đột nhiên xuất hiện tình trạng tê mỏi, đau nhức âm ỉ kéo dài gây ra rất nhiều phiền phức ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy đau vai trái là dấu hiệu của bệnh lý gì và làm thế nào để chữa dứt điểm, mời các bạn tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây.
Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?
Đau vai trái là một dạng chấn thương cơ xương khớp phổ biến xảy ra do một số nguyên nhân sau: tính chất công việc, tai nạn, mang vác vật nặng sai tư thế, tập luyện thể thao quá sức,… Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà cơn đau sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần rồi tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần không khỏi thì có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:
Do bị chấn thương cơ xương khớp
Thông thường, khi nhắc đến đau vai trái chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Lúc này, cơn đau âm ỉ kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày và dữ dội hơn khi người bệnh cử động. Tại vị trí vai bị tổn thương còn có thể xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy khiến chất lượng sinh hoạt và làm việc bị suy giảm nghiêm trọng.
Một số bệnh lý liên quan đến chấn thương cơ xương khớp mà người bệnh có nguy cơ phải đối mặt là: Viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, thoái hóa khớp,… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh lý gây ra nhiều biến chứng như đau mỏi vai gáy, teo cơ, nghiêm trọng nhất là bại liệt hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Bệnh lý về tim mạch
Phần lớn dây thần kinh phân nhánh đến tim đều đi qua vai và cánh tay. Vì vậy, khi tim có dấu hiệu bất thường thì thường dẫn đến đau nhức vùng vai trái. Cơn đau từ ngực sẽ lan dần tới toàn bộ vùng vai trái gây đau thắt, tức ngực và khó thở. Tình trạng đau thắt ngực thường chia thành 2 dạng: Ổn định và không ổn định. Nếu đau thắt ngực ổn định xảy ra liên tục trong hai tháng thì đau thắt ngực không ổn định lại khó kiểm soát hơn vì nó xuất hiện bất chợt, kể cả khi người bệnh đang nằm nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bệnh tim mạch có thể kèm theo một số triệu chứng điển hình sau: Tim đập nhanh, chóng mặt, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh,… Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ sớm nhất nếu phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như kể trên.
Đau vai trái lan xuống cánh tay
Vai trái và cánh tay gần như là một thể thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu vai trái bị tổn thương thì tất yếu cánh tay cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Cơn đau sẽ từ bả vai lan xuống hết cánh tay gây tê bì, nhức mỏi khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cử động. Vậy đau vai trái lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Do căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống gây đau đớn cho người bệnh. Cơn đau khởi phát từ đốt sống cổ sau đó lan rộng ra bả vai trái, cánh tay, hốc mắt và đầu. Bệnh có xu hướng tiến triển âm thầm và không kịp thời chữa trị sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như: tàn phế, hẹp ống sống, thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng rối loạn dây thần kinh thực vật,…
Bị viêm khớp vai
Đây là một loại bệnh lý viêm khớp thường gặp ở nhóm người tuổi trung niên. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị chấn thương do tai nạn hoặc lao động cũng dễ mắc phải bệnh lý này.
Ở giai đoạn đầu, vai chỉ bị đau âm ỉ và không quá ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang mãn tính thì tần suất xuất hiện đau nhức vai thường trực hơn, ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra, viêm khớp vai còn kèm theo một số triệu chứng điển hình như: Cứng khớp, sưng tấy đỏ vùng da bao quanh, phát ra tiếng lạo xạo khi cử động, sốt, khó thở, sút cân, phát ban,…
Mẹo chữa đau vai trái
Đau vai trái không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu được xử lý kịp thời và có phác đồ điều trị đúng đắn. Căn cứ vào mức độ tổn thương của vai trái sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số mẹo chữa đau vai trái mà người bệnh có thể tham khảo:
Chữa đau vai trái nhẹ
- Chườm lạnh: Cho đá vào túi đựng chuyên dụng rồi chườm lên vị trí đau trong khoảng từ 15 – 20 phút, chia thành 3 lần/ngày sẽ giúp chống viêm, giảm đau, sưng tấy hiệu quả.
- Thảo dược: Giảm đau vai trái bằng thảo dược thiên nhiên là mẹo chữa bệnh an toàn, tiết kiệm được nhiều người tin tưởng áp dụng. Một số bài thuốc phổ biến mang lại hiệu quả cao là: ngải cứu, lá lốt, trinh nữ,…
- Xoa bóp: Để tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, người bệnh nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Lưu ý không sử dụng lực tay quá mạnh vì sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng bị vai bị tổn thương.
Điều trị đau vai trái nặng
Nếu tình trạng đau vai trái diễn biến nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Dựa vào kết quả chụp X quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau vai trái là: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,…
- Phẫu thuật: Trong trường hợp chấn thương nặng, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nhằm nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho vai trái.
- Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị cần thiết dành cho người bị đau vai trái nặng, giảm khả năng cử động. Hiện nay, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, phục hồi chức năng, nắn chỉnh khớp… được đánh giá là những phương pháp giảm đau không cần dùng thuốc khá hiệu quả và được nhiều người tin tưởng.
Xem thêm
- Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy hiệu quả
- Khám đau vai gáy chỗ nào tốt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
- Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Kiêng ăn gì nhanh khỏi hơn?
Hy vọng bài viết về chủ đề đau vai trái trên đây đã giúp người đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Việc phát hiện sớm thông qua những triệu chứng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình điều trị sau này. Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu lạ nào của cơ thể bạn nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23