Đau vùng lưng sau phổi là bị làm sao? Phải làm gì?

Đau vùng lưng sau phổi là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý mà cơ thể người thường xuyên mắc phải. Nguyên nhân cụ thể của cơn đau này là gì? Mức độ nguy hiểm và cách xử trí cụ thể bệnh như thế nào? Chúng ta sẽ được biết qua phần nội dung trong bài viết dưới đây.

Đau vùng lưng sau phổi là bị làm sao?

Theo nhiều chuyên  gia nhận định đau lưng vùng sau phổi thông thường sẽ chia làm hai nhóm nguyên nhân chính, bao gồm nhóm nguyên nhân về cơ học là các tác động vật lý bên ngoài, kèm với đó là nhóm nguyên nhân liên quan đến bệnh học. Tức là các nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan trong cơ thể, mà điển hình ở khu vực sau lưng vùng phổi, ta có ba cơ quan chính là: Tim, phổi và một phần của xương cột sống.

Nguyên nhân cơ học và các tác động vật lý bên ngoài

Đối với nhóm nguyên nhân này, người bị đau có thể là do: Làm việc quá sức, làm việc nặng nhọc, làm việc sai tư thế, và thậm chí là bị tai nạn hay bị điều gì đó tác động vào vùng lưng sau phổi gây nên cơn đau.

Nguyên nhân bệnh lý của cơ quan trong cơ thể

Cơ quan thứ nhất, tim

Điều khiến cho tim có thể gây nên cơn đau ở khu vực lưng vùng phổi đó chính là sự sụt giảm của lưu lượng máu trong quá trình thực hiện quá trình tuần hoàn. Mà điều này sẽ xảy ra khi hệ thống ống mạch, nhất là ống mạch chủ bị tắc nghẽn hay thậm chí là do huyết khối hay khối máu đông gây nên.

Đau vùng lưng sau phổi

Cũng theo nhiều bác sĩ, ngoại trừ huyết khối, có thể là do bệnh nhân bị bệnh về tim như hở, hẹp các van khiến cho lưu lượng máu giảm lại và tạo thành cơn đau.

Nếu nguyên nhân thực sự là do tim thì không chỉ xuất hiện có mỗi cơn đau, mà còn một số triệu chứng khác như: Yếu, thậm chí là liệt một phần các chi, người mệt mỏi, đôi khi là khó thở, choáng váng,….

Cơ quan thứ hai, phổi

Nếu xuất phát từ phổi thì ta có một số cái tên bệnh lý có thể tạo nên những cơn đau đó như: Bệnh viêm phổi, bệnh tắc nghẽn phổi và thậm chí là ung thư phổi.

Đối với bệnh viêm phổi, đây là một căn bệnh với cơ chế là sự viêm nhiễm virus, nhiễm trùng thậm chí là chấn thương khiến cho lớp màng bao bọc phổi bị tổn thương hoặc có thể là một số phế nang hay tiểu phế nang cũng có khả năng bị viêm.

Khi bị viêm phổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói vùng phổi phía trước thậm chí là phía sau lưng. Nhưng triệu chứng quan trọng nhất kèm theo đó chính là: Sốt cao, ho và khó thở, đây chính là những biểu hiện cho thấy người bệnh đang bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus.

Đối với bệnh tắc nghẽn, cơ chế cũng gần như sự tắc nghẽn ở tim, đều là do một yếu tố nào đó làm cản trở quá trình trao đổi không khí, hay cản trở việc máu đi vào phổi khiến cho quá trình hô hấp bị gián đoạn. Tùy theo vị trí tắc nghẽn mà bệnh có thể gây ra sự nguy hiểm cho người mang bệnh bởi lượng oxy có thể không cung cấp đủ cho cơ thể.

Các triệu chứng kèm theo dễ thấy ở những người mắc bệnh tắc nghẽn phổi là: Khó thở, đau ngực hoặc đau vùng sau lưng, khó thở, rối loạn nhịp tim, có dấu hiệu sưng ở chân, chóng mặt và có thể có cả ho ra máu.

Đối với bệnh ung thư phổi, đây là một bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ mắc cao ở những người thường xuyên hút thuốc, làm việc trong môi trường khí độc hại,…. Trong thời gian đầu, khi khối ung thư còn nhỏ, người bệnh sẽ khó cảm nhận được sự thay đổi của cơ quan. Và đau ngực vùng trước hoặc sau lưng có thể là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo về căn bệnh này.

Một số triệu chứng đi kèm khi khối ung thư bắt đầu phát triển như: Ho ra máu, cơ thể đột ngột giảm cân không rõ nguyên do, khó thở, mệt mỏi,….

Cơ quan thứ ba, hệ xương khớp ở vùng lưng

Đối với các đốt của xương cột sống vùng lưng, các căn bệnh có thể gây nên tình trạng đau có thể kể ra như: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thậm chí là những biến dạng của cột sống như vẹo cột sống, gù lưng. Tất cả những bệnh lý ấy đều có thể tạo nên những cơn đau cho vùng lưng sau phổi khi chịu sức ép từ cột sống.

Đau vùng lưng sau phổi phải làm gì?

Đầu tiên để biết chính xác cần phải làm gì khi xuất hiện các cơn đau lưng vùng sau phổi, ta phải biết chính xác nguyên nhân của bệnh là gì?

Trường hợp thứ nhất, nếu nguyên nhân bệnh xuất phát từ yếu tố bên ngoài như: Môi trường làm việc, cách làm việc và những tai nạn tác động, thì người bệnh cần một cơ chế nghỉ ngơi phù hợp là tốt nhất.

Kèm theo đó, người bệnh có thể sử dụng một ít thuốc giảm đau để làm dịu đi cơn đau khó chịu.

đau lưng sau phổi

Kế đó là người bị đau phải sắp xếp lại về cách làm việc hay môi trường làm việc để tránh cơn đau lại tái phát sau khi điều trị khỏi.

Trường hợp thứ hai, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý. Và dù cho bệnh lý đó là xuất phát từ cơ quan nào trong ba cơ quan: Tim, phổi và xương cột sống thì người bệnh cũng cần phải đi đến các cơ sở y tế được cấp phép để các bác sĩ thăm khám và chỉ định một số cận lâm sàng cần thiết để xác định chính xác bệnh lý và mức độ của bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác và xử trí bằng thuốc hay thậm chí là nhập viện để theo dõi điều trị.

Lời khuyên chung dành cho những người bị đau vùng lưng sau phổi đó là: Dù cho triệu chứng đau đó là ít hay nhiều thì cũng hãy nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Bởi lẽ các triệu chứng của bệnh lý và cả cơ học là khá giống nhau, khó phân biệt. Trong khi đó, nhiều cơn đau xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra những sự nguy hiểm nhất định cho cơ thể người nếu không được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Giải quyết triệt để đau vùng lưng sau phổi do bệnh lý xương khớp nhờ An Cốt Nam

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau vùng lưng phía sau phổi nhưng phần nhiều trường hợp là do các tổn thương cột sống gây nên. Để có thể “xóa sổ” triệu chứng này người bệnh nên lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn bằng phác đồ An Cốt Nam.

Kế thừa tinh hoa của YHCT dân tộc và Y học hiện đại, bài thuốc An Cốt Nam mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm xương khớp khác trên thị trường. Trong đó phải kể đến các điểm nổi trội sau:

  • Tổng hòa hiệu quả của 3 liệu pháp trong 1 phác đồ có tác động chuyên sâu và toàn diện bao gồm: Thuốc uống – Cao dán – Phương pháp trị liệu.
  • 100% thảo dược quý được trồng, thu hoạch, xử lý và bào chế thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế đạt tiêu chuẩn CO-CQ
  • Thuốc uống có dạng cao lỏng sắc sẵn tiện lợi, DỄ uống, DỄ bảo quản
  • KHÔNG trộn tân dược, hóa chất; KHÔNG gây tác dụng phụ
  • Bệnh nhân được khám chữa và theo dõi tiến trình điều trị bởi đội ngũ bác sĩ cao cấp giàu kinh nghiệm.
Phác đồ kiềng ba chân An Cốt Nam

Cơ chế điều trị của An Cốt Nam phù hợp với cơ địa của từng người được các bác sĩ chuyên khoa xây dựng. Do vậy thời gian điều trị của mỗi người là khác nhau nhưng hầu như từ 1-3 lộ trình, cụ thể:

  • 3-5 ngày: Triệu chứng đau lưng giảm 30-40%
  • 5-10 ngày: Cột sống dần phục hồi, đau nhức giảm 60-80%
  • 10-30 ngày: Cột sống bình phục hoàn toàn, vùng lưng sau phổi không còn đau nhức, vận động dễ dàng.

Nhờ cơ chế điều trị chuyên sâu và toàn diện An Cốt Nam đã đem lại hiệu quả tích cực và bền vững cho hơn 10.000 bệnh nhân trong đó 85% bệnh nhân không tái phát triệu chứng sau nhiều năm.

Hiệu quả điều trị thực tế bằng bài thuốc An Cốt Nam
Hiệu quả điều trị thực tế bằng bài thuốc An Cốt Nam

Không chỉ hàng ngàn bệnh nhân đã sử dụng và nhận thấy hiệu quả của An Cốt Nam mà giới chuyên môn hàng đầu đánh giá cao.

Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của kênh truyền hình VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Bệnh viện 108) nhận định:

Rất nhiều trang báo lớn uy tín cũng dành nhiều lời đánh giá cao hiệu quả của An Cốt Nam như: 24h.com.vn, vtv.vn, Zing.vn, Laodong.vn, Soha.vn, Vietnamnet.com,…

Báo chí nói về hiệu quả của An Cốt Nam
Báo chí nói về hiệu quả của An Cốt Nam

Năm 2019, An Cốt Nam vinh dự trở thành thương hiệu YHCT đầu tiên xuất hiện trên trang The Reuters – hãng thông tấn xã lớn thứ 2 thế giới.

Hãng thông tấn Reuters đưa tin về hiệu quả điều trị của An Cốt Nam
Hãng thông tấn Reuters đưa tin về hiệu quả điều trị của An Cốt Nam

Năm 2018, An Cốt Nam giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được giải thưởng và cúp vàng danh giá chứng nhận là “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn.

Phác đồ “kiềng ba chân” An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh xương khớp, đặc biệt là chứng đau lưng. Đông đảo bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đã chia sẻ lại hành trình “chiến đấu” cùng An Cốt Nam.

  • Nam MC quốc dân Quyền Linh chia sẻ hành trình “hồi sinh” cột sống sau 30 ngày dùng An Cốt Nam:

  • Hành trình giúp vợ thoát khỏi nỗi ám ảnh vì bệnh đau lưng:

“Diệt tận gốc” đau lưng sau phổi do bệnh xương khớp

Liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn MIỄN PHÍ

Và đó là tất cả nội dung của bài viết liên quan đến cơn đau vùng lưng sau phổi. Hi vọng sẽ giúp ích được cho nhiều người nhận biết chính xác nguyên nhân cơn đau là do đâu, sự nguy hiểm của bệnh lý, và cũng như là những cách xử trí tốt nhất.

Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc để bạn đọc tiện liên hệ:

Địa chỉ nhà thuốc hà nội

Địa chỉ nhà thuốc hồ chí minh

Cập nhật mới nhất vào ngày 11 Tháng Chín, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

Đau lưng bên phải
Đau lưng bên phải là bệnh gì? Cách khắc phục giảm đau nhanh

Lưng bị đau nhức là hiện tượng bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, không phải ai Tìm hiểu thêm

Cách chữa đau lưng bằng ngải cứu
Mẹo chữa đau lưng bằng lá ngải cứu cực kỳ hiệu quả

Cách chữa đau lưng bằng lá ngải cứu giúp bạn giải quyết được những cơn đau lưng hành hạ mỗi Tìm hiểu thêm

đau thắt lưng ở phụ nữ
Đau thắt lưng ở phụ nữ do đâu? Cách giảm đau cần biết

Hiện nay, có rất nhiều chị em phụ nữ đang phải chịu sự hành hạ của những cơn đau nhức Tìm hiểu thêm

Đau lưng dưới
Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì? Cách chữa trị

Đau lưng dưới khiến cho người bệnh không thoải mái, luôn thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *