Gai đốt sống cổ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, uống thuốc gì?

Gai đốt sống cổ là căn bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở đi, khi sức khỏe của xương khớp bắt đầu giảm sút. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng dần trẻ hóa do những thói quen xấu trong đời sống hiện đại. Vậy, bản chất của gai đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết chúng ra sao và làm thế nào để có thể chữa khỏi hoàn toàn nó? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây để tự tìm câu trả lời nhé.

Gai đốt sống cổ là gì?

Gai đốt sống cổ là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống xảy ra ở vùng cổ, khi các xương trên đĩa sụn, thân đốt sống hoặc dây chằng ở vùng lân cận bắt đầu hình  thành, mọc ra các phần dư thừa, gọi là gai xương. Thông thường, các gai xương này thường xuất hiện ở xung quanh hoặc hai bên cột sống và tập trung nhiều ở đầu xương. Về cơ bản, các gai xương này không hề gây đau đớn, song do chúng có khả năng chèn ép lên các dây thần kinh hoặc các bộ phận khác nên người bệnh có thể sẽ gặp phải những cơn đau cực kỳ nghiêm trọng.

Gai đốt sống cổ

Nguyên nhân gai đốt sống cổ

Về bản chất, cơ chế hình thành nên các gai xương chính là sự phản ứng của các mô xương khi gặp phải tổn thương hoặc trải qua quá trình thoái hóa. Khi vùng cột sống cổ gặp phải các vấn đề và không còn chắc chắn, các gai này mọc ra xung quanh, bao bọc lấy cột sống. Điều này khá giống với hình ảnh một con nhím xù lông đầy gai nhọn để bảo vệ chính mình.

Tuy nhiên, việc hình thành nên các gai xương lại khiến chính cơ thể gặp phải những cơn đau dữ dội và gây ra những tổn thương lên các mô lân cận. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, song thường được chia thành hai nhóm chính.

  • Một là nhóm gai đốt sống cổ thứ phát, xảy ra do các biến chứng của một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, viêm gân,…
  • Hai là nhóm gai đốt sống cổ nguyên phát, hình thành do các chấn thương, tai nạn, chế độ dinh dưỡng hoặc do các thói quen xấu hàng ngày (ngồi không đúng tư thế, vận động quá mạnh,…).

Trên thực tế, nhóm nguyên nhân đầu tiên thường có tỷ lệ cao hơn.

Nguyên nhân gây gai đốt sống cổ

Dấu hiệu gai đốt sống cổ

Ban đầu, khi hiện tượng gai đốt sống cổ mới xuất hiện, người bệnh sẽ rất khó phát hiện ra bệnh bởi những dấu hiệu thường không rõ ràng. Song, triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này chính là:

  • Các cơn đau ê ẩm, liên tục xuất hiện ở vùng vai gáy và hai bả vai.
  • Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy rất khó vận động vùng cổ, bị cứng cổ và không thể xoay sang hai bên khi mới thức dậy.
  • Càng về sau, mức độ các cơn đau càng tăng dần. Đồng thời, người bệnh cũng có thể tê hoặc có ngứa râm ran ở vùng bàn tay, cánh tay do các dây thần kinh cổ bị tổn thương. Thậm chí, trong một số trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng bại liệt một hoặc hai cánh tay có thể xảy ra.
  • Người bệnh còn có khả năng gặp phải tình trạng buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi nhưng lại rất khó ngủ và mất ngủ.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Gai cột sống cổ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, các bệnh lý về cột sống như gai đốt sống cổ thường có những ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là khả năng vận động. Khi xuất hiện các gai xương ở vùng cổ, tùy theo từng bộ phận bị chèn ép, người bệnh có thể gặp phải một số hội chứng điển hình như, hội chứng cổ-vai-cánh tay, hội chứng động mạch đốt sống-thân nền hoặc hội chứng chèn ép tủy cổ,…

  • Hội chứng cổ – vai – cánh tay: Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau nhức, tê bì ở những bộ phận này. Mặc dù các cơn đau đa phần đều âm ỉ, từ từ, không dữ dội như hiện tượng thoát vị đĩa đệm, song bệnh lý có thể làm giảm đáng kể các phản xạ thần kinh và gân xương ở những vị trí bị ảnh hưởng.
  • Hội chứng động mạch đốt sống – thân nền: Người bệnh tuy không xuất hiện các cơn đau cổ nhưng lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng đầu. Nguyên nhân là bởi các động mạch bị chèn ép nên lượng máu đi nuôi não sẽ bị hạn chế. Từ đó dẫn đến các hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh thậm chí còn không thể đi lại vững vàng, nhiều khi bị rối loạn phát âm, nuốt khó và có thể ảnh hưởng đến thị lực.
  • Tủy cổ bị chèn ép: Đây được coi là hội chứng nguy hiểm nhất của bệnh với các cơn đau nửa thân trên và tăng dần mức độ theo thời gian. Thậm chí, ở giai đoạn muộn, người bệnh còn có khả năng gặp phải các biến chứng như liệt chi trên, liệt chi dưới hoặc cả hai dạng trên.

Gai cột sống cổ có nguy hiểm không

Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?

Cũng giống như những bệnh lý mãn tính về xương khớp khác, gai đốt sống cổ gần như không có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể sử dụng một số biện pháp khác nhau để làm giảm những triệu chứng và các cơn đau khó chịu cho cơ thể và hạn chế sự phát triển của các gai xương. Trong đó, biện pháp phổ biến và quen thuộc hơn cả chính là sử dụng thuốc.

Khi tới thăm khám và điều trị gai đốt sống cổ, tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số loại thuốc quen thuộc như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm các nhóm chứa và không chứa steroid, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giãn cơ,…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng cùng một số bài thuốc chữa gai đốt sống cổ bằng ngải cứu, lá lốt, đinh lăng,… để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Mẹo chữa gai đốt sống cổ

Các bài tập trị liệu hay những loại thảo dược được xem là giải pháp hiệu quả điều trị gai đốt sống cổ.Hãy cùng INDembassy tìm hiểu một số mẹo điều trị căn bệnh này nhé.

Bài tập gai đốt sống cổ

Bài tập xoay cổ

  • Đứng hoặc ngồi nhìn thẳng về phía trước, đầu thẳng.
  • Quay đầu 90 độ sang bên trái, giữ trong khoảng 20 giây rồi quay về tư thế ban đầu
  • Làm tương tự với bên còn lại
  • Thực hiện 4 – 5 lần mỗi bên

Bài tập nghiêng đầu

  • Đứng hoặc ngồi nhìn thẳng về phía trước, đầu thẳng.
  • Nghiêng đầu về bên trái khoảng 20 giây
  • Đổi sang bên còn lại
  • Thực hiện 4 – 5 lần mỗi bên

Bài tập quay cổ

  • Đứng hoặc ngồi nhìn thẳng về phía trước, đầu thẳng.
  • Ngửa cổ nhìn thẳng lên trần nhà.
  • Từ từ quay cổ sang bên trái
  • Sau đó quay về vị trí ban đầu rồi quay sang bên còn lại
  • Thực hiện động tác  4 – 5 lần cho mỗi bên.

Bài tập nâng cổ

  • Nằm ngửa mặt lên trần nhà, 2 chân co lại, 2 tay thả lỏng trên sàn
  • Từ từ nâng cổ lên, cùng với đó, giữ lưng luôn chạm sàn
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi từ từ hạ người xuống
  • Thực hiện động tác 4 – 5 lần

Chỉnh lại những thói quen hằng ngày

  • Tập thể dục thể thao đều đặn
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những ngày trời lạnh
  • Chú ý các tư thế khi vận động

Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh gai đốt sống cổ như nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và các loại thuốc điều trị phổ biến. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về căn bệnh này. Từ đó có thể tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Mười, 2020 bởi admin

gai đôi cột sống s1
Gai đôi cột sống S1 là gì? Có nguy hiểm không? 4 cách chữa hiệu quả

Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý xương khớp bẩm sinh hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ Tìm hiểu thêm

Gai cột sống L4 L5
Bệnh gai cột sống l4 l5 nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

Gai cột sống L4, L5 là căn bệnh xương khớp gặp ở tất cả các độ tuổi, ở tất cả Tìm hiểu thêm

Cây dền gai chữa bệnh gai cột sống
Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống bằng 4 cách đơn giản

Cây dền gai (Amaranthus spinosus) là một loại cây được đưa vào nhiều bài thuốc quý vì những tác dụng Tìm hiểu thêm

Tác dụng của lá cẩm chữa gai cột sống
Cây lá cẩm chữa gai cột sống tác dụng và lưu ý khi dùng

Cây lá cẩm chữa gai cột sống là một phương pháp chữa trị theo y học dân gian đã được Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *