Giãn dây chằng lưng là một trong những triệu chứng gây ra những cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng cho nhiều người, đôi khi khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy thì nguyên nhân gì gây giãn dây chằng lưng? Bị giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị? Thời gian hồi phục là bao lâu? Nội dung dưới đây sẽ là câu trả lời cho tất cả.
Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng
Dây chằng lưng là các sợi tổng hợp collagen dai, dài và cứng. Đối với các sợi collagen này, nhiệm vụ chính của chúng chính là kết nối với các khớp, các đốt sống đảm bảo cố định mọi thứ ở trong mức có thể kiểm soát, gián tiếp kiểm soát một số hoạt động của cơ thể.
Dù với tính chất dai và cứng là vậy, nhưng đôi khi dây chằng lưng vẫn bị giãn hay tổn thương nhất định gây đau lưng. Nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng ấy có thể kể ra như:
- Chấn thương có tổn thương dây chằng lưng: Đối với những chấn thương trực tiếp hoặc thậm chí là gián tiếp như tai nạn, té, ngã hay bất cứ tác động ngoại lực nào khác tương tự có tác động nhất định đối với vị trí vùng lưng. Điều đó khiến cho nguy cơ dây chằng bị giãn, kéo dài hay tổn thương là rất cao.
- Chơi thể thao với cường độ cao hay vận động sai tư thế là những nguyên nhân tiếp theo làm giãn dây chằng lưng. Điều này đã được các chuyên gia khẳng định rất có khả năng xảy ra, nhất là những người hay làm công việc nặng nhọc và thậm chí là cả các vận động viên thể thao nếu họ không thực hiện chế độ luyện tập đúng đắn.
- Tuổi tác là nguyên nhân cuối khiến cho sợi dây chằng bị giãn ra. Lý do là bởi tuổi tác quá cao sự săn chắc hay dẻo dai của các bộ phận cơ, xương khớp không còn được như trước. bời vì không có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho chúng, và trong đó bảo hàm cả dây chằng lưng.
Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Như đã có nói, dây chằng lưng là bộ phận kết nối và giữ các cơ, khớp, đốt sống lưng ở một vị trí nhất định có thể kiểm soát và gián tiếp điều khiến hoạt động cơ thể. Vì vậy nên, một khi dây chằng lưng chịu tác động và khiến chúng giãn đi thì tùy theo mức độ mà có những nguy hiểm nhất định, cụ thể hơn:
Nếu ở mức độ nhẹ, cơn đau thoáng qua, nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau là có thể khỏi và không tái phát nữa thì mức độ nguy hiểm không cao. Nhưng người bệnh phải chú ý giữ gìn sức khỏe nhiều hơn.
Còn nếu ở mức độ cao, cơn đau diễn ra mạnh mẽ, tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, thậm chí là đi lại. Lúc này, người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị thích hợp. Nếu không, e là dây chằng sẽ tổn thương nhiều hơn và thậm chí là đứt dây chằng. Và một khi dây chằng lưng bị đứa, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác là rất cao như thoát vị đĩa đệm chẳng hạn.
Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao?
Đối với những người bị giãn dây chằng lưng, phương pháp điều trị hoàn toàn có và phải phụ thuộc vào mức độ, cũng như quá trình, nguyên nhân dẫn đến dây chằng lưng bị giãn, chi tiết các phương pháp ấy như sau:
Nghỉ ngơi nhiều
Đối với những người vừa bị tai nạn hoặc vì một việc gì đó mà tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng lưng. Khi ấy, người này nên phải nằm nghỉ ngơi trong một thời gian để tránh vận động tiếp. Điều này là để bảo đảm dây chằng nếu có tổn thương vẫn có thời gian hồi phục, tránh dẫn đến những hậu quả khác.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp hữu hiệu trong việc giảm sưng và đau cho người bị giãn dây chằng lưng. Bạn có thể thực hiện việc này đơn giản tại nhà với một túi nước đá hoặc một gel lạnh thích hợp. Tuy nhiên, đảm bảo thời gian chườm và không gây ra những tổn thương khác do chườm lạnh quá lâu.
Đó là đối với mức độ tổn thương dây chằng nhẹ, còn đối với những cơn đau nhiều hơn và nghi ngờ tổn thương dây chằng nhiều hơn, người bị bệnh phải đến các cơ sở y tế được cấp phép hẳn hoi để các bác sĩ thăm khám, thực hiện những cận lâm sàng cần thiết và đưa ra phương hướng chăm sóc, điều trị.
Trong những phương hướng đấy chính là sử dụng thuốc, các y bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tổn thương của dây chằng mà đưa ra các toa thuốc giảm đau, kháng viêm hay chữa trị, bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho dây chằng.
Ngoài thuốc ra, trị liệu bằng các phương pháp như massage, xoa bóp hay thư giãn với yoga cũng là những cách hữu hiệu trong việc giảm bớt cơn đau ở dây chằng và làm dây chằng phục hồi chức năng như trước.
Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?
Thật ra để nói chính xác thời gian hồi phục của người bị giãn dây chằng lưng e là rất khó. Bởi lẽ rằng: Tùy theo cơ địa mỗi người, tình trạng dây chằng và chế độ nghỉ ngơi, mức độ điều trị,…. Tất cả những yếu tố đó quyết định thời gian cho một người bị giãn dây chằng lưng có thể hồi phục là bao lâu.
Đối với những người bị ở mức độ nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng trong thời gian hợp lý, tự động dây chằng có thể hồi phục lại như ban đầu. Ngược lại đối với những trường hợp bị giãn dây chằng ở mức nặng và sử dụng nhiều phương pháp chữa trị, và nếu đặt trường hợp mọi thứ đều tốt, có thể bệnh sẽ khỏi trong ít nhất là 1 đến 2 tháng hoặc chênh lệch đôi chút.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia chia sẻ: Đối với những căn bệnh hoặc những tổn thương có liên quan đến hệ thống dây chằng, cơ, xương và khớp,… người bệnh nên có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe và cũng là để cho các cơ quan này hồi phục. Đặc biệt là phải tránh làm công việc nặng, ngay cả khi vừa khỏi bệnh cũng nên hạn chế thực hiện những công việc dùng sức hay có sự ảnh hưởng nhiều đến vùng lưng, cột sống. Điều này thực sự không nên vì nó không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Có thể bạn muốn biết:
- Đau nhói sau lưng bên trái sau tim và bên phải nguyên nhân do đâu
- Đau cơ lưng kéo dài là bị làm sao? Phải làm gì để chữa trị
- Đau lưng mỏi gối khỏi hẳn nhờ thuốc đặc trị
- Đau lưng thận là như thế nào? 6 bước chữa hiệu quả
Và đó cũng chính là những điều cuối cùng mà bài viết với chủ đề giãn dây chằng lưng muốn chia sẻ cùng các bạn. Mong rằng, với những kiến thức thiết yếu này có thể giúp ích được cho mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là giúp ích được cho những người đang chịu những cơn đau của việc giãn dây chằng lưng hiểu rõ hơn về căn bệnh của mình.
Cập nhật mới nhất vào ngày 20 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23